Doanh nghiệp khai thác có hiệu quả Hiệp định CPTPP sau 3 năm thực thi

Kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam đã rất nhanh nhạy, đi tắt đón đầu, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường mới này. Kết quả, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP trong 3 năm qua liên tục duy trì ở mức 2 con số.
Đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền về Hiệp định CPTPP tới cộng đồng doanh nghiệp Xuất khẩu cá tra sang các nước CPTPP tăng 123% Thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP giảm từ 8,3% xuống 3,6% trong 5 năm Hiệp định CPTPP - "trợ lực" thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Australia

Tại “Hội nghị tổng kết 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP với chủ đề Tận dụng ưu thế của người đi đầu” do Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) và Tạp chí Công Thương phối hợp tổ chức ngày 26/12, ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Hiệp định CPTPP đã trải qua 3 năm thực thi với nhiều kết quả tích cực. Cơ hội đến từ thị trường các nước thành viên CPTPP vẫn còn rất lớn, dư địa để khai thác thị trường trong CPTPP còn nhiều. Điều này được minh chứng bằng việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP trong 3 năm qua liên tục duy trì ở mức 2 con số.

Theo đó, trong 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước Thành viên CTPPP đạt 88,1 tỷ USD, tăng khoảng 19,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên CPTPP đạt 45,1 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu từ các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 43 tỷ USD, tăng khoảng 16,26% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp khai thác có hiệu quả Hiệp định CPTPP sau 3 năm thực thi
Ông Lương Hoàng Thái cho biết, các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả Hiệp định CPTPP sau 3 năm thực thi

Xuất nhập khẩu sang thị trường các nước đối tác mà Việt Nam chưa có FTA trước đó gồm Canada và Mexico đã có kim ngạch tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, trong 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Canada đạt khoảng 6 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Mexico đạt khoảng 4,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Để có kết quả tích cực, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành đã chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp bao gồm: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi Hiệp định CPTPP; Tăng cường phổ biến, tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; Tích cực trao đổi với các nước Thành viên CPTPP để kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng chủ động phối hợp với các Bộ, ngành và với các nước Thành viên trong trao đổi về việc mở rộng Hiệp định CPTPP khi thời gian gần đây, một số nền kinh tế đã chính thức nộp đơn xin gia nhập bao gồm: Vương quốc Anh, Trung Quốc, Đài Loan, Ecuador, Costa Rica và Uruguay.

Là 1 trong những ngành xuất dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước về ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, 9 tháng năm 2022, ngành điện tử tiếp tục đạt giá trị xuất khẩu tuyệt đối, gần 87 tỷ USD, xuất siêu 12,5 tỷ USD trong bối cảnh cả nước xuất siêu 6,5 tỷ USD.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam – cho biết, ngành điện tử xuất siêu sang các thị trường mục tiêu của CPTPP, tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất nằm ở thị trường Mỹ, thứ nhì là Trung Quốc, Hàn Quốc và sau đó là các quốc gia khác, trong đó có các quốc gia thuộc CPTPP và khu vực châu Mỹ, như là Canada, Chile, Peru. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành điện tử không phải là doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp trong nước trực tiếp xuất khẩu, mà chủ yếu xuất thông qua chuỗi cung ứng của ngành điện tử.

Là doanh nghiệp có hệ sinh thái khá toàn diện và lợi thế ở lĩnh vực Nông nghiệp - Thực phẩm, Tập đoàn PAN và các đơn vị thành viên đã “phủ” xuất khẩu lên tới hơn 30 thị trường, trong đó có các thị trường lớn trong CPTPP như Nhật Bản, Úc, Canada,… Chia sẻ về việc tận dụng hiệu quả CPTPP của doanh nghiệp, ông Nguyễn Hồng Hiệp - Giám đốc Khối Nội chính - Truyền thông - Đối ngoại, Tập đoàn PAN – cho biết, hiện nay, Nhật Bản đang chiếm tỷ trọng khoảng 1/3 doanh số xuất khẩu của PAN. Canada cũng đang gia tăng nhập khẩu thủy sản, hạt điều của PAN. Trong khi đó, Australia ngoài các sản phẩm liên quan tới hạt, thủy sản, PAN cũng đã đưa vào thị trường các sản phẩm như gạo, trong đó có cả gạo trắng và thực phẩm chức năng.

Việc Việt Nam ký kết CPTPP rõ ràng đã tạo ra rất nhiều các cơ hội cho doanh nghiệp để có thêm vị trí cạnh tranh tốt với các đối thủ”- ông Nguyễn Hồng Hiệp nhấn mạnh.

Làm thế nào để tăng tốc trên “xa lộ”?

Bên cạnh những thuận lợi mà hàng hóa Việt Nam có được khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP thì doanh nghiệp cũng gặp phải một số hạn chế nhất định. Theo bà Phạm Thị Ngọc Minh - đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, đó là quy tắc xuất xứ hàng hóa đối với một số mặt hàng ở trong CPTPP hiện nay được xem là chặt nhất so với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã là thành viên, chẳng hạn như quy tắc xuất xứ hàng hóa đối với mặt hàng dệt may là quy tắc xuất xứ 3 công đoạn từ sợi trở đi. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và chủ yếu nhập khẩu từ ngoài các nước CPTPP.

“Điều này dẫn đến một số các mặt hàng của Việt Nam chưa đáp ứng được quy tắc xuất xứ hàng hóa để được hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường này”- bà Phạm Thị Ngọc Minh cho biêt thêm.

Doanh nghiệp khai thác có hiệu quả Hiệp định CPTPP sau 3 năm thực thi

Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ hội để doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận những thông tin thị trường, đặc biệt là những thông tin thị trường mới như là thị trường Canada, Mexico thì còn khá hạn chế. Vì vậy tỷ lệ mà để hưởng ưu đãi thuế quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ này không bằng những doanh nghiệp lớn.

Doanh nghiệp làm gì để có thể tận dụng tối đa những ưu đãi mà Hiệp định CPTPP mang lại? Theo bà Phạm Thị Ngọc Minh, doanh nghiệp chủ động tìm hiểu những thông tin về mặt hàng, về thị trường, về ưu đãi thuế quan của từng hiệp định để từ đó có thể biết được cơ hội của chúng ta đang ở đâu, ở nhóm hàng nào, ở thị trường nào.

Thứ hai, quan tâm hơn đến quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTTP và đầu tư về nhân lực cũng như kinh phí trong việc lưu trữ hồ sơ để chứng minh xuất xứ hàng hóa. “Trong Hiệp định CPTPP khác so với những cái hiệp định trước đây là Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu hoặc là những cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu được phép trực tiếp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa đối với doanh nghiệp mà không thông qua các cơ quan, tổ chức cấp C/O được Bộ Công Thương ủy quyền như các Hiệp định FTA khác mà Việt Nam là thành viên”- bà Minh lưu ý.

Thứ ba, doanh nghiệp cần phải chú trọng việc quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình đến các nước đối tác và chủ động đầu tư hơn trong quy trình sản xuất của mình để tập trung vào chế biến sâu sản phẩm, nâng cao hàm lượng chế biến sâu và từ đấy nâng cao giá trị của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý trong việc kết nối với các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước cũng như là nguyên vật liệu trong khối. Việc kết nối này thì sẽ giúp cho hàng hóa của doanh nghiệp có thêm cơ hội để đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa đặt ra, từ đấy thì có thể là nâng cao, tận dụng ưu đãi thuế quan mà Hiệp định CPTPP mang lại.

Hiệp định CPTPP chuẩn bị bước sang năm thứ 4 thực thi, những lợi thế ban đầu sẽ không còn nhiều, vì vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả hơn những ưu đãi mà hiệp định này mang lại, ông Lương Hoàng Thái cho biết, tới đây Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp các bộ ngành địa phương tiếp tục tập trung để giải quyết những khó khăn kể trên. Mục tiêu là đưa CPTPP là động lực cho tăng trưởng trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trong sự cân bằng với các doanh nghiệp FDI, góp phần định vị thương hiệu sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và lo đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (31/10) diễn biến ngược chiều, giá xăng giảm trong khi giá dầu tăng nhẹ. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Chốt phiên giao dịch ngày 30/10, giá dầu thô WTI tăng 2,08%, đạt 68,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 2,01% lên 72,55 USD/thùng.
Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (24/10). Giá xăng E5RON92 giảm 40 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 70 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 270 đồng/lít; dầu hỏa giảm 50 đồng/lít, riêng mặt hàng dầu mazut tăng 130 đồng/lít/kg so với kỳ trước.
Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/10.
Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô WTI giao tháng 11 giảm tới 8,39% xuống mốc 68,69 USD/thùng; giá dầu thô Brent giao tháng 12 cũng đánh mất 7,57% xuống sát mức 73 USD/thùng, mức thấp nhất được ghi nhận vào những ngày đầu tháng 10.
Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá không cao hơn 19.730 đồng/lít (giảm 116 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.232 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 20.962 đồng/lít (giảm 99 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận