Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung: Cơ hội đẩy mạnh xúc tiến giao thương giữa hai nước

Với chủ đề “Phát huy vai trò cầu nối Lào Cai, Vân Nam - Thúc đẩy hợp tác toàn diện, phát triển bền vững”, Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung năm 2023 được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hơn nữa thương mại biên mậu hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng Chuyển hướng kết nối, khai thác đầu ra cho ngành gỗ, dệt may và da giày Triển lãm Quốc tế Logistics: Cơ hội kết nối các giải pháp công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực logistics Hợp tác hướng đến sự phát triển bền vững của ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phía Bắc Kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn

Đây là thông tin được ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai đưa ra trong buổi họp báo giới thiệu thông tin về Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23 năm 2023 diễn ra hôm 25/8, tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Huy Tưởng cho biết, Hội chợ được tổ chức luân phiên tại tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ năm 2001 đến nay. Sau 3 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Hội chợ năm nay dự kiến được tổ chức theo hình thức trực tiếp từ ngày 10 - 15/11/2023, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Kim Thành, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung: Cơ hội đẩy mạnh xúc tiến giao thương giữa hai nước
Họp báo giới thiệu thông tin về Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23 năm 2023

Đặc biệt, với tinh thần cầu thị và luôn mong muốn đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả, Phó Giám đốc Sở Công Thương Lào Cai chia sẻ, Hội chợ năm 2023 sẽ có 3 điểm nổi bật.

Thứ nhất, toàn bộ các sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ và các ý tưởng thiết kế trưng bày tại Hội chợ đều hướng tới chủ đề “Phát huy vai trò cầu nối Lào Cai, Vân Nam - Thúc đẩy hợp tác toàn diện, phát triển bền vững”. Trong đó, Lào Cai đóng vai trò là trung tâm kết nối với hình ảnh cửa khẩu Lào Cai, cột cờ Lũng Pô gắn kết các tỉnh, thành của Việt Nam với vùng Tây Nam Trung Quốc.

Thứ hai, đổi mới, nâng cao hoạt động chiêu thương, mời gọi các tổ chức, doanh nghiệp tham gia hội chợ. Khai thác tối đa sự hỗ trợ của các đại sứ quán, tổng lãnh sự quán và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để kết nối với các tổ chức xúc tiến thương mại và tập đoàn, doanh nghiệp uy tín tham dự hội chợ. Đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số để quảng bá, giới thiệu thông tin về hội chợ.

Đặc biệt, năm 2023, Hội chợ không chỉ có kết nối về mặt thương mại mà còn thúc đẩy, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, du lịch với khu triển lãm lịch sử tuyến đường sắt Điền - Việt kết nối từ Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) tới Lào Cai (Việt Nam) với hơn 120 năm phát triển và khu vực du lịch Lào Cai - Vân Nam quảng bá hình ảnh đất nước, con người hai bên.

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung: Cơ hội đẩy mạnh xúc tiến giao thương giữa hai nước
Với tinh thần cầu thị và luôn mong muốn đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả, Hội chợ năm 2023 sẽ có nhiều điểm nổi bật, thu hút các doanh nghiệp

Thông tin cụ thể về quy mô của Hội chợ năm 2023, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương - đơn vị tổ chức sự kiện cho biết, năm 2023, Hội chợ dự kiến có quy mô khoảng 600 - 700 gian hàng, trên 2.000m2 đất trống. Trong đó, có 200 gian hàng của Trung Quốc, 24 gian hàng dành cho quốc gia và vùng lãnh thổ khác, số còn lại là gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Năm 2023, Hội chợ quy tụ các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm, dược liệu; máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hóa chất, vật liệu xây dựng; hàng điện tử, điện lạnh, đồ điện gia dụng, dụng cụ gia đình; hàng giày dép; hàng tiêu dùng; đồ gỗ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ... các gian hàng triển lãm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, trong đó ưu tiên các sản phẩm có nhu cầu xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lào Cai, các sản phẩm góp phần quảng bá du lịch Lào Cai.

“Trong khuổn khổ Hội chợ sẽ diễn ra các sự kiện như Hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp Việt - Trung, Diễn đàn trao đổi cơ chế chính sách, thu hút đầu tư và hoạt động logistics; Hội đàm hợp tác kinh tế thương mại hai tỉnh Lào Cai - Vân Nam”, Phó Cục trưởng Lê Hoàng Tài thông tin.

Đánh giá về hiệu quả xúc tiến thương mại do Hội chợ mang lại, ông Lê Hoàng Tài cho biết, đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng nhằm thúc đẩy sự hợp tác, phát triển kinh tế, đầu tư, du lịch và dịch vụ giữa Lào Cai và các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và các địa phương của Trung Quốc, góp phần tăng cường giao lưu thương mại giữa hai bên, đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu thông qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, giúp các doanh nghiệp tìm hiểu, xâm nhập thị trường Vân Nam và tạo đà phát triển mở rộng ra các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc.

Phó Cục trưởng Lê Hoàng Tài kỳ vọng, với vị trí địa lý đắc địa (tỉnh Vân Nam có chung đường biên giới với 4 tỉnh phía Bắc của Việt Nam là Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên. Đồng thời cũng là cửa ngõ giao thương quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), tỉnh Vân Nam sẽ là cầu nối hữu hiệu cho hàng hóa của Việt Nam có thể tiến sâu, vươn xa đến các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam của Trung Quốc, và là cửa ngõ quan trọng đưa các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Trung Quốc thông qua Việt Nam đến với thị trường khu vực ASEAN giàu tiềm năng.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong bối cảnh xuất khẩu vào các thị trường ảm đạm, tháng 7, xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn ghi nhận điểm sáng khi đạt gần 4,6 tỷ USD, tăng 16,75% so với cùng kỳ năm 2022 và tính chung 7 tháng đầu năm tăng 2,4% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, số liệu từ Bộ Công Thương cho biết, 6 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tăng 107,6%. Đáng chú ý, 6 tháng năm 2023, tỉnh Vân Nam đã nhập khẩu 141,9 triệu USD nông sản từ Việt Nam. Chính vì vậy, Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung năm nay được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giao thương thương mại giữa tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và Việt Nam sớm đạt được mục tiêu 5 tỷ USD trong những năm tới.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%.
Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Chiều 11/11, tiếp tục Chương trình Quốc hội Kỳ họp thứ 8, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử, quản lý ngành dược và mỹ phẩm.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Xác định tính quan trọng, cấp thiết của các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, EVN và EVNNPT quyết liệt triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Chiều ngày 30/10/2024, bên lề Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII-8), trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam và Ả-rập Xê-út, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 3 tỷ USD.
Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận