Hà Nội dành 39.000 tỷ đồng dự trữ hàng hóa phục vụ dịp Tết

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.000 tỷ đồng.
Các tỉnh thành phía Nam hối hả chuẩn bị nguồn cung hàng hóa Tết Hà Nội lập 4 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Sẵn sàng nguồn cung nông sản cho Tết Nguyên đán 2022 Lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành, công khai vi phạm an toàn thực phẩm dịp Tết

Chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, các đơn vị, doanh nghiệp tại Thủ đô gấp rút chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm dịp cuối năm. Dự báo, do tác động của dịch Covid-19, năm nay nhu cầu thị trường sẽ không tăng nhiều so với năm trước.

Trong Hội nghị giao ban công tác Quý IV/2021 của UBND thành phố Hà Nội, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, các doanh nghiệp đã đăng ký 18.000 tỷ đồng hàng hóa; hơn 20.000 điểm bán hàng bình ổn giá phục vụ nhân dân dịp Tết.

Hà Nội dành 39.000 tỷ đồng dự trữ hàng hóa phục vụ dịp Tết
Các đơn vị, doanh nghiệp tại Thủ đô đang gấp rút chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm dịp cuối năm

Các nhóm hàng cần bảo đảm cung cầu trong dịp Tết là các thực phẩm thiết yếu, như gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thủy sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi... cùng với đó là các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết, như nông sản, lâm sản khô, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, hoa tươi, cây cảnh, xăng dầu, may mặc, điện máy...

Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nên các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch cũng nằm trong danh sách chuẩn bị nguồn cung.

Lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết gồm: gạo 278.910 tấn; thịt lợn 57.780 tấn, thịt gà 18.594 tấn, thịt bò 16,050 tấn, trứng gia cầm 372 triệu quả, rau củ 309,900 tấn; thực phẩm chế biến 15.495 tấn; thủy hải sản 57,750 tấn; trái cây 156.000 tấn... Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.000 tỷ đồng.

Về công tác triển khai tổ chức chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố, bà Phương Lan cho biết đến nay đã có 44 đơn vị sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã đăng ký tham gia chương trình với tổng lượng hàng hóa các doanh nghiệp đăng ký thực hiện 18.000 tỷ đồng (Kế hoạch 5.600 tỷ đồng); đưa hàng hóa bình ổn tới hơn 20.000 điểm bán (123 siêu thị, 6.800 cửa hàng tiện lợi, 13.000 cửa hàng chuyên doanh, 1.900 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống, 500 bếp ăn tập thể).

Trong đó, các doanh nghiệp đã xây dựng và tổ chức khai thác lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết tăng trung bình từ 7%-15% so với Kế hoạch Tết 2021, tại các điểm bán hàng, lượng hàng hóa đã được tăng cường để sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân.

Các doanh nghiệp phân phối lớn trên địa bàn đều chủ động chuẩn bị nguồn hàng từ 2 tháng trước Tết với nguồn khai thác trong nước và nhập khẩu sẵn sàng phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết.

Song song với việc chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ người dân trong dịp Tết, các doanh nghiệp tiếp tục duy trì, thực hiện phương án đảm bảo nhu yếu phẩm thiết yếu đã xây dựng để sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19.

Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra...

Hà Nội dành 39.000 tỷ đồng dự trữ hàng hóa phục vụ dịp Tết
Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp đã đăng ký 18.000 tỷ đồng hàng hóa; hơn 20.000 điểm bán hàng bình ổn giá phục vụ nhân dân dịp Tết

Tổng Giám đốc BRG Retail (thuộc Tập đoàn BRG) Nguyễn Thái Dũng cho biết, để chuẩn bị cho dịp Tết Nhâm Dần, doanh nghiệp đã làm việc với các nhà cung cấp về sản lượng tiêu thụ và lên kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết tăng gấp 2 đến 3 lần các tháng trong năm.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Vũ Thanh Sơn thông tin, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, Hapro đã dự trữ lượng hàng hóa trị giá gần 1.000 tỷ đồng, trong đó có cả hàng hóa tham gia chương trình bình ổn thị trường.

Phía hệ thống bán lẻ VinMart, VinMart+ cũng đã lên kế hoạch tăng từ 40-50% lượng hàng hóa cung ứng, tập trung vào các nhóm hàng tươi sống, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu, các mặt hàng thời vụ Tết. Năm nay, hệ thống VinMart còn chú trọng khai thác các đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Để bảo đảm nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã kết nối với các địa phương như Sơn La, Bắc Giang, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Lào Cai, Bình Thuận, Đồng Nai, Đồng Tháp… đưa nguồn hàng nông, lâm, thủy sản về Hà Nội tiêu thụ.

Quyền Giám đốc Trần Thị Phương Lan khẳng định, Hà Nội luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho địa phương tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt nông, lâm, thủy sản, trái cây an toàn, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, liên kết giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố.

Việc ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh kết nối cung cầu với các tỉnh, thành phố sẽ bảo đảm không để xảy ra hiện tượng thiếu hàng, tăng giá đột biến dịp Tết Nguyên đán, đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp các địa phương nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân Thủ đô.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lắng đọng, lan tỏa cùng những dòng cảm xúc của khách tham quan nhận diện sâm Ngọc Linh

Lắng đọng, lan tỏa cùng những dòng cảm xúc của khách tham quan nhận diện sâm Ngọc Linh

Những dòng cảm xúc, những lời chia sẻ của khách tham quan, người tiêu dùng Thủ đô và các tỉnh, thành lân cận khi đến với Phòng Trưng bày chuyên đề “Nhận diện đúng sâm Ngọc Linh trên thị trường” sẽ là lời khích lệ, động viên để chúng tôi - những người làm công tác Quản lý thị trường có thêm động lực để làm tốt hơn công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đấu tranh, phản bác chống lại những luận điệu xuyên tạc về phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong trạng thái “Bình thường mới”

Đấu tranh, phản bác chống lại những luận điệu xuyên tạc về phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong trạng thái “Bình thường mới”

Phát triển kinh tế (PTKT) nhanh và bền vững trong nền kinh tế toàn cầu hóa luôn là một yêu cầu tất yếu khách quan của mọi quốc gia, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến khó lường. Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức được tầm quan trọng của đường lối PTKT nhanh và bền vững trong trạng thái “bình thường mới”, các chính sách PTKT trong trạng thái “bình thường mới” đã và đang đạt được mục tiêu đề ra, thể hiện tầm nhìn và khát vọng phát triển của cả dân tộc. Với ý nghĩa thiết thực đó, hơn lúc nào cộng đồng dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước chung tay góp sức đấu tranh, phản bác chống lại những luận điệu xuyên tạc về PTKT nhanh và bền vững trong trạng thái “bình thường mới”.
Phòng trưng bày "Nhận diện đúng sâm Ngọc Linh trên thị trường" hút khách thăm quan

Phòng trưng bày "Nhận diện đúng sâm Ngọc Linh trên thị trường" hút khách thăm quan

Ngày 12/4, tại số 62 Tràng Tiền, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường chính thức mở Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện đúng Sâm Ngọc Linh trên thị trường”. Sự kiện kéo dài đến hết ngày 18/4/2023 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách tham quan Thủ đô.
Đấu tranh phòng, chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đấu tranh phòng, chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Mục tiêu cuối cùng của công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại là bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
Kiên quyết bài trừ mỹ phẩm giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường

Kiên quyết bài trừ mỹ phẩm giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường

Chỉ tính riêng trong năm 2022, hàng vạn sản phẩm thuộc lĩnh vực hóa, mỹ phẩm đã bị lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) trên cả nước phát hiện và ngăn chặn kịp thời, tránh những tiềm ẩn rủi ro đáng tiếc về sức khỏe cho những người không may sử dụng.
Sức mạnh của công tác truyền thông

Sức mạnh của công tác truyền thông

Đã thành thói quen, việc làm đầu tiên mà mỗi công chức Quản lý thị trường khi đến cơ quan làm việc là mở máy tính, truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Quản lý thị trường (https://dms.gov.vn) và Tạp chí Quản lý thị trường online (www.qltt.vn) để nắm bắt thông tin, cập nhật những vụ việc nổi bật, điển hình của Cục QLTT các tỉnh, thành phố.
Dấu ấn của Thanh niên Quản lý thị trường

Dấu ấn của Thanh niên Quản lý thị trường

Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, Đoàn Thanh niên Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã để lại nhiều dấu ấn trong các hoạt động, phong trào thanh niên, góp phần truyền cảm hứng và tiếp sức cho ngọn lửa truyền thống của tuổi trẻ bằng các chương trình cụ thể: Hiến máu tình nguyện, Mùa đông cho em, tổ chức giải bóng đá Nam thanh niên QLTT, hưởng ứng Chương trình trồng 65.000 cây xanh...
Chuyện bây giờ mới kể: Khốc liệt cuộc chiến chống buôn lậu trên vùng biển

Chuyện bây giờ mới kể: Khốc liệt cuộc chiến chống buôn lậu trên vùng biển

Chống buôn lậu, gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong nội địa, vùng biên giới, trên môi trường mạng là phổ biến, diễn ra hàng ngày. Mỗi năm các lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện hàng trăm ngàn vụ việc vi phạm. Song, trên vùng biển, cuộc chiến này cũng đang diễn ra âm thầm, với những thủ đoạn, phương thức tinh vi gấp nhiều lần.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Quy định mới về tinh giản biên chế

Quy định mới về tinh giản biên chế

Phấn đấu diện tích trồng Sâm Việt Nam đạt khoảng 21.000 ha vào năm 2030

Phấn đấu diện tích trồng Sâm Việt Nam đạt khoảng 21.000 ha vào năm 2030

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn tại Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn tại Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023

Singapore: Điểm đến hấp dẫn, tiềm năng của trái vải và trái nhãn tươi Việt Nam

Singapore: Điểm đến hấp dẫn, tiềm năng của trái vải và trái nhãn tươi Việt Nam

Hội chợ tìm nguồn cung dệt may Toronto – Canada 2023

Hội chợ tìm nguồn cung dệt may Toronto – Canada 2023

Tổng cục Dự trữ Nhà nước mời thầu mua 220.000 tấn gạo cho năm 2023

Tổng cục Dự trữ Nhà nước mời thầu mua 220.000 tấn gạo cho năm 2023

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình về phát triển năng lượng tái tạo trước Quốc hội

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình về phát triển năng lượng tái tạo trước Quốc hội

Xuất khẩu hàng rau quả ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu hàng rau quả ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan

Cảnh báo tiêu thụ điện tại các tỉnh miền Bắc tiếp tục tăng cao

Cảnh báo tiêu thụ điện tại các tỉnh miền Bắc tiếp tục tăng cao

Danh sách các doanh nghiệp Đài Loan nhập khẩu nông sản, thực phẩm, rau quả và hàng tiêu dùng Việt Nam

Danh sách các doanh nghiệp Đài Loan nhập khẩu nông sản, thực phẩm, rau quả và hàng tiêu dùng Việt Nam

Nhất trí giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước

Nhất trí giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước

Ùn ứ nông sản tái diễn tại cửa khẩu, Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp

Ùn ứ nông sản tái diễn tại cửa khẩu, Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp

Sửa đổi, bổ sung chi phí lập nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường

Sửa đổi, bổ sung chi phí lập nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường

Giá xăng dầu tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 1/6/2023

Giá xăng dầu tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 1/6/2023

Đài Loan gia hạn cắt giảm thuế đối với một số nhóm hàng hóa nhập khẩu

Đài Loan gia hạn cắt giảm thuế đối với một số nhóm hàng hóa nhập khẩu