Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành chế biến thực phẩm

Dư địa cho xuất khẩu thực phẩm, thực phẩm chế biến của Việt Nam vào các thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương còn rất lớn. Tuy nhiên, để chinh phục được các thị trường này cần chú trọng đến tính bền vững cũng như nắm bắt những thay đổi thị hiếu tiêu dùng.
Việt Nam - Ấn Độ thúc đẩy hợp tác về nông sản và chế biến thực phẩm Tạm giữ 700 kg nầm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về đóng gói, nhựa, chế biến thực phẩm và in ấn tại khu vực Tây Phi Việt Nam - Nhật Bản xây dựng chuỗi liên kết bền vững trong chế biến thực phẩm

Cơ hội lớn để mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế phát triển nông nghiệp, nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đồng thời, rất nhiều ngành trong lĩnh vực này đã đóng góp hơn 1 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu hằng năm, đặc biệt như thủy sản đã đóng góp hơn 10 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Song, mới đây, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, dù tình hình thế giới đã có những phục hồi tích cực, tuy vậy, ngành chế biến thực phẩm được dự báo sẽ tiếp tục gặp những trở ngại về mặt vĩ mô và môi trường kinh doanh trong năm 2023. Cụ thể, những cú sốc về chuỗi cung ứng tại các thị trường xuất khẩu làm giá nguyên, nhiên, vật liệu, giá cước vận chuyển tăng cao khiến giá thành hàng hóa ở mức cao, nhu cầu tiêu giảm, ảnh hưởng sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành chế biến thực phẩm
Ngành chế biến thực phẩm được dự báo sẽ tiếp tục gặp những trở ngại về mặt vĩ mô và môi trường kinh doanh trong năm 2023

Mặc dù vậy, với xu hướng hội nhập của đất nước, ngành chế biến thực phẩm có cơ hội lớn để mở rộng và đa dạng quan hệ hợp tác với các nước để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Đồng thời, các hiệp định thương mại tự do (FTA) tiếp tục thực thi lộ trình cắt giảm thuế quan cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển, tăng cường cơ hội xuất khẩu. Đặc biệt, thị trường tỷ dân Trung Quốc đã mở cửa trở lại sẽ thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm chế biến.

Dù sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường xuất khẩu, song Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú thẳng thắn nhìn nhận, các mặt hàng nông, lâm thủy sản của Việt Nam phần nhiều vẫn xuất khẩu chủ yếu sản phẩm thô và qua đường tiểu ngạch. Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam vẫn đang phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực ASEAN, châu Á hay của chính khách hàng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam là Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các thị trường nhập khẩu và tiêu thụ điều hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc... ngày càng gia tăng yêu cầu về tính bền vững đối với sản phẩm bao gồm các khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Chú trọng tính bền vững

Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 2/2023” với chủ đề cơ hội xuất khẩu thực phẩm chế biến vào thị trường châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi diễn ra hôm 28/2, các chuyên gia cho rằng, dư địa cho xuất khẩu thực phẩm, thực phẩm chế biến của Việt Nam vào các thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương còn rất lớn. Tuy nhiên, để chinh phục được các thị trường này cần chú trọng đến tính bền vững cũng như nắm bắt những thay đổi thị hiếu tiêu dùng.

Cụ thể, chia sẻ về thị trường Algeria, ông Hoàng Đức Nhuận - Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Algeria thông tin, mặc dù Chính phủ Algeria thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu với những mặt hàng trong nước có thể sản xuất, nhưng nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam vẫn có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này, như cà phê chưa rang xay, tiêu, gia vị, hạt điều, cá basa, cá ngừ, sữa bột .

“Do Algeria là quốc gia Hồi giáo, vì vậy chứng chỉ Halal là điều điều kiện cần để hàng hoá có thể nhập khẩu vào thị trường này. Đối tác Algeria ưu tiên tiếp xúc trực tiến và có nhu cầu cao với hàng hoá có giá cả vừa phải. Doanh nghiệp xuất trong nước lưu ý các yếu tố này khi xuất khẩu hàng hoá sang Algeria”, ông Hoàng Đức nhuận lưu ý.

Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành chế biến thực phẩm
Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành chế biến thực phẩm

Liên quan đến các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, ông Nguyễn Phú Hoà - Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng cho biết, thời gian qua nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất hiện trên thị trường Australia như tôm, cá tra, ba sa đã được sơ chế, chế biến được bán với số lượng lớn. Tuy nhiên, Australia có tiêu chuẩn nghiêm ngặt với các mặt hàng thực phẩm chế biến; bao bì sản phẩm chú trọng đến yếu tố môi trường; xuất xứ hàng hoá cũng phải được ghi rõ ràng và nổi bật trên bao bì sản phẩm.

Đối với doanh nghiệp đang có đơn hàng chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Úc cần đảm bảo việc hàng hóa đã đáp ứng các điều kiện nhập khẩu an toàn sinh học và chuẩn bị đầy đủ tài liệu nhập khẩu tối thiểu theo quy định của Australia; đảm bảo các thùng chứa hàng hóa và thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ đúng yêu cầu, sạch sẽ để hạn chế các rủi ro sẽ ảnh hưởng tới tiến độ kiểm tra hàng hóa.

Để hỗ trợ tăng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Australia, Thương vụ Việt Nam ở nước sở tại đang và tiếp tục nỗ lực tăng sự hiện diện của gian hàng Việt Nam tại các hội chợ tại Australia. Thực hiện các chương trình tăng trải nghiệm của người tiêu dùng Australia với hàng Việt Nam. Đưa hàng Việt Nam tới các bang xa.

“Doanh nghiệp trong nước gửi hàng mẫu trưng bày tại khu vực trưng bày hàng hoá Việt Nam tại Australia nhằm tăng tính nhận diện và quảng bá cho hàng Việt”-ông Nguyễn Phú Hoà đề xuất.

Trong khi đó, tại thị trường Malaysia, ông Lê Phú Cường - Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Malaysia thông tin, có nhiều cơ hội cho thực phẩm chế biến của Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang Malaysia. Nguyên do thiếu hụt nguồn cung nội địa của Malaysia; hình thức bán lẻ của nước sở tại phát triển ngày một nhanh; thu nhập khả dụng của người dân có xu hướng cao, yêu cầu với sản phẩm chất lượng cao; người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Malaysia lớn là kênh quảng bá và tiêu thụ tốt mặt hàng thực phẩm chế biến.

Tuy nhiên, cũng như các quốc gia hồi giáo khác, thị trường Malaysia yêu cầu chúng chỉ Halal với sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, quy trình này khá phức tạp và tốn kém cho doanh nghiệp. Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia xác định phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá đến từ Trung Quốc, Australia… “Thương vụ Việt Nam tại Malaysia sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước sở tại”, ông Lê Phú Cường cam kết.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sửa đổi một số điều về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AKFTA

Sửa đổi một số điều về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AKFTA

Nhằm thực thi Nghị định thư thứ 3 sửa đổi một số điều khoản về Quy tắc xuất xứ và Thuế quan của Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 150/NQ-CP ngày 22/9/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014.
TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án đầu tư nước ngoài mới

TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án đầu tư nước ngoài mới

Trong 03 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu, tuy nhiên, xét về số dự án, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 38,4%), điều chỉnh vốn (chiếm 17,3%) và GVMCP (chiếm 72,7%).
Cần có giải pháp tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép

Cần có giải pháp tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép

Mới đây, 7 doanh nghiệp thép và tôn mạ đã có văn bản kiến nghị cơ quan chức năng cần tìm ra giải pháp đồng bộ từ để hài hòa, tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép trước thông tin Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC).
Phê duyệt Hiệp định hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Belarus

Phê duyệt Hiệp định hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Belarus

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 36/NQ-CP phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Belarus về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục (Hiệp định).
Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Chiều 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-Aho đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Nâng thuế chống bán phá giá, cá tra Việt Nam vẫn có tín hiệu tích cực tại thị trường Mỹ

Nâng thuế chống bán phá giá, cá tra Việt Nam vẫn có tín hiệu tích cực tại thị trường Mỹ

Mới đây, Mỹ đã nâng nhẹ thuế chống bán phá giá đối với cá tra xuất khẩu của một số doanh nghiệp Việt Nam so với mức sơ bộ ban hành vào tháng 9/2023.
Thực thi quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc

Thực thi quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc

Tại Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018, 14% tổng số dòng thuế còn lại giảm thuế về 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm 2021) và cắt giảm một phần thuế suất vào 2021 hoặc giữ nguyên thuế suất MFN.
Hội nghị các Tham tán thương mại Châu Á và Châu Đại dương tại Áo

Hội nghị các Tham tán thương mại Châu Á và Châu Đại dương tại Áo

Ngày 13 tháng 3 năm 2024, Phòng Kinh tế Liên bang Áo (WKÖ) phối hợp với Bộ Kinh tế và Lao động Liên bang Áo (BMAW) đã tổ chức một buổi gặp gỡ Tham tán Thương mại, Kinh tế của Đại sứ quán các nước trong khu vực Châu Á - Châu Đại dương có trụ sở tại Áo.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công từ mã độc tống tiền

Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công từ mã độc tống tiền

Tết Hàn thực và món ăn truyền thống: bánh trôi, bánh chay

Tết Hàn thực và món ăn truyền thống: bánh trôi, bánh chay

Ngày Quốc tế về Du hành Không gian có Người (12/4)

Ngày Quốc tế về Du hành Không gian có Người (12/4)

Ngày Valentine đen 14/4 - ngày độc thân vui vẻ

Ngày Valentine đen 14/4 - ngày độc thân vui vẻ

Sắp tổng kiểm kê tài sản công trên quy mô cả nước

Sắp tổng kiểm kê tài sản công trên quy mô cả nước

Chiêu thức lừa đảo cũ với một loạt nạn nhân mới

Chiêu thức lừa đảo cũ với một loạt nạn nhân mới

Làm sâu sắc quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Làm sâu sắc quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc