Cảnh báo tình trạng ngộ độc thuốc đã cấm sử dụng

Người dân cần cảnh giác và tránh xa các lời quảng cáo, chào mời từ các loại sản phẩm thuốc y học cổ truyền, các thực phẩm chức năng, hay các thuốc không đảm bảo về nguồn gốc (không có các thông tin đầy đủ rõ ràng về giấy phép do Bộ Y tế cấp).
Cảnh báo người tiêu dùng khi mua pháo hoa dịp Tết 2023 Cảnh báo về thuốc lá giả mạo nhãn hiệu SAIGON, DEMI Cảnh báo về hành vi lừa đảo bán hàng online thuốc Hoạt huyết dưỡng não Cảnh báo lừa đảo doanh nghiệp tại Mali

Ngày 28/1, Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) tiếp nhận bệnh nhân nam 63 tuổi, ở Thanh Trì, Hà Nội trong tình trạng đau bụng, khó thở, nhiễm toan chuyển hóa nặng.

Sau gần 20 ngày uống thuốc Nam điều trị đái tháo đường dạng viên được người quen giới thiệu, với giá 10 triệu đồng cho 20 gói, bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn ói và phải nhập viện.

Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường. Sau khi nghe quảng cáo, giới thiệu từ người quen, bệnh nhân đã mua một loại thuốc Nam dạng viên, với giá 10 triệu đồng cho 20 gói. Sau khi sử dụng thuốc trên được gần 20 ngày, bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn ói và được đưa đến BV Bạch Mai.

Cảnh báo ngộ độc thuốc chữa đái tháo đường đã bị cấm sử dụng - Ảnh 1.

Mẫu thuốc chữa đái tháo đường bệnh nhân đã sử dụng - Ảnh: VGP/TD

Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân đã cải thiện rất nhiều.

Kết quả xét nghiệm viên thuốc bệnh nhân uống cho thấy, có thành phần phenformin. Đây là loại thuốc chữa đái tháo đường cũ, vì độc tính rất cao, gây tử vong cho nhiều người, nên thế giới đã thu hồi và cấm sử dụng từ những năm 1970.

Tuy nhiên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, một số người đã trộn loại chất bị cấm này vào các thuốc chữa đái tháo đường "dởm" mạo danh các thuốc y học cổ truyền, thuốc Nam, thực phẩm chức năng để bán ra thị trường và gây ngộ độc.

Cảnh báo tình trạng ngộ độc thuốc đã cấm sử dụng

Cũng theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, ở Việt Nam, những năm gần đây đã gặp nhiều trường hợp ngộ độc nặng và tử vong. Tình trạng ngộ độc hiện nay thường xuất hiện thêm các biểu hiện nhiễm toan chuyển hóa, nồng độ lactat trong máu cao, tụt huyết áp, rất dễ nhầm lẫn với sốc nhiễm khuẩn, suy gan... nên hay bị bỏ sót. Và với tình trạng ngộ độc nói trên, ngay cả khi được khi điều trị tích cực, tỉ lệ tử vong cũng rất cao.

Giám đốc Trung tâm Chống độc khuyến cáo, người dân khi bị bệnh cần đi khám ở các cơ sở y tế để được xác định bệnh và kê đơn thuốc phù hợp, an toàn.

Người dân cần cảnh giác và tránh xa các lời quảng cáo, chào mời từ các loại sản phẩm thuốc y học cổ truyền, các thực phẩm chức năng, hay các thuốc không đảm bảo về nguồn gốc (không có các thông tin đầy đủ rõ ràng về giấy phép do Bộ Y tế cấp).

Khi nghi bị ngộ độc hoặc phản ứng bất lợi do một loại sản phẩm thuốc, hoặc thực phẩm chức năng, người bệnh cần giữ lại tất cả các mẫu vật còn lại, cùng các thông tin liên quan để có thể chuyển cho các cơ quan chức năng, hoặc BV tuyến cuối kiểm tra, xét nghiệm để xác minh và có các biện pháp ngăn chặn ngộ độc tiếp tục xảy ra với người khác.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh báo gần 20 loại thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật

Cảnh báo gần 20 loại thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo nhiều loại thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật, được rao bán trên các website nổi tiếng.
Xử phạt hình sự cá nhân, pháp nhân làm giả nhãn hiệu BIA SAIGON

Xử phạt hình sự cá nhân, pháp nhân làm giả nhãn hiệu BIA SAIGON

Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định, nhãn hiệu “BIA SAIGON” đủ điều kiện là nhãn hiệu nổi tiếng và tuyên phạt các bị cáo, pháp nhân sản xuất sản phẩm giả mạo nhãn hiệu SABECO hàng tỷ đồng.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tạo động lực quan trọng cho nền kinh tế phát triển ổn định

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tạo động lực quan trọng cho nền kinh tế phát triển ổn định

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3) được tổ chức hàng năm nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội.
Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023

Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023

Ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, “Tháng hành động” năm 2023 là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm...
EVN hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

EVN hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tham gia chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” diễn ra từ ngày 11 - 12/03/2023 nhằm hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023.
Chuỗi hoạt động hưởng ứng "Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2023"

Chuỗi hoạt động hưởng ứng "Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2023"

Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội sẽ phối hợp tổ chức chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam - 15 tháng 3 năm 2023, với chủ đề “Thông tin minh bạch – Tiêu dùng an toàn”.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận