Hiệp định CPTPP - Xung lực thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Mexico

Hiệp định CPTPP là bước ngoặt quan trọng, tạo ra xung lực mới để thúc đẩy hợp tác thương mại - đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Mexico.

Ngày 24/9/2021, Kỳ họp lần III Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư (UBHH) giữa Việt Nam và Mexico đã được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tại Hà Nội và Mexico.

Kỳ họp do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và Thứ trưởng Bộ Kinh tế Mexico Luz María de la Mora đồng chủ trì.

Hiệp định CPTPP - Xung lực thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Mexico
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đồng chủ trì Kỳ họp lần III Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mexico

Trong suốt Kỳ họp, hai Bên đã tiến hành rà soát các kết quả đạt được kể từ Kỳ họp lần II UBHH Việt Nam - Mexico được tổ chức vào tháng 7/2019 tại Thủ đô Mexico, từ đó xác định các nội dung công việc cần triển khai trong thời gian tới để tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, thực thi Hiệp định CPTPP, nông nghiệp, khoa học công nghệ, tài chính...

Hai Thứ trưởng cùng đánh giá cao những kết quả đạt được trong quan hệ kinh tế - thương mại song phương trong thời gian qua. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 gây ra những tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mexico năm 2020 vẫn đạt được kết quả tích cực.

Trong năm 2020, tổng kim ngạch giữa hai nước đạt 3,68 tỷ USD, tăng 6,12% so với năm 2019; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico đạt 3,16 tỷ USD, tăng 11,73% và nhập khẩu đạt 523 triệu USD, giảm 18,58%. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mexico tiếp tục được duy trì qua nhiều năm và đây là một trong số ít những thị trường ở khu vực ta xuất siêu hơn 2 tỷ USD/năm.

Đáng chú ý, 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại song phương với Mexico tiếp tục tăng trưởng tích cực, đạt 3,24 tỷ USD, tăng 36,08% so với cùng kỳ năm 2020, đưa nước này trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và lớn thứ 4 tại khu vực châu Mỹ (chỉ sau Hoa Kỳ, Canada và Brazil); trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,92 tỷ USD, tăng 43%.

Đây là mức tăng trưởng xuất khẩu hàng đầu sang khối thị trường CPTPP đối với hàng hóa của Việt Nam và với việc thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Mexico mới đạt 1,3%, có thể khẳng định còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu thông qua tận dụng những ưu đãi của Hiệp định CPTPP.

Hiệp định CPTPP - Xung lực thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Mexico
Tại Kỳ họp, lãnh đạo hai Bên đều nhận định, Hiệp định CPTPP là bước ngoặt quan trọng, tạo ra xung lực mới để thúc đẩy hợp tác thương mại - đầu tư giữa hai nước

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức được phê chuẩn vào ngày 30/12/2018 và có hiệu lực đối với Việt Nam và Mexico kể từ năm 2019 được coi là bước ngoặt quan trọng tạo ra xung lực mới để thúc đẩy hợp tác thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và các nước đối tác nói chung và với Mexico nói riêng.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam và Mexico có quan hệ FTA và Mexico là một trong những quốc gia có cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cao cho hàng hóa Việt Nam ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực (77%). Năm 2020, hai năm sau khi CPTPP đi vào thực thi, kim ngạch xuất khẩu sang Mexico đã tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với năm 2018.

Trong khuôn khổ Kỳ họp, hai Bên đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục thúc đẩy thương mại song phương thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung vào hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của mỗi bên và tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong việc thực thi Hiệp định CPTPP, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường và tận dụng các ưu đãi của Hiệp định.

Bên cạnh đó, đoàn đại biểu hai Bên đánh giá cao những nỗ lực và kết quả hợp tác trong nhiều lĩnh vực như hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp (triền khai đàm phán và ký kết các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và mở cửa thị trường, kiểm dịch động thực vật), hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và trong lĩnh vực tài chính.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang để lại những tác động nặng nề tới nền kinh tế toàn cầu, Kỳ họp lần III Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Mexico thể hiện nỗ lực và quyết tâm của hai bên trong việc thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa song phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, khẳng định hai nước là đối tác quan trọng của nhau tại khu vực và trên thế giới.

Hiệp định CPTPP - Xung lực thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Mexico
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và Thứ trưởng Bộ Kinh tế Mexico Luz María de la Mora đã ký kết Biên bản Kỳ họp lần III

Kết thúc cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và Thứ trưởng Bộ Kinh tế Mexico Luz María de la Mora đã ký kết Biên bản Kỳ họp lần III Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, Thương mại và Đầu tư giữa Việt Nam và Mexico

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá xăng giảm khoảng 200 đồng/lít

Giá xăng giảm khoảng 200 đồng/lít

Trong lần điều chỉnh giá xăng, dầu lúc 15 giờ ngày 27/2 của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá bán xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.658 đồng/lít (giảm 197 đồng/lít) và giá bán xăng RON 95-III không cao hơn 21.112 đồng/lít (giảm 219 đồng/lít).
Giá xăng dầu tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành ngày 20/2/2025

Giá xăng dầu tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành ngày 20/2/2025

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá niêm yết mới không cao hơn 20.855 đồng/lít (tăng 257 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 476 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 21.331 đồng/lít (tăng 257 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Giá xăng đồng loạt tăng sau 3 kỳ giảm liên tiếp

Giá xăng đồng loạt tăng sau 3 kỳ giảm liên tiếp

Từ 15h chiều nay (13/2), giá mỗi lít xăng RON 95-III và E5 RON 92 tăng 150 đồng so với giá cơ sở hiện hành.
Biến động của giá hàng hóa thị trường sau chính sách thuế của Mỹ

Biến động của giá hàng hóa thị trường sau chính sách thuế của Mỹ

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/2). Thị trường năng lượng và kim loại thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư. Kết phiên, chỉ số MXV-Index tăng hơn 1% lên mức 2.342 điểm - mức cao nhất trong vòng hơn 8 tháng qua.
Giá dầu lao dốc tuần thứ ba liên tiếp

Giá dầu lao dốc tuần thứ ba liên tiếp

Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá dầu thô thế giới rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12/2024 trong bối cảnh lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Giá xăng tăng, giảm trái chiều

Giá xăng tăng, giảm trái chiều

Giá xăng dầu điều chỉnh nhẹ tại kỳ điều hành theo định kỳ lần thứ hai của năm mới Ất Tỵ, theo đó, giá xăng E5RON92 tăng 51 đồng/lít, không cao hơn 20.442 đồng/lít. Dầu diesel biến động mạnh nhất với mức giảm 192 đồng/lít.
Giá xăng, dầu đồng loạt giảm

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm

Trong kỳ điều chỉnh ngày mùng 4 Tết, giá xăng E5 RON 92 giảm 200 đồng/lít còn xăng RON 95 giảm 140 đồng/lít. Đáng chú ý, dầu diesel giảm 950 đồng/lít.
Không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá dịp Tết

Không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá dịp Tết

Hoạt động mua bán đang dần trở về bình thường, nhu cầu tiêu dùng đầu năm không cao, chủ yếu nhu cầu tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu như nhóm thực phẩm tươi sống thủy hải sản, rau củ quả tươi, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ vận tải hành khách...
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận