Kế hoạch 888 góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả

Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã ban hanh Quyết định số 888 về thực hiện công tác này. Sau hai năm triển khai, nhiều đường dây, ổ nhóm, tụ điểm về hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đã được lực lượng QLTT triệt phá.
Sắp diễn ra Tuần lễ “Nhận diện đúng sâm Ngọc Linh trên thị trường” Siết chặt quản lý hàng hóa tại các chợ, trung tâm thương mại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo Sự cần thiết của Đề án chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng trên thương mại điện tử Chính thức Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

Ngày 22/03/2021, Tổng cục QLTT ban hành Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT “Về việc thực hiện Kế hoạch đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025” (Kế hoạch 888).

Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Kế hoạch được triển khai đồng bộ trên cả 63 tỉnh, thành phố tập trung vào các địa bàn trọng tâm, các mặt hàng trọng điểm. Có thể nói, sau hơn hai năm triển khai, Kế hoạch đã đóng góp lớn vào kết quả chung của toàn lực lượng trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại.

Liên tiếp triệt phá các tụ điểm về hàng giả

Kể từ khi Kế hoạch 888 được đưa vào thực thi, đến nay, nhiều đường dây, ổ nhóm, tụ điểm về hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đã được lực lượng QLTT cả nước kiểm tra, phát hiện và triệt phá.

2022 là năm mang đậm dấu ấn và “khá thành công” của Kế hoạch, khi liên tiếp lực lượng QLTT cả nước kiểm tra, xử lý nhiều tụ điểm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quy mô, số lượng lớn nhất từ trước đến nay.

Kế hoạch 888 góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả
Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường phối hợp với Cục QLTT Thanh Hóa đột xuất kiểm tra 01 cơ sở kinh doanh với 04 kho hàng vi phạm tại thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Còn nhớ, ngày 27/4/2022, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường phối hợp với Cục QLTT Thanh Hóa đột xuất kiểm tra 01 cơ sở kinh doanh với 04 kho hàng vi phạm tại thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Kết quả, lực lượng chức năng đã tạm giữ 27.825 đơn vị hàng hóa để thẩm tra xác minh. Hàng hóa tạm giữ là đồ gia dụng, thực phẩm, mỹ phẩm, giày dép, đồng hồ, chăn, quần áo... có dấu hiệu vi phạm: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu; Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; Kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Gucci, Ferragamo, Burberry, Louis Vuitton, Chanel, Zara... Quá trình thẩm tra xác minh có 36 chủng loại hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, 10 chủng loại hàng hóa nhập lậu, 13 chủng loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, tổng giá trị hàng hóa vi phạm lên đến hơn 1,2 tỷ đồng.

Kế hoạch 888 góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả
Cục Nghiệp vụ QLTT phối hợp với các đơn vị chức năng đồng loạt kiểm tra 03 tổng kho, cửa hàng kinh doanh lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Tiếp đến, ngày 6/10/2022, Cục Nghiệp vụ QLTT phối hợp với các đơn vị chức năng đồng loạt kiểm tra 03 tổng kho, cửa hàng kinh doanh lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Sau khi kiểm tra, kiểm soát hàng hóa phát hiện tổng số hàng hóa vi phạm là 5.054kg và được phân loại thành 34.797 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm Hiện số hàng hóa đã được phân loại và tiếp tục tạm giữ niêm phong tang vật có dấu hiệu vi phạm để xác minh làm rõ xử lý theo quy định.

Ngày 21/1/2022, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục QLTT, Cục Nghiệp vụ phối hợp với Cục QLTT TP.HCM tiến hành kiểm tra 12 cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy tại chợ Tân Thành cùng hàng loạt các cửa hàng kinh doanh phụ kiện, đồ trang trí xe máy xung quanh khu vực này. Đây là một trong những địa điểm kinh doanh, bán sỉ phụ tùng, phụ kiện, đồ trang trí xe máy lớn tại TP.HCM và khu vực phía Nam.

Nhận định ban đầu, phần lớn hàng hóa kinh doanh tại đây đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhiều nhãn hiệu lớn như Honda, Yamaha, Suzuki. Hiện, lực lượng QLTTvẫn đang kiểm đếm, phân loại hàng hóa tại các cửa hàng ở chợ Tân Thành. Ước tính số lượng vi phạm lên tới hàng chục nghìn sản phẩm.

Cũng tại TP.HCM, vào tháng 11/2022, lãnh đạo Tổng cục QLTT cũng chỉ đạo trực tiếp lực lượng QLTT TP.HCM bất ngờ tấn công vào thiên đường mua sắm Sài Gòn Square. Tại đây, lực lượng đã phát hiện hàng ngàn sản phẩm gồm các mặt hàng như túi ví, mắt kính, quần áo, phụ kiện trang sức có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu Gucci, Dior, Chanel, Louis Vuitton, Adidas, Nike, Hermes... Các sản phẩm này có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.

Trung tâm thương mại Sài Gòn Square hay chợ Tân Thành; tổng kho hàng giả mạo nhãn hiệu ở Tuyên Quang; tổng kho hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc ở Thanh Hóa... cùng nhiều địa điểm khác là một trong những lộ trình kiểm tra trong Kế hoạch 888 của Tổng cục QLTT.

Phương thức thủ đoạn tinh vi và luôn thay đổi

Dù đã tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát, tấn công vào những tụ điểm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, song, vấn nạn này vẫn chưa được ngăn chặn triệt để. Theo lãnh đạo Cục Nghiệp vụ QLTT, thực trạng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng chuyên nghiệp, tinh vi và luôn thay đổi.

Kế hoạch 888 góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả
Kế hoạch 888 góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả
Trong giai đoạn đại dịch Covid-19, các đối tượng lợi dụng chính sách “luồng xanh” hoặc “luồng vàng” để vận chuyển hàng hóa vi phạm

Thực tế trên thị trường hiện nay, không chỉ hàng hoá, thương hiệu quốc tế mà hàng hoá, thương hiệu trong nước cũng trở thành mục tiêu; Hàng hoá vi phạm đa dạng từ giá trị thấp cho đến những sản phẩm có giá trị cao; Hàng hoá vi phạm không chỉ sản xuất trong nước mà còn được nhập lậu từ nước ngoài; Các đối tượng vi phạm sử dụng phương tiện tốc độ cao vận chuyển vào các kho nằm sâu trong nội địa, điểm trung chuyển hàng hoá cũng được thay đổi thường xuyên; Hiện tượng hàng hoá vi phạm được bày bán trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới...

Đáng chú ý, trong giai đoạn đại dịch Covid-19, các đối tượng lợi dụng chính sách “luồng xanh” hoặc “luồng vàng” để đưa hàng hóa vi phạm qua biên giới...

“Các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ xảy ra trên mọi lĩnh vực, địa bàn, ở cả khu vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất nhập khẩu; xảy ra với mọi loại hàng hóa từ hàng tiêu dùng thông thường đến các hàng hóa có giá trị cao, hàng hóa có chức năng quan trọng như: thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu...”, Cục Nghiệp vụ QLTT thông tin và nhận định, vì mục tiêu lợi nhuận, nên việc làm giả các sản phẩm được bảo hộ trở thành hiện tượng phổ biến.

Trong năm 2022, toàn lực lượng kiểm tra 7.772 vụ theo Kế hoạch 888 tăng 93,5% so với cùng kỳ, phát hiện và xử lý 6.900 vụ việc vi phạm cao gấp 1,7 lần cùng kỳ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là trên 68,9 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với cùng kỳ, trị giá hàng hóa vi phạm trên 99,1 tỷ đồng.

Các hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý chủ yếu là các hành vi: kinh doanh buôn bán hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; kinh doanh buôn bán hàng hoá giả về chất lượng, công dụng; vi phạm giả mạo về chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu; vi phạm giả tem, nhãn, bao bì hàng hóa; vi phạm về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Lũy kể từ ngày 22/3/2021 đến tháng 10/2022 phát hiện, xử lý 11.788 vụ, phạt tiền trên 113 tỷ đồng, trị giá hàng hóa thu giữ trên 235,7 tỷ đồng.

Chuyển từ kiểm tra sang giám sát, tuyên truyền, vận động

Theo lãnh đạo Tổng cục QLTT, Kế hoạch 888 được triển khai nhằm góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa được Nhà nước bảo hộ và tránh vi phạm các quy tắc, các quy ước về công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Thông qua đó, từng bước đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật, từ đó dần xử lý triệt để các hành vi vi phạm.

Do vậy, các tụ điểm lớn trong sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ tiếp tục nằm trong lộ trình kiểm tra của lực lượng QLTT trong thời gian tới.

Kế hoạch 888 góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả
Năm 2023, Kế hoạch 888 đặt mục tiêu, hướng đến công tác tuyên truyền, ký cam kết với các cơ sở, hộ kinh doanh, tăng cường giám sát thay vì kiểm tra

Với quyết tâm thực hiện hiệu quả phương châm hành động của Tổng cục QLTT trong năm 2023 “Thay đổi toàn diện phương thức làm việc, chủ động giám sát, ưu tiên phòng ngừa, trở thành lực lượng phản ứng nhanh, thông suốt hiệu quả 24/7”; “Tập trung xử lý hàng giả, hàng vi phạm trên thương mại điện tử”, năm 2023, Kế hoạch 888 tập trung vào nhiệm vụ tăng cường theo dõi, quản lý địa bàn; bổ sung kịp thời tình hình biến động đối với các đối tượng của Kế hoạch 888; chủ động phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) để nắm bắt các đối tượng kinh doanh bằng thương mại điện tử.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra xử lý vi phạm trong năm 2023; đặt chỉ tiêu hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý năm 2023 cao hơn cùng kỳ năm 2022; xây dựng cơ sở dữ liệu sở hữu trí tuệ nhằm hỗ trợ nhanh nhất công tác kiểm tra, xử lý.

Đáng chú ý, năm 2023, Kế hoạch 888 đặt mục tiêu, hướng đến công tác tuyên truyền, ký cam kết với các cơ sở, hộ kinh doanh, tăng cường giám sát thay vì kiểm tra. Theo đó, toàn lực lượng sẽ xây dựng các chương trình lớn trong năm nhằm tuyên truyền công tác đấu tranh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc; thiết kế nội dung pano, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền treo ở các khu vực trọng điểm du lịch, văn hoá, xã hội. Tổ chức trao đổi nghiệp vụ với sự tham gia của Cục QLTT các tỉnh, thành phố nhằm nâng cao tính gắn kết, cùng trao đổi, hỗ trợ trong công tác nghiệp vụ, thống nhất xử lý; phối hợp Cục Nghiệp vụ trong các vụ việc phức tạp, quy mô lớn, liên tuyến, liên tỉnh.

Bên cạnh nỗ lực của lực lượng chức năng, lực lượng QLTT cả nước cũng khuyến cáo các cá nhân, tổ chức và người dân cũng cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong việc phòng, chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; không tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là qua thương mại điện tử. Nếu người dân, tổ chức phát hiện hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa có thể liên hệ các đội quản lý thị trường địa bàn để được hướng dẫn, giải quyết, bảo đảm quyền lợi của mình.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xử phạt 35 triệu đồng buộc tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Xử phạt 35 triệu đồng buộc tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Chiều 25 tháng 4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lãnh đạo Tổng cục thăm hỏi, động viên các công chức không may gặp nạn tại Kon Tum

Lãnh đạo Tổng cục thăm hỏi, động viên các công chức không may gặp nạn tại Kon Tum

Chiều ngày 19/4, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường đã đến thăm hỏi, động viên các công chức không may gặp nạn tại Kon Tum vào ngày nghỉ cuối tuần trước.
Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Qua công tác nắm tình hình, lực lượng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Thanh Hoá phát hiện trên địa bàn TP.Thanh Hoá thời gian gần đây xuất hiện một nhóm đối tượng nghi vấn hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ là viên hoàn Vũ Hoàng Thanh Tâm do Công ty Kwangdong sản xuất, buôn bán ở thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu sang Việt Nam...
Kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh lưu trú, casino, karaoke, vũ trường, bar, pub, club, trò chơi điện tử có thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh lưu trú, casino, karaoke, vũ trường, bar, pub, club, trò chơi điện tử có thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Ngày 16/4/2024, Công an tỉnh đã thành lập Đoàn công tác gồm đại diện một số đơn vị nghiệp vụ và Công an thành phố Hạ Long tiến hành kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh lưu trú, casino, trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, karaoke, vũ trường, club trên địa bàn tỉnh.
TP.HCM: Tạm giữ hơn 20 tấn thực phẩm trị giá hơn 2 tỷ đồng

TP.HCM: Tạm giữ hơn 20 tấn thực phẩm trị giá hơn 2 tỷ đồng

20.035 kg thực phẩm đông lạnh không rõ xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ trị giá hơn 2 tỷ đồng vừa bị Đội QLTT số 3, Cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, tạm giữ.
Quảng Ngãi kiểm soát chặt thực phẩm khu vực trường học, phòng ngộ độc

Quảng Ngãi kiểm soát chặt thực phẩm khu vực trường học, phòng ngộ độc

Ngày 10/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn ký công văn gửi các cơ quan liên quan yêu cầu các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các cá nhân buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhất là ở khu vực các trường học để bảo vệ học sinh.
Hà Nam: Phát hiện, xử lý cơ sở sản xuất giò, chả sử dụng chất cấm

Hà Nam: Phát hiện, xử lý cơ sở sản xuất giò, chả sử dụng chất cấm

Qua test nhanh ban đầu, một số mẫu giò, chả dương tính với hàn the là chất phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
Tăng cường quản lý tem điện tử với rượu, thuốc lá nhằm chống thất thu thuế

Tăng cường quản lý tem điện tử với rượu, thuốc lá nhằm chống thất thu thuế

UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Cục Thuế tỉnh tăng cường tuyên truyền vận động, yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, thuốc lá thực hiện đăng ký kê khai nộp thuế, đăng ký sử dụng và dán tem điện tử.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5