Chuyển đổi số: Cơ hội nâng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics

Thị trường logistics của Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng rất phân tán. Chính vì vậy, để tạo sức bật cho lĩnh vực này cần có những chính sách hấp dẫn, thu hút sự đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp.
Phát triển ngành logistics không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành Công Thương Diễn đàn Logistics Việt Nam 2021: Ưu tiên phát triển nhân lực và tập đoàn logistics Chi phí logistics tăng, hồ tiêu Việt Nam có nguy cơ mất thị trường chính

Đây là nội dung chính tại Hội thảo: "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics" do Báo Công Thương phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương) và Bộ Giao thông vận tải tổ chức sáng nay (28/4), tại Hà Nội.

Doanh nghiệp logistics bị hạn chế về “sân chơi”

Dẫn số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện 90% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

"Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về “sân chơi", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Chuyển đổi số: Cơ hội nâng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về “sân chơi"

Không những vậy, số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp logistiscs Việt Nam cũng cho biết, hiện nay, số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tích hợp (3PL: cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng) và 4PL (cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối) tại Việt Nam còn hạn chế.

Tỷ trọng các doanh nghiệp 3PL, 4PL mới chỉ chiếm 16% tổng số doanh nghiệp trong ngành logistics (báo cáo logistics Việt Nam 2019), tuy nhiên, miếng bánh này lại nằm chủ yếu trong tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Vì vậy, theo đại diện các doanh nghiệp, Việt Nam có chi phí logistics cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Điều này tạo rào cản cho năng lực cạnh tranh trên thị trường củaViệt Nam.

Trong nhiều khó khăn, vướng mắc, theo ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, giá nhiên liệu tăng đột biến trong năm 2022 (tăng khoảng 33% so với giá trung bình 2021) ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp.

Hơn nữa, về thủ tục của các cơ quan hữu quan còn chưa tạo điều kiện thuận lợi như việc kiểm soát hàng quá cảnh qua các cửa khẩu, gây khó khăn cho các hãng tàu, khách hàng...

Đơn cử, tỷ lệ kiểm hóa tăng cao, thời gian kiểm hóa lâu phát sinh phí lưu cont cho khách hàng, chậm giao nguyên liệu vào sản xuất. Một số mặt hàng là quá cảnh nhưng chịu qui trình thủ tục như hàng xuất nhập khẩu và thị trường nội địa như: giấy phép con về kiểm dịch, giấy phép con xin quota, ... đặc biệt thời gian dịch bệnh quy trình xử lý thủ tục còn rườm rà.

Ngoài ra, hệ thống giao thông đường bộ phát triển chưa đồng bộ, triển khai chưa đúng tiến độ, như chưa khép kín vành đai 2, xây dựng vành đai 3, 4, tuyến đường cao tốc Đồng Nai-Vũng Tàu, kết nối các khu công nghiệp, các tỉnh với hệ thống cảng biển.

Chuyển đổi số: Cơ hội nâng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics
Tại Hội thảo, nhiều doanh nghiệp cho biết, chuyển đổi số sẽ là cơ hội giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực, mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí, tăng thêm năng lực ứng phó với các khủng hoảng, biến cố của thị trường

Còn theo bà Phạm Thị Lan Hương, đại diện Công ty Vinafco, trong mảng 3PL, hầu hết các doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam và chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu so với các doanh nghiệp nội địa (doanh nghiệp ngoại chiếm 75% thị phần còn lại 25% là của doanh nghiệp Việt Nam).

Với thực tế này, cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp việt Nam về cạnh tranh, chất lượng dịch vụ và cả ứng dụng công nghệ thông tin cũng như nguồn nhân lực.

Kết nối để nâng cao năng lực cạnh tranh

Với vị trí địa lý đặc biệt, dịch vụ logistics được xác định là một ngành quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Tại Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên...

“Quyết định 221 cũng đặt ra 6 nhóm nhiệm vụ chính mà các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội cần thực hiện để đạt được mục tiêu nêu trên. Trong đó, nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ là 1 trong 6 nhóm nhiệm vụ chính mà Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra,” Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu rõ.

Để tạo ra nhiều đột phá, theo đại diện Công ty cổ phần KARGO 365, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực, mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí, tăng thêm năng lực ứng phó với các khủng hoảng, biến cố của thị trường.

Hơn nữa, chuyển đổi số giúp xóa đi khoảng cách giữa các bộ phận trong một doanh nghiệp vì khi áp dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp đã tạo ra một nền tảng kết nối được tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Từ đó nâng cao năng suất lao động của nhân viên, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phục vụ khách hàng tốt hơn.

Tại hội thảo, các ý kiến của hiệp hội và doanh nghiệp cũng cho rằng, trong thời gian tới, ngành logistics cần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực logistics chất lượng cao có đầy đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu công việc, phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đặc biệt là trong môi trường làm việc quốc tế.

Các đơn vị phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa phương thức quản lý và vận hành, sử dụng hệ thống phần mềm, nền tảng tối ưu hóa logistics nhằm cắt giảm chi phí logistics, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động liên doanh, liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics với nhau và với doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và cải thiện năng lực cung cấp dịch vụ logistics.

Đặc biệt, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập; xây dựng giải pháp, chiến lược trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp, khả năng chống chịu, thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường, quyết tâm mở rộng phạm vi kinh doanh ra các thị trường bên ngoài Việt Nam.

Chuyển đổi số: Cơ hội nâng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics
Công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021

Trong khuôn khổ Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics”, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021.

Tiếp nối những kết quả đạt được từ Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, năm 2021 là năm thứ 6 liên tiếp Bộ Công Thương biên soạn và xuất bản cuốn Báo cáo này.

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ FTA và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu cung những phân tích và dự báo cho thời kỳ tiếp theo.

Báo cáo Xuất nhập khẩu trong những năm qua đã cung cấp thong tin minh bạch, có hệ thống được các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghiên cứu và đào tạo quan tâm, tín nhiệm, đánh giá cao.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá xăng dầu tiếp tục giảm đồng loạt, RON 95 về mức 20.520 đồng/lít

Giá xăng dầu tiếp tục giảm đồng loạt, RON 95 về mức 20.520 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (21/11) được điều chỉnh giảm lần thứ 2 liên tiếp, trừ dầu mazut tăng nhẹ. Trong đó, giá xăng RON 95 hạ về mức 20.520 đồng/lít.
Đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 5

Đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 5

Đối thoại An ninh Năng lượng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 5 và các sự kiện bên lề đã diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 11 năm 2024 tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Đây là sự kiện thường niên được tổ chức luân phiên giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kể từ năm 2018.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý và người lao động công tác tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Công Thương - những người mang sứ mệnh “trồng người” vẻ vang và cao cả lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Tạp chí QLTT xin đăng tải toàn văn Thư chúc mừng của Bộ trưởng:
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Mỹ

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Mỹ

Ngày 18/11, theo giờ địa phương tại thành phố Rio de Janeiro - Brazil, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại và Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực thị trường châu Mỹ.
Bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng trong việc cung cấp năng lượngphục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; cụ thể là cần phải xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống và cung cấp điện như thế nào để sát với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng với điều kiện an toàn, ổn định.
Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, ngày 29 tháng 10 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 8645/BCT-CT yêu cầu các Đơn vị thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024

Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (14.11) được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá xăng RON95 giảm về mức 20.600 đồng/lít.
Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận