Hoàn thiện hệ thống chính sách tạo thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển

Hệ thống pháp luật về thương mại điện tử không những phải theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử mà còn phải đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán, tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp và người dân ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả, bền vững.
Quy mô kinh tế số Việt Nam dự báo đạt 50 tỷ USD vào năm 2050 258 sàn thương mại điện tử đã cung cấp thông tin cho cơ quan thuế Từ offline đến online: Đấu tranh chống hàng giả cần có giải pháp mới Tăng cường kiểm soát vi phạm trên thương mại điện tử

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 28%, đạt 23 tỷ USD. Nếu được tối ưu hoá, lượng khí phát thải từ hoạt động thương mại điện tử sẽ giảm đáng kể từ 30-40% so với hoạt động thương mại thông thường, từ đó đóng góp cho phát triển bền vững chung của nền kinh tế. Đặc biệt, sức bật của thương mại điện tử lại càng được khẳng định trong môi trường ảnh hưởng dịch Covid-19.

Tuy nhiên, đến thời điểm này thương mại điện tử vẫn bộc lộ những bất cập khi phát triển cũng như yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quản lý thương mại điện tử. Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những trao đổi với các cơ quan báo chí.

Hoàn thiện hệ thống chính sách tạo thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển
Cấp thiết hoàn thiện hệ thống chính sách tạo thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển

Xin Thứ trưởng nhận định về vai trò thương mại điện tử trong phát triển của nền kinh tế số Việt Nam thời gian qua?

Cùng với xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số là yếu tố quan trọng tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền kinh tế. Thương mại dần được toàn cầu hóa; công nghệ cao và các mô hình kinh doanh mới ngày càng phát triển.

Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực mấu chốt của nền kinh tế số vì thế cũng được mở rộng. Các mô hình thương mại điện tử ngày càng đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số.

Theo Nghị quyết 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, thương mại điện tử được định hướng là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số.

Qua đó, công nghệ tiên tiến của nền Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu.

Báo cáo do eMarketer công bố tháng 1/2022, Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

Bước vào giai đoạn phục hồi hậu COVID-19, hoạt động thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển, trở thành kênh phân phối quan trọng.

Năm 2022, theo điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Sự phát triển mạnh của thương mại điện tử đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Kinh tế số Việt Nam.

Theo báo cáo mới nhất “Nền kinh tế Internet Đông Nam Á năm 2022” của Google và Temasek, tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tiếp tục là quốc gia có quy mô nền kinh tế Internet đứng thứ 3 sau Indonesia và Thái Lan, đạt 23 tỷ USD vào năm 2022. Báo cáo trên cũng đưa ra dự báo trong giai đoạn 2022 – 2025, kinh tế Internet Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu khu vực đạt khoảng 31%/năm, quy mô ước đạt 49 tỷ USD vào năm 2025.

Dù thương mại điện tử phát triển khá lâu nhưng đến nay các chính sách vẫn chưa theo kịp thực tế cuộc sống. Điều này đã gây trở ngại gì trong việc vận hành và phát triển thương mại điện tử, thưa Thứ trưởng?

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, Internet cùng những tác động của dịch COVID-19 không những thay đổi thói quen người tiêu dùng mà còn thay đổi phương thức quản trị, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, đưa thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trong nền kinh tế số dẫn đến sự ra đời của nhiều mô hình, phương thức kinh doanh mới ở nhiều khu vực và ngành nghề khác nhau đang đặt ra những thách thức không nhỏ về tính thích ứng của hành lang pháp lý.

Thêm vào đó, thương mại điện tử là lĩnh vực có sự giao thoa của nhiều hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như chức năng quản lý ngành của nhiều đơn vị quản lý nhà nước.

Do vậy, hệ thống pháp luật về thương mại điện tử không những phải theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử mà còn phải đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán, tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp và người dân ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả, bền vững.

Để hạ tầng chính sách được hiệu quả đồng bộ, Quốc hội, Chính phủ hiện đang xây dựng, sửa đổi, bổ sung các dự án luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật cho thương mại điện tử.

Chẳng hạn như Dự án Luật Giao dịch điện tử, Dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, Nghị định về quản lý thuế, Nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử...

Các dự án này hướng đến mục tiêu quản lý toàn diện và phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh thương mại trên không gian mạng.

Dự báo năm 2023 kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đối diện với nhiều thách thức, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, xin Thứ trưởng cho biết Bộ Công Thương sẽ đưa ra giải pháp như thế nào để định hình thương mại điện tử cũng như hướng tới phát triển lành mạnh và bền vững?

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử, nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử lành mạnh bền vững, Bộ Công Thương tập trung triển khai 4 nhóm giải pháp.

Theo đó, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, rà soát hoàn thiện hạ tầng chính sách pháp luật cho thương mại điện tử tập trung phổ biến, hướng dẫn thương nhân, tổ chức, cá nhân liên quan các quy định pháp luật về thương mại điện tử.

Mặt khác, tăng cường hoạt động quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng, nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, bảo vệ các thương nhân, tổ chức kinh doanh lành mạnh và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ triển khai các giải pháp phát triển thương mại điện tử cho cộng đồng doanh nghiệp.

Cụ thể gồm các giải pháp về thanh toán (keypay, thẻ việt); trục hợp đồng điện tử; ngày mua sắm trực tuyến quốc gia Online Friday, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu (GoExport, ECVN, Vietnamexport); triển khai giải pháp nâng cao năng lực dự báo thương mại điện tử quốc gia.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm địa phương thông qua phương thức giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ trong nước cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bộ cũng xây dựng và triển khai Đề án Xây dựng Hệ sinh thái chuyển đổi số cho doanh nghiệp ngành công thương - Hệ sinh thái này sẽ quy tụ các hệ thống, giải pháp kỹ thuật đã phát triển trong thời gian qua, trên cơ sở đó triển khai một cách đồng bộ những hoạt động, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời gian tới. Dự kiến Hệ sinh thái sẽ ra mắt vào Quý III năm 2023.

Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ tập trung phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và kinh tế số thông qua thúc đẩy đào tạo chính quy; phối hợp với các địa phương, các trường đại học trên cả nước và các đơn vị liên quan nhằm thúc đẩy tuyên truyền, phổ biến giao dục pháp luật về thương mại điện tử, cũng như ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số vào hoạt động của doanh nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thương mại điện tử tăng trưởng đột phá trong Qúy I/2024

Thương mại điện tử tăng trưởng đột phá trong Qúy I/2024

Theo báo cáo của Metric, doanh thu bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất tại Việt Nam quý I năm 2024 cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.
Phát hiện hơn 124.000 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức

Phát hiện hơn 124.000 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức

Theo ghi nhận của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT), tháng 3/2024, có tất cả 124.579 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức.
Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

UBND TP Hà Nội vừa có thông báo số 344 về việc triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID).
Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Tây Bắc

Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Tây Bắc

Ngày 20/4/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương Điện Biên tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử: từ sản xuất đến đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc”.
Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế-xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế-xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.
Trao giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất 5G cho Viettel và VNPT

Trao giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất 5G cho Viettel và VNPT

Chiều 15/4, tại Hội nghị giao ban Quản lý Nhà nước quý I/2024 với đối tượng quản lý, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5