Sự cần thiết của Đề án chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh khẳng định, việc xây dựng Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 (Đề án) là cần thiết khi thực trạng hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử đang diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi và khó lường.
Chính thức Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 Đấu tranh phòng, chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thêm nhiều thủ đoạn lừa đảo mới trên thương mại điện tử Nhiều khó khăn trong kiểm tra hoạt động trên thương mại điện tử Xây dựng đội ngũ QLTT chuyên trách, nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả trên thương mại điện tử

Ngày 29/3/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 319/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Điều này một lần nữa khẳng định sự cấp thiết, cần thiết của Đề án trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, bên cạnh những cơ hội, thương mại điện tử đã và đang đặt ra nhiều thách thức mới cho các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng.

Trong chia sẻ gần đây nhất về Đề án này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Trần Hữu Linh từng khẳng định, việc xây dựng Đề án là cần thiết khi thực trạng hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử đang diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi và khó lường.

Sự cần thiết của Đề án chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng trên thương mại điện tử
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh khẳng định, việc xây dựng Đề án là cần thiết khi thực trạng hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử đang diễn biến ngày càng phức tạp
Trung bình có từ 5-6 khiếu nại/ngày về việc mua hàng online

Năm 2020-2021, mua sắm online đã trở thành công cụ phổ biến hữu ích đối với người tiêu dùng. Sau giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam nói riêng rất bứt phá, giữ nguyên tốc độ tăng trưởng. Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Công Thương về quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ năm 2021đạt từ 13,5-13,7 tỷ USD. Năm 2022 quy mô thị trường này tại Việt Nam đạt 16,4 tỉ USD và dự báo đến 2025 đạt khoảng 38 - 39 tỉ USD.

“Xu thế mua hàng của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng trong 2-3 năm trở lại đây và những năm tiếp theo với tất cả các mặt hàng, từ tiêu dùng, đồ ăn, nước uống, thời trang, mỹ phẩm... kéo theo dịch vụ hậu cần như chuyển phát, giao hàng cũng phát triển mạnh mẽ. Nhiều công ty chuyển phát lớn có doanh thu phát sinh cao đến 90-95% từ việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa online”, Tổng Cục trưởng nhận định.

Song Tổng Cục trưởng cũng cho rằng, thương mại điện tử đã và đang trở thành kênh tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng phổ biến, do vậy, trong khoảng 3 năm trở lại đây, lực lượng QLTT xác định công tác chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử là nhiệm vụ mới, mặt trận mới. Tuy nhiên, công tác này chưa được triển khai, thực hiện bài bản, chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.

“3 năm trở lại đây, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra phát hiện trên 3.000 vụ việc vi phạm liên quan đến thương mại điện tử, xử phạt vi phạm hành chính mỗi năm khoảng 20 tỷ đồng. Đây vẫn là con số khá khiêm tốn so với thực tế”, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhận định và cho biết, thống kê sơ bộ của Bộ Công Thương cũng cho thấy, trung bình mỗi năm có đến 1.500 khiếu nại của người tiêu dùng qua đường dây nóng, bằng văn bản liên quan đến việc mua sắm qua thương mại điện tử. Như vậy, mỗi ngày có từ 5-6 khiếu nại, phàn nàn về việc mua phải hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; chất lượng dịch vụ của bên bán hàng...

“Nếu không kiểm soát tốt môi trường online, hàng giả, hàng nhái sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng, đến uy tín của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính và uy tín của chính các website bán hàng online”, Tổng Cục trưởng dự báo.

Để thương mại điện tử thực sự trở thành kênh mua sắm hiện đại của người dân, phải có một giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa, chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, do vậy, Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử đến năm 2025 của Bộ Công Thương là rất cần thiết.

Chồng chéo trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm

Theo Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh, hiện nay, theo quy định của nhà nước, có nhiều lực lượng cùng tham gia vào công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại. Bên cạnh lực lượng QLTT còn có lực lượng thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ, lực lượng Công an, Hải quan, lực lượng kiểm tra văn hóa... Tuy nhiên, thẩm quyền của mỗi cơ quan, mỗi lực lượng lại khác nhau, do vậy, khi xây dựng văn bản pháp luật vẫn còn sự chồng chéo, trùng lặp hoặc khác nhau về cách xử lý. Nhiều khi là 01 hành vi vi phạm nhưng lại có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định xử phạt khác nhau.

“Hiện nay cả nước có 55 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó, thẩm quyền của lực lượng QLTT chiếm đến 60% trong số này. QLTT là lực lượng xử phạt vi phạm hành chính chính mà Chính phủ giao. Trong khi đó, các văn bản của quy phạm pháp luật thì được cập nhật, sửa đổi thường xuyên và liên tục, do vậy, mỗi vụ vi phạm sẽ có độ trễ nhất định trong quá trình xử phạt”, Tổng Cục trưởng dẫn chứng.

Sự cần thiết của Đề án chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng trên thương mại điện tử
Lực lượng QLTT kiểm tra, phát hiện kho gia dụng hàng giả, hàng lậu lớn ở Tuyên Quang, bán hàng thông qua hình thức livestream

Đáng lưu ý, trước đây, các đường dây ổ nhóm sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng giả bằng hình thức thương mại truyền thống, do vậy, hàng hóa phải tập kết ở các kho lớn, nằm trong đô thị lớn, khu dân cư lớn như Hà Nội, TP.HCM... nhưng 3 năm trở lại đây, xu hướng vi phạm thay đổi rõ rệt. Lợi dụng thương mại điện tử, các đối tượng chỉ cần livestream bán hàng, địa điểm livestream không cố định, có thể ở chung cư, nhà riêng, còn kho hàng đặt mãi ở Lào Cai, Tuyên Quang... Đây là thách thức rất lớn đối với công tác phòng, chống hàng giả.

“Để xảy ra thực trạng trên có một phần nguyên nhân đến từ các sàn giao dịch và bên chuyển phát. Bởi, thương mại điện tử có sự tham gia của các bên thứ ba mà thương mại truyền thống không có, liên quan đến vận chuyển, thanh toán... Đôi khi đơn vị chuyển phát không quan tâm đến nội dung, sản phẩm hàng hóa là gì, vô hình chung tiếp tay vào quá trình vận chuyển lưu thông hàng giả, thậm chí là hàng cấm. Hành vi này rất nguy hiểm, trong khi luật quy định vấn đề này chưa đồng bộ”, Tổng Cục trưởng phân tích và bổ sung, công cụ thanh toán, khuôn khổ pháp lý chưa được hoàn thiện cũng là một trong nhiều trở ngại cho công tác phòng chống hàng giả trên môi trường mạng.

Hoạt động thương mại điện tử dựa trên hạ tầng về công nghệ, nhưng trong quá trình kiểm tra, các đối tượng ẩn đi, xóa đi chứng cứ rất nhanh gây khó khăn cho hoạt động thực thi công vụ. Khi ấy, QLTT phải phối hợp với lực lượng Công an khôi phục lại bằng chứng, lập vi bằng, rất tốn thời gian. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp lý là cần thiết để có sự phối hợp hiệu quả hơn giữa các lực lượng, giúp công tác ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên môi trường mạng được hiệu quả hơn.

Sự cần thiết của việc xây dựng Đề án

Khi chia sẻ về Đề án này, không dưới hai lần, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh khẳng định sự cần thiết của Đề án. Đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa, chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ngay cả trên môi trường thương mại điện tử.

Một trong những nội dung quan trọng của Đề án là xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông giữa các bộ, ngành. Hiện nay thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, các bộ, ngành đang quan tâm hoàn thiện cơ sở dữ liệu. Trước tiên, hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ góp phần phòng ngừa, tức là dựa vào thông tin trên cơ sở dữ liệu có thể nắm được đối tượng kinh doanh là ai, ở đâu, khi nào?.

“Một sàn thương mại điện tử có hàng ngàn người bán, cộng thêm hàng vạn người kinh doanh trên các nền tảng Zalo, Facebook, các mạng xã hội khác... khiến Nhà nước thất thu thuế rất nhiều, nên cần phải có cơ sở dữ liệu để nắm được đối tượng thì mới quản lý được.

Đến nay, cơ sở dữ liệu của các bộ ngành đã được hình thành, nhiều đơn vị đã liên kết hệ thống dữ liệu với nhau, như cơ sở dữ liệu về dân cư. Thực tế, thời gian qua, Hải quan và QLTT cũng chia sẻ dữ liệu với nhau trong quá trình cần xác minh thông tin. Chúng tôi thấy rằng nếu chỉ đi kiểm tra lẻ tẻ từng vụ thì chỉ là phần ngọn nên rất cần dữ liệu chung”, Tổng Cục trưởng chia sẻ.

Sự cần thiết của Đề án chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng trên thương mại điện tử
Một trong những nội dung quan trọng của Đề án là xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông giữa các bộ, ngành

Ngoài ra, cũng theo Tổng Cục trưởng, Đề án còn đặt ra mục tiêu 100% các cơ sở kinh doanh, các sàn giao dịch thương mại điện tử ký cam kết không kinh doanh hàng giả và 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục về chống hàng giả. Cụ thể, các sàn giao dịch điện tử cần phải ràng buộc trách nhiệm như ký cam kết với người bán hàng, cũng như sử dụng công nghệ vào công tác quản lý. Cùng với đó, tuyên truyền, phổ biến, định hướng cho người tiêu dùng không sử dụng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vận động người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng hoá do Việt Nam sản xuất.

Song, để phát huy, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng, công tác phối hợp giữa các lực lượng là hết sức quan trọng. Thực tiễn cho thấy thời gian qua với những diễn biến phức tạp của thị trường, dù đã tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng nhưng hiệu quả vẫn chưa được như kỳ vọng.

“Công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trên môi trường mạng không thể dùng cách thức truyền thống, nên mỗi ngành có chức năng, nhiệm vụ riêng cần có sự phối hợp trong cung cấp thông tin, để nắm bắt sát thực tiễn nhất. Khi thông tin chuẩn, nhanh và hiệu quả, thì công tác xử lý và ngăn chặn mới hiệu quả được”, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ

Tối 24/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval nhân dịp ông sang dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại các cảng hàng không, sân bay trong thời gian diễn ra Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại các cảng hàng không, sân bay trong thời gian diễn ra Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, tại các cảng hàng không, sân bay đều tăng cường bố trí nhân lực, trang thiết bị trong thời gian diễn ra Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 24/7/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.
Hội nghị đối thoại giữa Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương với lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ năm 2024

Hội nghị đối thoại giữa Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương với lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ năm 2024

Sáng 23/7, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị đối thoại giữa Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ với lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ năm 2024. Hội nghị năm nay có chủ đề: “ Tiếp tục cải thiện môi trường làm việc, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác của cán bộ công chức, viên chức người lao động thuộc Bộ”.
Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Tối 23/7, Cục Cảnh sát giao thông (C08) thông tin về việc phân luồng giao thông từ xa, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa, khắc phục ùn tắc giao thông phục vụ Quốc tang.
Công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các Bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

Công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các Bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

Bộ Thông tin và truyền thông vừa công bố danh sách 103 nền tảng số quốc gia do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc để địa phương khai thác, tránh trùng lặp.
Thủ tướng Chính phủ ra công điện về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ

Thủ tướng Chính phủ ra công điện về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ.
Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang

Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang

Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức với nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7/2024 và 26/7/2024), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận