Đưa hợp đồng điện tử thành đòn bẩy phát triển kinh tế
Tại Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam diễn ra mới đây, Bộ Công Thương cho biết, tính đến hết năm 2021, có khoảng một phần ba số doanh nghiệp được khảo sát đã ứng dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại. Tỷ lệ này đặc biệt tăng với đối tác tại các nước phát triển.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân yêu cầu, việc phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí đóng vai trò xây dựng và phát triển thị trường ứng dụng thực tế của hợp đồng điện tử. Từ đó có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu để hoàn tất quy trình ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả, giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp. Đặc biệt là giúp kết nối các nền tảng công nghệ, các hạ tầng số tin cậy của Chính phủ đến các doanh nghiệp, tổ chức, người dùng thông qua các giao dịch thương mại.
Các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA) sau khi được cấp đăng ký, có thể cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử với quy trình đảm bảo tính bảo mật, chống chối bỏ, toàn vẹn dữ liệu và sẵn sàng khả năng kiểm tra, xác thực giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, việc ứng dụng hợp đồng điện tử không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn giúp giảm bớt ảnh hưởng của dịch bệnh, khoảng cách trong giao dịch thương mại |
Trong thời gian rất gần tới đây, trong năm 2022, người dân, doanh nghiệp sẽ có thể sử dụng hợp đồng điện tử thay thế hoàn toàn cho hợp đồng truyền thống với giải pháp chứng thực của các Tổ chức cung cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được cấp đăng ký bởi Bộ Công Thương.
Song song với việc hoàn thiện hành lang pháp lý để cấp đăng ký cho các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã giao Trung tâm Tin học và Công nghệ số nghiên cứu, phối hợp cùng các doanh nghiệp CNTT, viễn thông, hạ tầng số, để xây dựng các giải pháp hỗ trợ bên thứ 3 như ngân hàng, kiểm toán, cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan thuế, các đơn vị liên quan khác; có thể kiểm tra, xác thực được giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử.
Theo đó, dù không lưu trữ nội dung hợp đồng, với việc áp dụng một quy trình khép kín, sử dụng mã băm, kết hợp chữ ký số, dấu thời gian, hợp đồng điện tử sau khi được chứng thực sẽ có khả năng tra cứu, xác thực tính toàn vẹn, tính chống chối bỏ của chủ thể ký và đảm bảo tính bảo mật thông tin cho nội dung hợp đồng. Như vậy, bên thứ 3 sẽ không chủ động biết được nội dung hợp đồng điện tử đã ký, nhưng khi bên thứ 3 được cung cấp tài liệu hợp đồng điện tử đã được ký và chứng thực, thì việc tra cứu, xác minh giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử sẽ được thực hiện dễ dàng.
Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển, ứng dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam |
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tin rằng, doanh nghiệp đang dần chuyển từ sử dụng hợp đồng, chứng từ bằng giấy thông thường sang sử dụng hợp đồng, chứng từ điện tử, nhất là từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh, việc ứng dụng hợp đồng điện tử không chỉ giúp cho các doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn giúp giảm bớt ảnh hưởng của dịch bệnh, khoảng cách trong giao dịch thương mại.
Trong năm 2022, Bộ Công Thương đặt mục tiêu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng hợp đồng điện tử thay thế hoàn toàn cho hợp đồng truyền thống. Giải pháp của Bộ là tăng cường giám sát, quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA).
Nhấn mạnh việc "Đưa hợp đồng điện tử thành đòn bẩy phát triển kinh tế”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân bày tỏ, “Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển, ứng dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam, đặc biệt đối với hoạt động giao kết, ký kết hợp đồng điện tử trong nước, sau đó là với nước ngoài, xuyên biên giới".
Song song với việc hoàn thiện hành lang pháp lý, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) đã xây dựng các giải pháp hỗ trợ bên thứ ba như ngân hàng, kiểm toán, cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan thuế... có thể kiểm tra, xác thực được giá trị bản gốc của hợp đồng điện tử.
Theo ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Bộ Công thương), hoạt động điện tử đang được chia theo 3 mức độ. Một là, các bên tham gia hợp đồng đều sử dụng chữ ký số; Hai là, kết hợp giữa chữ ký số và các hình thức định danh điện tử (eKYC); Ba là, hai bên giao kết có sự đảm bảo của các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA).
Các Tổ chức cung cấp dịch vụ CeCA sau khi được cấp đăng ký có thể cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử với quy trình đảm bảo tính bảo mật, chống chối bỏ, toàn vẹn dữ liệu và sẵn sàng khả năng kiểm tra, xác thực giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử.
Sau khi các doanh nghiệp ký hợp đồng, CeCA sẽ đẩy lên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam của Bộ Công thương. Từ đó, các CeCA có thể chia sẻ cho nhau và cung cấp dịch vụ đến khách hàng cuối cùng.
Hiện có 17 đơn vị đăng ký và sẽ ký kết, tham gia kết nối với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (Bộ Công Thương).