Dior gây chấn động: Mua túi 1,4 triệu đồng, bán tới gần 70 triệu đồng

Hãng thời trang xa xỉ Dior đang đối mặt với cuộc điều tra sau khi xuất hiện thông tin chấn động về giá thành của các túi xa xỉ dành cho người giàu. Đây là cuộc điều tra lớn tại Ý về việc các công ty thời trang lớn hợp tác với các nhà thầu phụ có điều kiện làm việc tồi tệ.

* View ảo, trốn thuế, phát biểu liều, Trung Quốc kiểm soát livestream thế nào?

Theo Reuters, một tòa án Milan (Ý) đã áp lệnh công ty Manufactures Dior SRL - thuộc sở hữu của Christian Dior Italia SRL, dưới quyền quản lý của các cơ quan tư pháp trong một năm sau khi các công tố viên cáo buộc rằng công ty này chủ yếu tuyển dụng những người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Quốc và Philippines. Đây là quyết định thứ ba trong năm nay của tòa án Milan về việc giám sát các công ty thời trang lớn liên quan đến vi phạm sử dụng lao động.

Cuộc điều tra tập trung vào 4 nhà cung cấp nhỏ tại khu vực xung quanh Milan, đó là Pelletteria Elisabetta Yang SRL, New Leather Italy SRLS, AZ Operations SRLS, và Davide Albertario Milano SRL. Với tổng cộng 32 nhân viên, trong đó có 2 người nhập cư bất hợp pháp và 7 người không có giấy tờ hợp lệ. Các công nhân này phải làm việc trong điều kiện vệ sinh và sức khỏe kém, bị buộc phải ngủ tại nơi làm việc để sẵn sàng lao động 24 giờ mỗi ngày.

Dior gây chấn động: Mua túi 1,4 triệu đồng, bán tới gần 70 triệu đồng ảnh 1

Những chiếc túi hiệu Dior giá rẻ được bán ra thị trường với giá thành cao ngất ngưởng.

Dữ liệu cho thấy các chu kỳ sản xuất liên tục ngày đêm, kể cả trong các ngày lễ. Các nhà thầu đã giảm chi phí sản xuất bằng cách loại bỏ các thiết bị an toàn khỏi máy móc để tăng tốc độ sản xuất và 1 chiếc túi Dior chỉ 53 euro (khoảng 1,4 triệu đồng). Trong khi đó, những chiếc túi này được bán lẻ trong các cửa hàng Dior với giá lên tới 2.600 euro (gần 70 triệu đồng).

Vụ việc đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với thương hiệu nổi tiếng Dior, do Delphine Arnault đảm nhận vai trò Chủ tịch và CEO của Dior. Cô là con gái lớn của Bernard Arnault - người sáng lập và điều hành đế chế LVMH, được xem là một trong những người giàu có nhất trên thế giới.

Về mặt pháp lý, toà án không điều tra trực tiếp tới Dior mà đối với các công ty cung cấp của thương hiệu này. Đại diện của LVMH - Tập đoàn mẹ của Dior không đưa ra bất kỳ bình luận gì về sự việc này.

Cổ phiếu của LVMH đã giảm 2,2% sau tin tức về quyết định của tòa án vào ngày 10/6 và tiếp tục giảm thêm vào sáng ngày 11/6.

Việc sử dụng lao động bất hợp pháp không phải là vấn đề mới đối với ngành công nghiệp thời trang. Trước đó, thương hiệu Giorgio Armani cũng đã bị tòa án Milan điều tra vì các vấn đề tương tự tại các nhà máy sản xuất của họ.

Sự việc này cũng phản ánh một vấn đề lớn trong ngành công nghiệp thời trang toàn cầu, khi nhiều thương hiệu cố gắng cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng lao động rẻ bất hợp pháp, dẫn đến ảnh hưởng danh tiếng và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Theo Tiền Phong

Cùng chuyên mục

Tin khác

Indonesia cân nhắc mua công ty gạo Campuchia để tăng nguồn cung

Indonesia cân nhắc mua công ty gạo Campuchia để tăng nguồn cung

Các chuyên gia đánh giá, kế hoạch gần đây của Indonesia nhằm mua lại công ty gạo Campuchia để tăng cường nguồn cung, có thể gặp trở ngại.
Shopee thừa nhận vi phạm luật độc quyền ở Indonesia

Shopee thừa nhận vi phạm luật độc quyền ở Indonesia

Cơ quan chống độc quyền của Indonesia cho biết Công ty thương mại điện tử Shopee thừa nhận đã vi phạm quy định độc quyền đối với dịch vụ chuyển phát nhanh ở Indonesia.
Apple đối mặt khoản phạt kỷ lục 38,3 tỷ USD từ Liên minh Châu Âu

Apple đối mặt khoản phạt kỷ lục 38,3 tỷ USD từ Liên minh Châu Âu

Ngày 24/6, Liên minh Châu Âu (EU) đã cáo buộc Apple vi phạm Đạo luật về Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của EU, dẫn đến việc Apple có thể phải đối mặt với khoản phạt kỷ lục lên tới 38,3 tỷ USD.
Phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Anh và Bắc Ireland

Phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Anh và Bắc Ireland

Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, sáng 25/6, với 459/460 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết Phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Philippines quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo

Philippines quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo

Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos, JR., ngày 20 tháng 6 năm 2024, trên cơ sở thẩm quyền được trao theo quy định của pháp luật và căn cứ đề xuất của các cơ quan liên quan, đã ban hành Sắc lệnh số 62, theo đó sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng. Đối với mặt hàng gạo, thuế nhập khẩu từ mức 35% sẽ cắt giảm xuống còn 15%, thời gian áp dụng tới năm 2028.
India Post: Cảnh báo lừa đảo thông qua các kênh liên kết trả lại hàng cho bưu điện

India Post: Cảnh báo lừa đảo thông qua các kênh liên kết trả lại hàng cho bưu điện

Mới đây, PIB Fact Check - trang thông tin chuyên đăng tải về các hình thức lừa đảo - đã đưa ra lời cảnh báo về một thủ đoạn mới hết sức tinh vi, liên quan tới dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Bưu điện Ấn Độ (Indian Post).
Thị trường hàng hoá sôi động trở lại sau nghỉ lễ của Mỹ

Thị trường hàng hoá sôi động trở lại sau nghỉ lễ của Mỹ

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa phiên giao dịch 20/6, thị trường hàng hoá biến động trái chiều sau ngày nghỉ lễ của Mỹ.
FAO dự báo sản lượng gạo Việt Nam sẽ sụt giảm trong niên vụ 2024 - 2025

FAO dự báo sản lượng gạo Việt Nam sẽ sụt giảm trong niên vụ 2024 - 2025

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) vừa đưa ra dự báo, sản lượng gạo Việt Nam trong vụ 2024-2025 sẽ đạt khoảng 27,8 triệu tấn, giảm 1,4% so với niên vụ trước.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận