Khai mạc Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022

Việt Nam là quốc gia có kinh tế số luôn nằm trong Top đầu của ASEAN về tốc độ phát triển. Số liệu công bố cho thấy, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỷ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỷ USD năm 2025...
Nền tảng "Công dân số xứ Lạng" phục vụ đắc lực cho người dân và doanh nghiệp Bộ Công Thương thực hiện chuyển đổi số một cách tổng thể, toàn diện Ngành Công Thương đang thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ

Sáng 25/5, tại Hà Nội, Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) đã chính thức được khai mạc. Diễn ra trong 2 ngày với 18 phiên Hội nghị chuyên đề, triển lãm chuyển đổi số, Diễn đàn thu hút hơn 2.500 lượt đại biểu trong nước và quốc tế tham dự và tham gia các hoạt động cùng hơn 10.000 lượt theo dõi trực tuyến.

Vietnam - Asia DX Summit 2022 được tổ chức bởi Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, cùng 11 hiệp hội ngành nghề trong nước, 2 tổ chức khu vực và 14 hiệp hội công nghệ thông tin tại 14 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực.

Khai mạc Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022
Tại Việt Nam, kinh tế số luôn nằm trong Top đầu của ASEAN về tốc độ phát triển

Theo Báo cáo kinh tế số của Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), năm 2019 kinh tế số ICT/VT đóng góp khoảng 4,5% GDP toàn cầu, kinh tế số internet/nền tảng đóng góp 15,5% GDP toàn cầu.

Tại Việt Nam, kinh tế số luôn nằm trong Top đầu của ASEAN về tốc độ phát triển. Báo cáo "e-Conomy SEA 2021" do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) công bố cho thấy, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỷ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỷ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng năm 2021 đạt 31%, và dự kiến sẽ tăng trung bình khoảng 29%/năm đến năm 2025.

Báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy bức tranh chi tiết hơn. Năm 2021, ước tính kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 163 tỷ USD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số công nghệ thông tin và viễn thông đạt 126 tỷ USD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm 1% GDP và kinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP.

Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

Sau một thời gian thực hiện Chương trình chuyển đổi đổi số Quốc gia, sự chuẩn bị đã dần được hoàn thiện. Đến nay, hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã có chương trình/kế hoạch chuyển đổi số. Nhận thức về chuyển đổi số đã, và đang được nâng cao và phổ biến một các rõ rệt trong tất cả các cơ quan, chính quyền các cấp, cũng như hầu hết các thành phần của nền kinh tế.

Các cơ sở dữ liệu quốc gia đang hình thành và phát triển nhanh chóng như: Dữ liệu dân cư, Dữ liệu doanh nghiệp, Dữ liệu tài chính, Dữ liệu đất đai, Dữ liệu về bảo hiểm… cũng rất nhiều cơ sở dữ liệu cấp độ khác đang được hình thành.

Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm cụ thể hóa những mục tiêu phát triển.

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA chia sẻ: “Để thực hiện mục tiêu vô cùng thách thức của Thủ tướng Chính phủ, phát triển kinh tế số Việt Nam cần sự hợp lực từ tất cả các cấp chính trị, các thành phần kinh tế nhằm gải quyết hạn chế về nguồn lực vốn đang thiếu và bị phân mảnh.

Ông Khoa nhấn mạnh, hợp lực giữa bộ ngành với bộ ngành, địa phương với địa phương, doanh nghiệp với doanh nghiệp, và giữa các thành phần này với nhau sẽ tạo ra được những chương trình bài bản, có định hướng, những chính sách cởi mở, thông thoáng, và những hệ sinh thái số phù hợp, tối ưu cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Khoa, các doanh nghiệp công nghệ số đang nỗ lực phát triển các nền tảng, các giải pháp chuyển đổi số chất lượng, đầu tư nghiên cứu và đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới: AI, Blockchain… và đang nỗ lực hợp lực cùng nhau, xây dựng hệ sinh thái số giúp chuyển đổi số cho các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp. Doanh nghiệp cam kết và luôn sẵn sàng hợp lực cùng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để phát triển kinh tế số, tăng tốc chuyển đổi số.

Hơn 150 diễn giả sẽ tập trung bàn thảo tại phiên khai mạc và 18 phiên chuyên đề, thiết kế theo 4 trục:

Chính phủ số: 3 phiên Hợp lực chuyển đổi số cho bộ,ngành; Hợp lực chuyển đổi số cho các địa phương; và Kinh nghiệm chuyển đổi số tại các quốc gia châu Á.

Kinh tế số: 8 phiên dành cho 8 ngành trọng điểm ưu tiên chuyển đổi số bao gồm Tài chính – Ngân hàng; Giao thông vận tải – Logistics; Y tế; Giáo dục; Du lịch; Thương mại; Bất động sản; Nông nghiệp.

Doanh nghiệp số: Doanh nghiệp SMEs, Doanh nghiệp Sản xuất, Nền tảng số - Cloud computing; Nhân lực số, Startup số và Startup-Pitching.

Chuyển đổi số tại châu Á: với 2 phiên và chia sẻ thông tin của 11 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực về các chương trình, kinh nghiệm, điển hình thành công trong chuyển đổi số.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phát hiện lỗ hổng bảo mật được sử dụng tấn công vào hệ thống thông tin nhiều cơ quan, tổ chức

Phát hiện lỗ hổng bảo mật được sử dụng tấn công vào hệ thống thông tin nhiều cơ quan, tổ chức

Qua công tác giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, ghi nhận mã khai thác của lỗ hổng CVE-2024-3400 tồn tại trong phần mềm PAN-OS đã được sử dụng để tấn công vào hệ thống thông tin của nhiều cơ quan, tổ chức.
Thủ tướng dự khởi công nhà máy bảng mạch in điện tử gần 5.000 tỷ đồng

Thủ tướng dự khởi công nhà máy bảng mạch in điện tử gần 5.000 tỷ đồng

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất các loại vi mạch điện tử do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư Meiko Electronics (Nhật Bản).
Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công từ mã độc tống tiền

Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công từ mã độc tống tiền

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) chính thức ra mắt Cẩm nang "Phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công Ransomware" nhằm giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng lực chủ động ứng phó và phát hiện sớm các nguy cơ tấn công mạng.
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Quyết định Ban hành Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Châu Âu đang nỗ lực thắt chặt quy định đối với các công ty công nghệ lớn

Châu Âu đang nỗ lực thắt chặt quy định đối với các công ty công nghệ lớn

Liên minh châu Âu đang nỗ lực thắt chặt quy định đối với các công ty công nghệ lớn bằng các quy định mới, qua đó tăng tính công bằng cho thị trường kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng.
Sàn TMĐT Postmart đổi tên thành Buudien.vn chuyên nông, lâm, thủy sản

Sàn TMĐT Postmart đổi tên thành Buudien.vn chuyên nông, lâm, thủy sản

Từ ngày 31/03/2024, sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart chính thức được đổi tên thương hiệu thành Buudien.vn - nền tảng TMĐT chuyên sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam, là nơi người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm chất lượng vượt trội, nguồn gốc rõ ràng, thông tin minh bạch.
Bộ tiêu chí đánh giá Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh

Bộ tiêu chí đánh giá Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh

Bộ Thông tin và Truyền thông (BTTTT) đã có Quyết định 473/QĐ-BTTTT ban hành Bộ tiêu chí đánh giá Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh năm 2024.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 7/4/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công từ mã độc tống tiền

Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công từ mã độc tống tiền

Tết Hàn thực và món ăn truyền thống: bánh trôi, bánh chay

Tết Hàn thực và món ăn truyền thống: bánh trôi, bánh chay

Ngày Quốc tế về Du hành Không gian có Người (12/4)

Ngày Quốc tế về Du hành Không gian có Người (12/4)

Ngày Valentine đen 14/4 - ngày độc thân vui vẻ

Ngày Valentine đen 14/4 - ngày độc thân vui vẻ

Sắp tổng kiểm kê tài sản công trên quy mô cả nước

Sắp tổng kiểm kê tài sản công trên quy mô cả nước

Chiêu thức lừa đảo cũ với một loạt nạn nhân mới

Chiêu thức lừa đảo cũ với một loạt nạn nhân mới

Làm sâu sắc quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Làm sâu sắc quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc