Giảm thuế giá trị gia tăng để kích thích tiêu dùng trong nước
Đề cập đến vấn đề giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương ngày 18/5, bà Nguyễn Thuý Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Công Thương) cho biết, thị trường trong nước thời gian qua phát triển tốt, nhất là trong bối cảnh thị trường ngoài nước khó khăn.
Đây chính là trụ đỡ quan trọng để hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, qua đó hỗ trợ phát triển nền kinh tế của đất nước.
![]() |
Khi thuế giá trị gia tăng (VAT) giảm, sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước, từ đó tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, đóng góp cho phát triển khu vực dịch vụ |
Theo Phó Vụ trưởng Nguyễn Thúy Hiền, 4 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Việt Nam tăng 12,8%; trong đó, bán lẻ hàng hóa tăng 10,5%.
“Theo đánh giá, hiện sức mua của thị trường trong nước đã tăng, nhưng mức tăng chưa cao, chúng ta vẫn chưa khai thác hết dung lượng của thị trường trong nước với dân số 100 triệu dân. Đây là lý do Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giảm mức thuế VAT đối với một số nhóm hàng hóa để kích thích tiêu dùng trong nước”, Phó Vụ trưởng Nguyễn Thúy Hiền nêu rõ.
Cũng theo Phó Vụ trưởng, khi thuế VAT giảm, sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước, từ đó tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, đóng góp cho phát triển khu vực dịch vụ.
Hơn hết, khi tiêu dùng trong nước phát triển sẽ thúc đẩy việc sản xuất hàng hóa trong nước và tạo ra công ăn việc làm, cũng như tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2023.
Trước đó, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký tờ trình gửi Quốc hội với đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2023 với mọi hàng hóa, dịch vụ.
Cụ thể, Chính phủ đề xuất giảm 2% mức thuế suất thuế VAT đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%); giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế VAT đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế VAT 10%.
Theo Tờ trình, để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, ngoài các giải pháp đã và đang được triển khai thực hiện cho năm 2023, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng như đã áp dụng năm 2022 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Cơ hội trong phát triển thương mại xanh

Triển lãm Food & Hotel Hanoi 2023: Cầu nối thương mại cho ngành thực phẩm - đồ uống và nhà hàng - khách sạn

Ngừng tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia

274 doanh nghiệp lọt danh sách sơ tuyển “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2022

8 điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Mỹ tiếp nhận Đơn đề nghị điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ VN

Phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá

Lào Cai thí điểm vận chuyển hàng hóa hai chiều qua biên giới trong 6 tháng
Đọc nhiều / Mới nhận

Tạm giữ trên 10.500 sản phẩm thuốc lá điện tử tại 4 cơ sở kinh doanh ở Hà Nội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện tăng 51,63%
