Bộ Công Thương thực hiện chuyển đổi số một cách tổng thể, toàn diện

Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đã ban hành Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể để thực hiện chuyển đổi số tại Bộ Công Thương một cách tổng thể, toàn diện.
Ngành Công Thương đang thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ Thanh niên sẽ là lực lượng nòng cốt chuyển đổi số Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên toàn quốc vào 2022

Chuyển đổi số trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/BCSĐ ngày 27/01/2022 lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số của Bộ Công Thương giai đoạn 2022 – 2025.

Theo Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương, Nghị quyết 33 đánh giá trong giai đoạn 2016-2021, Bộ Công Thương đã có sự chuyển biến rất tích cực so với giai đoạn 2010-2015 và đạt được những kết quả nhất định về công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông về mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan Trung ương qua các năm, từ vị trí cuối bảng xếp hạng trong các bộ ngành, Bộ Công Thương đã vươn lên nhóm dẫn đầu (năm 2017 xếp hạng 17/19, năm 2018 và 2019 xếp hạng thứ 2, năm 2020 xếp hạng thứ 6).

Từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã định hướng, triển khai các ứng dụng nội bộ dùng chung cho các đơn vị trực thuộc Bộ đạt được hiệu quả rất tích cực (100% cán bộ có tài khoản thư điện tử của đơn vị; 100% đơn vị sử dụng ứng dụng quản lý văn bản và điều hành, trang thông tin điều hành tác nghiệp nội bộ)... Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử tại Bộ theo định hướng của Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng (cổng dịch vụ công, cơ chế một cửa quốc gia, một cửa điện tử của Bộ…).

Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát “Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, thực hiện chuyển đổi số, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an toàn thông tin mạng” và đưa ra các mục tiêu cụ thể để phấn đấu đạt được đến năm 2025, cụ thể:

Một là, hình thành được cơ sở hạ tầng dữ liệu của ngành, trong đó có cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung được kết nối, tích hợp dữ liệu từ các hệ thống nghiệp vụ chuyên dùng nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản lý, điều hành của Bộ.

Hai là, hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Công Thương kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ theo quy định của Nghị định 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước. Đảm bảo 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các đơn vị được cập nhật, chia sẻ trên hệ thống.

Ba là, phát triển hệ thống tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ (LGSP) kết nối với các hệ thống thông tin, cơ sử dữ liệu trong nội bộ bộ và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) theo Khung Kiến trúc để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan bên ngoài.

Bốn là, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, đảm bảo 100% các thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Năm là, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ được xác thực điện tử.

Sáu là, 100% dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực xuất nhấp khẩu được tích hợp lên Cơ chế một cửa quốc gia.

Bảy là, tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 80% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Tám là, xây dựng kế hoạch và triển khai công bố dữ liệu mở của Bộ; thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu theo lộ trình yêu cầu tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

Chín là, triển khai các giải pháp điều hành, giám sát an toàn, an ninh mạng, phòng chống mã độc tập trung, kết nối chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Bộ Công Thương thực hiện chuyển đổi số một cách tổng thể, toàn diện

Thực hiện chuyển đổi số một cách tổng thể, toàn diện

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký Quyết định ban hành Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 nhằm đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử tại các đơn vị thuộc Bộ Công Thương trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, thực hiện chuyển đổi số một cách tổng thể, toàn diện đối với mỗi đơn vị, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cách thức làm việc dựa trên công nghệ số, hướng tới Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 là nhằm nâng cấp, vận hành Hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng đảm bảo kết nối, liên thông trao đổi văn bản điện tử qua tất cả các cấp chính quyền của Bộ và kết nối Trục liên thông văn bản quốc gia. Tỷ lệ văn bản trao đổi, hồ sơ công việc tái cấp Bộ được xử lý trên môi trường mạng đạt 100% đối với các nội dung không mật; Khai thác sử dụng triệt để hộp thư điện tử được cấp, các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; sử dụng hiệu quả mạng Internet để khai thác thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn; xây dựng, khai thác dịch vụ nền tảng để đăng nhập các hệ thống thông tin theo cơ chế đăng nhập một lần (SSO-Single Sign On)...

Chương trình cũng đặt mục tiêu hoàn thiện Cổng Dịch vụ Công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ, đảm bảo 100% các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ Công quốc gia, cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu quốc gia khác có liên quan.

Ngoài ra, Chương trình cũng đặt mục tiêu 100% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4 phổ biến, liên quan đến nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ được xác thực điện tử; 100% dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu được tích hợp lên cơ chế một cửa Quốc gia; Hoàn thành việc kết nối Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp của Bộ Công Thương với Hệ thống của Chính phủ, đảm bảo tiếp nhận 100% thông tin phản ánh của người dân và chuyển cho các đơn vị liên quan giải quyết. Công bố 100% thông tin phản hồi đảm bảo người dân, doanh nghiệp tiếp cận được thông tin một cách chính xác và kịp thời...

Để thực hiện các nhiệm vụ kể trên, Bộ Công Thương cũng đưa ra lộ trình thực hiện với từng nhiệm vụ cụ thể, gồm hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển các hệ thống nền tảng, phát triển dữ liệu, phát triển các ứng dụng dịch vụ, bảo đảm an toàn thông tin và phát triển nguồn nhân lực. Đi kèm với từng nhiệm vụ là những giải pháp cụ thể trong đó có việc nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; Ứng dụng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân; Phát triển mô hình kết hợp giữa các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp; Tăng cường hợp tác quốc tế...

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng giao từng nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc Bộ để triển khai có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Chiều 12/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tỷ lệ tán thành cao.
Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Chiều 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, chia sẻ.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Sáng 6/11, Tổng cục Thống kê công bố Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024. Theo đó, nhiều lĩnh vực đạt kết quả đáng ghi nhận, như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp; số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh.
Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 496/TB-VPCP ngày 29/10/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Buổi Gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Những kết quả đạt được về Kinh tế - xã hội là rất tích cực, khả quan

Những kết quả đạt được về Kinh tế - xã hội là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn. Lạm phát trong tầm kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định…
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam

Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam

Chiều ngày 27/10, tại Abu Dhabi, trong chương trình thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 4 tập đoàn hàng đầu của nước này trong các lĩnh vực hạ tầng, cảng biển, logistics, khu công nghiệp, giao thông vận tải, tư vấn chiến lược.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận