Nâng cao nghiệp vụ để xây dựng lực lượng QLTT ngày càng “chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại”

Thảo luận, trao đổi về những vấn đề liên quan đến Thanh tra chuyên ngành; Phòng chống tham nhũng trong lực lượng; Xử lý tang vật vi phạm; Hệ thống INS - những tồn tại và giải pháp thời gian tới… là những nội dung quan trọng trong ngày làm việc thứ hai của Hội nghị tập huấn nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) năm 2022.
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh: Người đứng đầu - nhân tố quyết định xây dựng lực lượng QLTT đoàn kết, vững mạnh Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường Doanh nghiệp vừa sản xuất vừa "tự hào sử dụng hàng Việt" Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang tổ chức thi sát hạch nghiệp vụ cho các công chức trong toàn cục Quảng Ninh: Tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính và sử dụng phần mềm INS

Ngày 02/8 và 03/8/2022, tại Khánh Hoà, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ toàn lực lượng năm 2022.

Kết thúc ngày làm việc thứ nhất, Hội nghị đã được nghe Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh trao đổi về tình hình hoạt động của lực lượng, nhiệm vụ và phương hướng phát triển thời gian tới; PGS. TS. Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học, Đại học Kinh tế Quốc dân đã chia sẻ về các vấn đề kỹ năng lãnh đạo, quản lý tổ chức.

Chiều cùng ngày, các đại biểu tham dự Hội nghị đã được cập nhật các vấn đề mới trong quy định pháp luật về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính do TS. Kiều Dương, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách Pháp chế; vấn đề về Văn hóa tổ chức và đạo đức nghề nghiệp do PGS. TS. Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân trình bày.

Thanh tra chuyên ngành giúp phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật

Vấn đề “Tổ chức triển khai hoạt động thanh tra chuyên ngành (TTCN), giải quyết khiếu nại tố cáo” và “công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượng” là những nội dung được Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Ánh Dương trực tiếp trao đổi, hướng dẫn, làm rõ tại Hội nghị.

Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Ánh Dương

Theo Phó Tổng Cục trưởng, mục đích của TTCN nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; Phát huy nhân tố tích cực; Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Phó Tổng Cục trưởng lưu ý mọi người chú ý sự khác biệt của Thanh tra hành chính và TTCN. Theo đó, Thanh tra hành chính tiến hành theo Đoàn thanh tra; còn TTCN tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ TTCN tiến hành.

Theo Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Ánh Dương, khi kết thúc quá trình TTCN, phải thực hiện đúng, đủ các trình tự sau: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra; Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra; Xem xét báo cáo Kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra; Xây dựng Dự thảo Kết luận thanh tra; Ký và ban hành Kết luận thanh tra (chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày báo cáo kết quả thanh tra); Công khai Kết luận thanh tra (trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra); Tổng kết hoạt động của ĐTT; Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra (30 ngày kể từ ngày có kết luận thanh tra).

Liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, Phó Tổng Cục trưởng cho biết, việc phát hiện tham nhũng thường thông qua công tác kiểm tra và tự kiểm tra; qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán; qua phản ánh, tố cáo, báo cáo…

Thống nhất với quan điểm của Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh, Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Ánh Dương tiếp tục nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng khi chỉ đạo, điều hành công tác này của đơn vị. Đặc biệt, người đứng đầu phải thực sự gương mẫu, liêm khiết, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng chống tham nhũng; Phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Nhiều vướng mắc trong quá trình xử lý tang vật vi phạm

“Trách nhiệm trong công tác xử lý và quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (VPHC) bị tạm giữ, tịch thu” là nội dung được các đại biểu, đặc biệt là các Đội trưởng trao đổi, thảo luận sôi nổi tại Hội nghị.

Quyền Vụ trưởng Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính Vũ Thị Minh Ngọc

Thông tin thêm về nội dung này, bà Vũ Thị Minh Ngọc – Quyền Vụ trưởng Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính (Tổng cục QLTT) cho biết, căn cứ pháp lý của công tác xử lý và quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu gồm: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định số 138/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính…

Theo Quyền Vụ trưởng Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính, điểm thay đổi căn bản của xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu so với trước đây được thể hiện rõ nét qua những điểm sau:

Tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận, giải đáp vướng mắc trong quá trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo 12 nhóm vấn đề: Quy định về định giá/xác lập trị giá tang vật, phương tiện VPHC trong xử lý vụ việc và khâu xử lý tài sản; Quy định về thời gian, quy trình xử lý tài sản là tang vật, phương tiện VPHC đã được xác lập quyền SHTD; Về phương án xử lý; Về kinh phí cho hoạt động xử lý tài sản là tang vật, phương tiện VPHC; Kinh phí quản lý kho; Xử lý phát sinh trong trường hợp chuyển giao, bán niêm yết, bán chỉ định, tiêu hủy; Xử lý nhóm hàng hóa là mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, động vật sống, sản phẩm từ động vật; Xử lý đối với nhóm hàng hóa không được phép lưu hành, chưa được phép lưu hành tại Việt Nam; Nhóm hàng hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường, vật nuôi như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất; Nhóm hàng hóa thông dụng trên thị trường như sản phẩm dệt may, thời trang, đồ điện tử gia dụng, đồ cơ khí cầm tay; Nhóm hàng hóa không đủ điều kiện lưu thông nhưng vẫn có giá trị nếu bán phụ tùng, linh kiện hoặc bán dưới dạng phế liệu; Quy định về ghi nhãn hàng hóa, công bố hợp chuẩn, hợp quy để lưu thông hàng hóa trên thị trường…

INS là công cụ đắc lực trong hoạt động công vụ

Thông tin về những vấn đề liên quan đến Hệ thống INS, Đại diện Phòng Công nghệ thông tin, Văn phòng Tổng cục - đồng chí Ngô Khánh An đã cung cấp những số liệu cụ thể của hệ thống INS, từ đó, phân tích những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất giải pháp thời gian tới.

Đồng chí Ngô Khánh An chia sẻ tình hình hoạt động Hệ thống INS

Theo đồng chí An, song song với công tác kiện toàn, ổn định tổ chức, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đã đặt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin ngang hàng với nhiệm vụ chuyên môn mà toàn lực lượng QLTT phải triển khai thực hiện. Với quyết tâm đó, từ 01/02/2022 Hệ thống kiểm tra xử lý vi phạm hành chính (INS) đã chính thức được áp dụng trong toàn lực lượng. “Hệ thống INS từ khi ra đời đã tạo chuyển biến mới, là công cụ đắc lực trong hoạt động công vụ của lực lượng QLTT”, đồng chí An khẳng định.

Theo thống kê của hệ thống INS, nửa đầu năm 2022, những hành vi vi phạm nổi bật trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh và lĩnh vực khác (quản lý nhà nước, quản lý mặt hàng); Hàng lậu và vi phạm về giá; lĩnh vực an toàn thực phẩm. Trong đó, hàng lậu và vi phạm về giá đang có xu hướng trở lại; các vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm sẽ gia tăng trong nửa cuối năm 2022, đặc biệt là Trung thu và dịp Tết Nguyên đán.

Thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, tồn tại kể từ khi vận hành hệ thống INS, đồng chí Ngô Khánh An cho biết, Biểu mẫu áp dụng còn nhiều hạn chế; Tại một số địa bàn còn khó khăn khi truy cập internet; Thao tác phụ thuộc nhiều vào số ít công chức trẻ, nhanh nhẹn; Công tác đôn đốc cấp Đội chưa kịp thời…

Để khắc phục những tồn tại đó, đại diện bộ phận Công nghệ thông tin của Văn phòng Tổng cục đề nghị, cần triển khai chữ kí số. Việc triển khai chữ ký số rất quan trọng, tuy nhiên, do liên quan đến tính pháp lý, cần thời gian chuẩn bị nên công tác triển khai cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, một số giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế của INS được đồng chí An chia sẻ như: Tăng cường trao đổi giữa các đơn vị; Rà soát thật kỹ về nội dung trước khi gửi đi; Tích cực tham mưu lãnh đạo để quản lý, giám sát công chức thông qua Hệ thống INS và Sổ nhật ký điện tử; Nâng cấp hệ thống, bổ sung các tiện ích; đảm bảo tốc độ truy cập Hệ thống INS; Bổ sung laptop và máy in chuyên dụng…

Tại Hội nghị, đại diện bộ phận công nghệ thông tin đã giải đáp những vướng mắc cụ thể của đại diện các Cục, Đội gặp phải trong quá trình kiểm tra thực tế. Đồng chí An đề nghị, trong quá trình sử dụng hệ thống, các đơn vị nếu có vướng mắc, gặp các lỗi cụ thể, cần tổng hợp, thống kê và phản hồi lại để Văn phòng Tổng cục chỉnh lý kịp thời, tiếp tục hoàn thiện hệ thống.

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ QLTT năm 2022 kết thúc sau 02 ngày làm việc nghiêm túc, đạt được mục tiêu đề ra. Gần 700 đại biểu tham dự Hội nghị đã thẳng thắn trao đổi nhiều vướng mắc, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn, hướng tới xây dựng lực lượng ngày càng “chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại”.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.
Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Chiều ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tiếp chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực Cộng hòa Dominica.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, làm công tác nhân sự, thông qua 18 luật

Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, làm công tác nhân sự, thông qua 18 luật

Sau 1 tuần nghỉ giữa kỳ họp, sáng 20/11, Quốc hội bước vào đợt 2 Kỳ họp thứ 8 với nội dung trọng tâm làm công tác nhân sự và biểu quyết thông qua 18 dự án luật.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 39, xem xét nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là cho ý kiến tiếp thu, giải trình các dự án Luật sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 ngày 9/11, Thủ tướng nhấn mạnh nếu gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Sáng ngày 07/11, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo trực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận