Ngành đường cần trung thực với chính mình

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng ngành đường cần phải trung thực với chính mình, tránh đổ lỗi cho đường nhập lậu, đổ lỗi cho hội nhập làm chúng ta khó khăn. Phải nhìn nhận đúng để Nhà nước ra chính sách đúng đắn cho ngành đường, nếu không sẽ thiết kế sai chính sách.
Thanh long Bình Thuận rộng đường vào thị trường Nhật Bản Không có tem nhãn phụ, 5 tấn đường nhập khẩu bị chặn đứng trên đường đi tiêu thụ Bảy doanh nghiệp trúng đấu giá hạn ngạch thuế quan đường nhập khẩu năm 2021 Đường mía Thái Lan bị cáo buộc lẩn tránh thông qua 05 nước ASEAN để tránh thuế Phát hiện và tạm giữ nhiều tấn đường kính trắng không có hóa đơn

Đường nhập lậu gây nhiều khó khăn

Mía từng được xem là cây xóa đói giảm nghèo của nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, hiện nay, người trồng mía và ngành mía đường nước ta đang gặp thách thức lớn trước đường nhập khẩu và đường nhập lậu khi từ năm 2020, Việt Nam thực hiện xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với mía đường trong khu vực theo Hiệp định Thương mại hàng hóa (ATIGA).

Trong Hội thảo trực tuyến “Để mía không đắng” do UBND tỉnh Phú Yên phối hợp báo Người Lao Động tổ chức ngày 10/11, ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UNND tỉnh Phú Yên cho biết, Phú Yên là vùng trồng mía lớn của cả nước với hơn 29.000 ha, có trên 20.000 hộ gia đình tham gia trồng mía. Cây mía đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn Phú Yên. Tuy nhiên, giá mía đường xuống thấp đã làm hiệu quả của cây mía không như trước.

Tuy nhiên, hiện còn nhiều tồn tại trong việc phát triển cây mía như vùng nguyên liệu chưa được tập trung bài bản, hạn chế về tưới tiêu, giống... đã khiến ngành mía thật sự không còn ngọt.

Ngành đường cần trung thực với chính mình
Hiện còn nhiều tồn tại trong việc phát triển cây mía như vùng nguyên liệu chưa được tập trung bài bản, hạn chế về tưới tiêu, giống... đã khiến ngành mía thật sự không còn ngọt

Cùng chung quan điểm, ông Võ Văn Út, nông dân ở thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, ông trồng mía đã nhiều năm, nhiều nông dân mua được xe hơi nhờ cây mía. Nhưng từ năm 2015 trở lại đây, ông cũng như nhiều người trồng mía điêu đứng vì thiên tai, hạn hán, giá quá thấp.

Tương tự, ông Bạch Văn Sơn, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang thẳng thắn chia sẻ, đường nhập lậu đã và đang gây nhiều khó khăn lên ngành mía đường trong nước.

Theo ông Sơn, tại Hậu Giang, trước năm 2010 mía là cây trồng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh tại địa phương do thích nghi thổ nhưỡng. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, diện tích mía giảm dần từ hơn 15.000 ha xuống còn hơn 5.000 ha năm 2020. Cả tỉnh hiện chỉ có 1 nhà máy sản xuất đường đang hoạt động là nhà máy Phụng Hiệp nhưng chỉ sản xuất duy nhất mặt hàng đường, chưa sử dụng các phụ phẩm từ mía để chế biến để nâng cao giá trị.

Không chỉ vậy, ông Bạch Văn Sơn còn cho biết, những năm gần đây giá bán mía không ổn định, người trồng không có lãi hoặc lãi rất ít. Trong khi đó, khâu thu hoạch chủ yếu là thủ công, chiếm đến 25% chi phí giá thành, phương tiện vận chuyển hạn chế nên tốn nhiều thời gian, công lao động. Về giống, tại Hậu Giang chưa có giống mía năng suất cao, chữ lượng cao như mong muốn của bà con nông dân.

Ngoài ra, ông Bạch Văn Sơn còn trăn trở, đường nhập lậu đang nhiều gây nhiều khó khăn cho ngành mía đường ở địa phương.

Trước thực trạng trên, ngành nông nghiệp Hậu Giang đề xuất cần nâng cao năng lực cho ngành mía đường địa phương bằng việc cơ giới hóa thông qua quy hoạch vùng trồng mía tập trung và sử dụng máy chế tạo tạo máy phù hợp với ĐBSCL.

Bên cạnh đó, địa phương tiếp tục kêu gọi đầu tư nghiên cứu, ứng dụng đề tài để đa dạng sản phẩm cây mía, đa dạng hóa sản phẩm. Các nhà máy đường thay đổi công nghệ, quản lý để giảm giá thành, đầu tư chế biến sản phẩm sau đường.

Đề nghị các nhà khoa học đẩy mạnh tạo giống mía ưu việt, ngắn ngày, năng suất cao để chuyển giao cho nông dân.

Ngoài ra, cần kiểm soát đường nhập lậu, thực thi nghiêm quyết định chống bán phá giá và trợ cấp đường Thái Lan và hỗ trợ hợp pháp cho nông dân.

Ngành đường cần phải trung thực với chính mình

Về giải pháp thúc đẩy ngành mía đường, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, đầu tiên và căn bản nhất là phải hình thành chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, nếu làm được điều đó thì không chỉ mía mà các ngành khác cũng có sự vươn lên mạnh mẽ.

Năng lực quản trị của nhà máy chế biến trước đây cũng khác xa hiện nay. Bối cảnh thị trường hiện nay gắn liền với chuỗi liên kết vòng nguyên liệu, bà con nông dân... Một số nhà máy không đủ nguyên liệu, liên kết không chặt chẽ đã bị đóng cửa. Do đó, doanh nghiệp cần gia cố nhiều hơn trong việc quản trị của các nhà máy chế biến, đặc biệt về công nghệ, nhân công; đầu tư vào đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ. Trong 5-10 năm tới, ngành đường Việt Nam cạnh tranh sẽ sòng phẳng với khu vực. Do vậy, vấn đề uốn đặt ra cho doanh nghiệp chính là sự đổi mới về công nghệ, ông Nguyễn Quốc Toản nêu quan điểm.

Đồng thời, mong doanh nghiệp luôn trong trạng thái chủ động hiệp thương với bà con nông dân để có giá mía hợp lý, phân chia lợi nhuận phù hợp để họ yên tâm sản xuất, phục hồi diện tích.

Trong khi đó, nông dân Võ Văn Út đề nghị, nhà nước tiếp tục rà soát đường Thái Lan lẩn tránh thuế bằng việc đi đường vòng qua các nước, đổ về Việt Nam với giá rẻ, cạnh tranh không lành mạnh. Đồng thời, hỗ trợ điện nội đồng để thuận lợi tiện tưới tiêu giữa bối cảnh giá xăng dầu cao cũng như sửa sang lại đập thủy lợi, đủ nước.

Đặc biệt, ông Út kiến nghị Nhà nước cần kiểm soát giá phân bón, bởi hiện giá phân bó tăng quá cao, 1 bao ure tăng hơn 2 lần, lên hơn 800.000 đồng/bao.

Ngành đường cần trung thực với chính mình
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đề nghị cần tách bạch ngành mía với ngành đường, không đánh đồng vì bản chất khác nhau, không nhất thiết phụ thuộc lẫn nhau

Về phía Bộ Công Thương, thông tin tại Hội thảo trực tuyến “Để mía không đắng” Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, Bộ Công Thương đã chủ động hỗ trợ và đồng hành với doanh nghiệp và người nông dân. Mục tiêu cao nhất là phải tiêu thụ hết mía cho nông dân, bảo đảm vụ mùa có lời.

“Sắp tới, chúng tôi sẽ làm tất cả những gì trong phạm vi pháp luật cho phép để hỗ trợ cho ngành mía đường Việt Nam”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh và đề nghị cần tách bạch ngành mía với ngành đường, không đánh đồng vì bản chất khác nhau, không nhất thiết phụ thuộc lẫn nhau.

Nông dân không làm mía có thể làm cái khác có hiệu quả hơn, để không quá phụ thuộc nhà máy đường. Nhưng, nhà máy không có mía chắc chắn phá sản, do đó các nhà máy phải coi nông dân là khách hàng, hợp tác trên tinh thần cao nhất để họ tiếp tục đồng hành với mình.

Thứ trưởng đề nghị ngành đường đồng hành với nông dân, doanh nghiệp cần đưa ra giá mua hợp lý cho người nông dân vì bình quân giá thu mua 1 triệu đường/tấn hiện nay chưa phải là cao. Người nông dân cũng phải nắm được giá đường để có căn cứ đàm phán giá với doanh nghiệp.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, đường nhập lậu góp phần làm cho ngành đường gặp khó, hội nhập cũng khiến ngành đường vào thế cạnh tranh cao. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ chính thức mở cửa từ ngày 1/1/2020, trong khi đó, các ý kiến phân tích đều cho thấy ngành mía đường gặp khó từ những giai đoạn trước đó. Và rất nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, hiệu quả của ngành đường.

Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị, ngành đường cần phải trung thực với chính mình, tránh đổ lỗi cho đường nhập lậu, đổ lỗi cho hội nhập làm chúng ta khó khăn. Phải nhìn nhận đúng để Nhà nước ra chính sách đúng đắn cho ngành đường, nếu không sẽ thiết kế sai chính sách.

Nhà nước đã và sẽ hết sức mình để tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng thông qua các loại thuế phòng vệ thương mại để hỗ trợ cho ngành đường phát triển. Giờ là lúc chúng ta cần quay lại để hoàn thiện bản thân mình”, Thứ trưởng Khánh nhấn mạnh.

Về phân bón, Thứ trưởng cho rằng không phải giá tăng đột ngột, mà tăng liên tục, các bộ ngành đã biết và giải thích nhiều lần. Đó là do giá nguyên liệu phân bón tăng cao, xăng dầu tăng cao, bộ ngành đã triển khai nhiều biện pháp đối phó, trong đó có kiểm soát xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu yêu cầu các bộ, các ngành, các địa phương tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" để kết nối, chia sẻ dữ liệu với nhau và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Chiều 23/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 3. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời câu hỏi liên quan tới việc quản lý các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt gần đây là sự xuất hiện của sàn Temu.
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Malaysia thiệt hại gần 12 tỷ USD do lừa đảo trực tuyến

Malaysia thiệt hại gần 12 tỷ USD do lừa đảo trực tuyến

Theo thống kê của Gogolook - nhà cung cấp các dịch vụ chống gian lận sử dụng công nghệ AI, những vụ lừa đảo xảy ra tại Malaysia trong vòng một năm qua đã để lại thiệt hại lên tới con số 12,8 tỷ USD, tương đương khoảng 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này.
Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Trong thời gian gần đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận các chiến dịch tấn công nhắm vào các tổ chức và doanh nghiệp với mục tiêu chính là tấn công mạng, đánh cắp thông tin và phá hoại hệ thống.
Đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử

Đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) đã ban hành yêu cầu rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội.
Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Trong thời đại công nghệ số, camera giám sát đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, từ bảo vệ an ninh cho đến quản lý hoạt động. Tuy nhiên, sự phổ biến của công nghệ này cũng đi kèm với những rủi ro đáng kể về lộ lọt dữ liệu và mất an toàn thông tin, đặt ra thách thức lớn cho cả thế giới và Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ camera và kết nối internet đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng đồng thời cũng tạo ra những lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.
Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Hàng loạt các website của cơ quan, tổ chức tài chính ngân hàng, các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp lớn, nhà mạng...bị đối tượng xấu giả mạo để lừa đảo. Trong số 55 trang web giả mạo thương hiệu doanh nghiệp, có đến gần một nửa thuộc lĩnh vực thương mại điện tử...
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận