Kiểm soát chặt các mặt hàng Nhà nước định giá, đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Chiều 13/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì họp với các bộ, ngành về điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, vật tư xây dựng, cước phí vận tải, nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp, giá một số thiết bị vật tư, y tế, giáo dục...
Tăng 6 lần liên tiếp, giá xăng thiết lập kỷ lục mới 3 giải pháp cho bài toán giá xăng dầu tăng Giá xăng dầu tăng mạnh, Bộ Công Thương vận hành cơ sở dữ liệu quản lý và điều hành Tăng cường thanh, kiểm tra để bình ổn giá xăng dầu
Kiểm soát chặt các mặt hàng Nhà nước định giá, đảm bảo nguồn cung xăng dầu
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, 5 tháng đầu năm, áp lực lạm phát toàn cầu có xu hướng ngày càng gia tăng đã gây sức ép đến tình hình lạm phát trong nước. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã có các văn bản chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp về quản lý, điều hành để bình ổn giá, hạn chế những biến động của mặt bằng giá gây tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Đến nay, mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát, CPI tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước, tăng 2,86% so với tháng 5/2021. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của năm tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn mức tăng của 5 tháng đầu năm giai đoạn 2017-2020. Lạm phát cơ bản 5 tháng đầu năm 2022 tăng 1,1% s với cùng kỳ 2021.

"CPI tăng chủ yếu là do ảnh hưởng từ giá xăng dầu, LPG tăng theo giá thế giới, giá vật liệu xây dựng tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu ăn uống, đi lại, du lịch hồi phục trở lại khi dịch Covid-19 được kiểm soát,…", Bộ Tài chính lý giải.

Kiểm soát chặt các mặt hàng Nhà nước định giá, đảm bảo nguồn cung xăng dầu
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin về giá xăng dầu

Đáng chú ý, tại cuộc họp, thông tin về giá xăng dầu tăng trong chiều 13/6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: “Giá trên thế giới tăng rất cao tính từ đầu năm (11/1/2022) tại thị trường Singapore và đây là thị trường chúng ta lấy chuẩn xác định về giá cả đến ngày hôm nay đối với tỷ giá bình quân một số mặt hàng thành phẩm như xăng dầu thế giới.

Như vậy là tăng từ 41,36 % đến 84,35 %; còn nếu chúng ta tính cùng kỳ năm ngoái là biến động tăng 60,62 % đến 123,36 %. Do chúng ta sử dụng một cách hợp lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu so với đầu năm, giá xăng dầu là chỉ tăng 24,42 % đến 62,44 %. Rõ ràng là chúng ta vẫn phải điều hành theo giá của thế giới nhưng mức tăng này giảm hơn so với giá tăng của thế giới”.

Tại Cuộc họp, cho rằng dư địa để điều hành giá trong thời gian tới còn rất thấp, "nguy cơ lạm phát tăng cao là hiện hữu", đại diện các bộ, ngành đã thảo luận, nhấn mạnh một số giải pháp cần tập trung triển khai quyết liệt trong thời gian tới để bảo đảm cung-cầu các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, điều hành chính sách tiền tệ để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống người dân, đảm bảo quản lý giá, lạm phát theo kế hoạch đề ra.

Áp lực rất lớn, công tác điều hành giá sẽ rất khó khăn

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, trong 5 tháng đầu năm, áp lực lạm phát rất cao. Nguyên nhân là do các nước áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng. Bên cạnh đó, sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại, nên cầu tăng lên rất cao. Mặt khác, do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine cũng làm cho giá lương thực, xăng dầu, năng lượng tăng cao... ảnh hưởng đến điều hành lạm phát của các nước.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả. Do đó, chúng ta kiểm soát được lạm phát trong 5 tháng đầu năm 2022. CPI bình quân 5 tháng tăng 2,25% so với cùng kỳ năm 2021.

"Đây là kết quả rất tốt so với các nước trong khu vực và các nền kinh tế trên thế giới", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh và nêu một loạt dẫn chứng: Indonesia tăng 2,8%; Thái Lan 5,19%; Philippines 4,06%; Hoa Kỳ 8,6%; các nước châu Âu tăng 5,7%,...

Kiểm soát chặt các mặt hàng Nhà nước định giá, đảm bảo nguồn cung xăng dầu
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu kiểm soát chặt các mặt hàng nhà nước định giá; đảm bảo nguồn cung xăng dầu; mọi học sinh đều được tiếp cận sách giáo khoa với giá hợp lý

Tuy nhiên, thời gian tới, áp lực lạm phát còn cao hơn nữa. Nhất là giá xăng dầu tiếp tục gia tăng gây tác động tới giá một số dịch vụ, hàng hóa khác như: Giáo dục, y tế, vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải,… Do đó, công tác điều hành giá của Chính phủ từ nay đến cuối năm rất khó khăn.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước tiếp tục theo dõi sát, đánh giá, phân tích kỹ lưỡng tình hình để triển khai các giải pháp, cũng như tham mưu cho cấp có thẩm quyền để kiểm soát giá theo mục tiêu Quốc hội giao.

Phó Thủ tướng nêu rõ, trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm và đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác điều hành giá; đề nghị các bộ ngành, địa phương căn cứ vào các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá triển khai các giải pháp quyết liệt, sát tình hình thực tế; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thiết yếu trên thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.

Giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu là tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022, tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

"Đây là vấn đề rất quan trọng! Chúng ta phải hết sức thận trọng. Nếu chúng ta lơ là để lạm phát kỳ vọng tăng cao sẽ rất khó kiểm soát. Do đó, phải kiên trì mục tiêu và thực hiện các giải pháp đã chứng minh hiệu quả trong thời gian qua", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ ngành theo dõi sát tình hình lạm phát, diễn biến giá cả các mặt hàng, vật tư chiến lược và các biện pháp ứng phó của các nước trên thế giới, nhất là những nền kinh tế có ảnh hưởng tới nước ta; kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn có biện pháp xử lý.

Bộ Tài chính chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan chủ động phân tích, dự báo tình hình, xây dựng các kịch bản ứng phó sát thực với tình hình thực tiễn, trên cơ sở đó tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp điều hành phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, phối hợp với các bộ ngành liên quan, hoàn thiện các dự thảo để trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định pháp luật về giá.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương theo thẩm quyền của mình, căn cứ pháp luật về giá, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, triển khai hiệu quả các biện pháp bình ổn giá. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường phải tiến hành kiểm tra ngay các yếu tố hình thành giá để có biện pháp xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ ngành tiếp tục triển khai các biện pháp tuyên truyền, góp phần đảm bảo công khai, minh bạch về giá để hạn chế những thông tin không đúng, gây nhiễu tâm lý, làm người tiêu dùng hoang mang, thị trường bất ổn;…

Đối với quản lý giá một số mặt hàng thiết yếu "sát sườn" với đời sống người dân, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành từ nay đến cuối năm, phải theo dõi sát diễn biến thị trường, tăng cường công tác dự báo, "phải dự báo sớm hơn" để có biện pháp điều hành linh hoạt, đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng, đạt mục tiêu đề ra.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Phó Thủ tướng yêu cầu phải điều hành hết sức linh hoạt, sử dụng Quỹ BOG hợp lý; triển khai các biện pháp đảm bảo nguồn cung và dự phòng phương án nhập khẩu khi cần thiết, không để bị động. Đồng thời, các bộ ngành, địa phương phải tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu xăng dầu qua biên giới.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu yêu cầu các bộ, các ngành, các địa phương tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" để kết nối, chia sẻ dữ liệu với nhau và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Chiều 23/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 3. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời câu hỏi liên quan tới việc quản lý các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt gần đây là sự xuất hiện của sàn Temu.
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Malaysia thiệt hại gần 12 tỷ USD do lừa đảo trực tuyến

Malaysia thiệt hại gần 12 tỷ USD do lừa đảo trực tuyến

Theo thống kê của Gogolook - nhà cung cấp các dịch vụ chống gian lận sử dụng công nghệ AI, những vụ lừa đảo xảy ra tại Malaysia trong vòng một năm qua đã để lại thiệt hại lên tới con số 12,8 tỷ USD, tương đương khoảng 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này.
Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Trong thời gian gần đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận các chiến dịch tấn công nhắm vào các tổ chức và doanh nghiệp với mục tiêu chính là tấn công mạng, đánh cắp thông tin và phá hoại hệ thống.
Đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử

Đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) đã ban hành yêu cầu rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội.
Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Trong thời đại công nghệ số, camera giám sát đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, từ bảo vệ an ninh cho đến quản lý hoạt động. Tuy nhiên, sự phổ biến của công nghệ này cũng đi kèm với những rủi ro đáng kể về lộ lọt dữ liệu và mất an toàn thông tin, đặt ra thách thức lớn cho cả thế giới và Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ camera và kết nối internet đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng đồng thời cũng tạo ra những lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.
Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Hàng loạt các website của cơ quan, tổ chức tài chính ngân hàng, các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp lớn, nhà mạng...bị đối tượng xấu giả mạo để lừa đảo. Trong số 55 trang web giả mạo thương hiệu doanh nghiệp, có đến gần một nửa thuộc lĩnh vực thương mại điện tử...
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận