Nhiều yếu tố thuận lợi để kinh tế Việt Nam khởi sắc

Nhận định về tình hình phát triển kinh tế trong thời gian tới, tại họp báo thường kỳ Quý I/2022, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tiếp tục khởi sắc, bởi, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và việc thực thi các FTAs của Việt Nam được thực thi một cách đầy đủ...
Việt Nam - Belarus: Hướng tới nâng tầm mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam mong muốn là đối tác cung ứng gạo lâu dài cho Sierra Leone Việt Nam - Hoa Kỳ: Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại Thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh đạt 6,6 tỷ USD sau 1 năm thực thi UKVFTA

Sản xuất công nghiệp khôi phục ở hầu hết các ngành

Chiều 30/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải - Người phát ngôn Bộ Công Thương đã chủ trì buổi họp báo thường kỳ Quý I/2022.

Tại buổi họp báo, đánh giá về tình hình phát triển kinh tế xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2022, Người phát ngôn Bộ Công Thương cho biết, ở trong nước, nhờ tiến độ tiêm chủng nhanh chóng, sự phục hồi kinh tế toàn cầu và một số động lực chính như: việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sự phục hồi và phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách các thủ tục hành chính, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tại Việt Nam... đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022, hầu hết các ngành, lĩnh vực, địa phương đều trong xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Cụ thể, trong sản xuất công nghiệp, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp Quý I/2022 tăng 7,07%, cao hơn so với mức tăng chung của toàn nền kinh tế và tăng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,42 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7,79%, đóng góp 2,05 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng trưởng dương 1,23% (khai thác than tăng 3,2% và quặng kim loại tăng 5%), làm tăng 0,04 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Nhiều yếu tố thuận lợi để kinh tế Việt Nam khởi sắc
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải- Người phát ngôn Bộ Công Thương chủ trì họp báo, thông tin về tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2022

Đáng chú ý, với các giải pháp đồng bộ hỗ trợ, sản xuất công nghiệp tháng 3 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 3 tăng 22,9% so với tháng 2 và tăng 8,5% so với cùng kỳ. Tính chung Quý I/2022, sản xuất công nghiệp tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 6,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7% (cùng kỳ tăng 9,45%), ngành sản xuất phân phối điện tăng 7,1%...

Sản xuất công nghiệp được khôi phục ở hầu hết các ngành, nhu cầu và sản lượng sản xuất đều tăng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã hoạt động trở lại, nối lại các chuỗi cung ứng cơ bản thông suốt. Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) tháng 2 tiếp tục tăng đạt 54,3 điểm, số lượng đơn đặt hàng mới tăng và điều kiện kinh doanh ổn định đã góp phần làm tăng sản lượng sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, ở một số ngành sản xuất do nguyên vật liệu khan hiếm, giá tăng cao đã kìm hãm sự gia tăng của sản lượng sản xuất.

Về hoạt động xuất nhập khẩu, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin, xuất khẩu tháng 3 hồi phục mạnh mẽ (tăng 45,5% so với tháng 2 và tăng 14,8% so với cùng kỳ) tăng cả về lượng và giá ở nhiều nhóm hàng, đặc biệt ở một số nhóm mặt hàng như: nông sản, dầu thô, xăng dầu, phân bón, chất dẻo..

Tính chung Quý I/2022, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của cả nước vẫn giữ được mức tăng cao (tăng 12,9% so với cùng kỳ), trong đó khu vực doanh nghiệp trong nước tăng cao (tăng 22%) so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 10%), điều này cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp. Quý I/2022 có 16 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 5 mặt hàng so với Quý I/2021 (chiếm 83,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu).

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu tháng 3 ước tăng ở mức cao (tăng 28,7% so với tháng 2 và tăng 14,6% so với cùng kỳ). Tính chung Quý I, nhập khẩu tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu tăng do các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu để đẩy mạnh phục hồi sản xuất và do giá nhiều nguyên vật liệu tăng cao cũng là yếu tố khiến kim ngạch nhập khẩu tăng.

Tháng 3 cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 1,39 tỷ USD. Ước Quý I/2022, xuất siêu 809 triệu USD (cùng kỳ xuất siêu 2,76 tỷ USD). Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 6,16 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 6,97 tỷ USD.

Hoạt động thương mại dịch vụ từng bước phục hồi

Đánh giá về thị trường nội địa, Thứ trưởng - Người phát ngôn Bộ Công Thương cho biết, hoạt động thương mại dịch vụ đã từng bước khôi phục. Thị trường hàng hóa và đời sống của người dân dần ổn định, các điểm bán lẻ, hệ thống phân phối, nhà hàng, khách sạn, hàng quán kinh doanh ăn uống… đã mở cửa trở lại toàn hệ thống; các cơ sở kinh doanh bán hàng song song cả hình thức trực tiếp và trực tuyến đã khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ gia tăng, tháng 3 tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,2%). Tính chung Quý I/2022 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 4,4%, nếu loại trừ yếu tố giá, tăng 1,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 2%).

Nhìn chung, hàng hóa dồi dào nhưng sức mua vẫn còn yếu, tiêu thụ hàng hóa của người dân vẫn chủ yếu tập trung vào hàng hóa thiết yếu như: hàng lương thực, thực phẩm, vật phẩm văn hóa giáo dục và phương tiện đi lại (mức tăng từ 5,4-11%), trong khi các nhóm hàng may mặc và đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đều giảm (từ 3,6 - 4,9%). Bên cạnh đó, xu hướng tăng giá của nhiều loại hàng hóa trong năm nay và lạm phát kỳ vọng có thể khiến người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu.

Nhiều yếu tố thuận lợi để kinh tế Việt Nam khởi sắc
Toàn cảnh họp báo thường kỳ Quý I/2022 của Bộ Công Thương

Sản xuất công nghiệp và xuất khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc

Nhận định về tình hình phát triển kinh tế trong thời gian tới, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tiếp tục khởi sắc. Bởi, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và việc thực thi các FTAs của Việt Nam được thực thi một cách đầy đủ với thuế quan ưu đãi hơn cùng với những cam kết về tạo thuận lợi giảm thiểu các rào cản.

Chưa kể, làn sóng chuyển dịch đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài với quy mô sản xuất lớn và mạng lưới khách hàng rộng khắp sẽ là động lực mới cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Mặt khác, nhờ các gói phục hồi kinh tế với các chính sách hỗ trợ bao gồm cả thuế, phí sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công cũng sẽ có tác động tích cực đến phục hồi và tăng trưởng ở một số ngành như: thép, vật liệu xây dựng, cơ khí…

Đối với thương mại trong nước, Thứ trưởng nhận định, thời gian tới, cầu nội địa sẽ phục hồi và gia tăng dần do nước ta đã đạt tỷ lệ tiêm phòng tương đối cao, đảm bảo người tiêu dùng có thể tham gia thị trường mua sắm an toàn hơn. Việc mở cửa du lịch trở lại sẽ kích thích mua sắm, tiêu dùng. Triển vọng về tiêu dùng trong nước sẽ sáng sủa hơn do sản xuất phục hồi, người lao động trở lại làm việc, thu nhập gia tăng.

Tuy nhiên, cũng theo Thứ trưởng, những tháng tới đây, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng thương mại, địa chính trị leo thang; giá cước vận tải ở mức cao tạo thêm khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Thêm vào đó là giá hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu là đầu của sản xuất tăng cao, khiến giá hàng hóa trong nước tăng. Việc triển khai các gói kích thích kinh tế của Chính phủ sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng cũng đồng thời gia tăng áp lực lạm phát.

Đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết 01, Nghị quyết 02 và Chương trình phục hồi kinh tế, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bám sát tiến độ để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo... tạo giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.

Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới. Cùng với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương biên giới phía Bắc tiếp tục giao thiệp, trao đổi thường xuyên với phía Trung Quốc để bàn bạc các giải pháp nhằm tháo gỡ ùn tắc, tăng hiệu suất thông quan, hướng đến thông quan thông suốt ổn định lâu dài.

Mặt khác, Bộ cũng theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong điều hành giá để kiểm soát giá cả hàng hóa đầu vào, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn các hoạt động găm hàng, đầu cơ, thao túng giá

Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát thủ tục, quy trình cấp phép, thực hiện tối đa việc cấp phép trực tuyến đảm bảo đơn giản, công khai, minh bạch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình về phát triển năng lượng tái tạo trước Quốc hội

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình về phát triển năng lượng tái tạo trước Quốc hội

Chiều ngày 1/6/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đăng đàn phát biểu giải trình về một số vấn đề liên quan đến thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong đầu tư nguồn điện tái tạo.
Xuất khẩu hàng rau quả ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu hàng rau quả ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, trong khi nhiều mặt hàng có dấu hiệu sụt giảm xuất khẩu thì ngành hàng rau quả tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan.
Cảnh báo tiêu thụ điện tại các tỉnh miền Bắc tiếp tục tăng cao

Cảnh báo tiêu thụ điện tại các tỉnh miền Bắc tiếp tục tăng cao

Theo Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), những ngày qua, nắng nóng gay gắt diện rộng đã làm sản lượng điện tiêu thụ của 27 tỉnh, thành phía Bắc tiếp tục tăng cao. Tính riêng hai ngày 30-31/5, lượng điện tiêu thụ lần lượt là 302,89 triệu kWh và 310,88 triệu kWh.
Nhất trí giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước

Nhất trí giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước

Theo thông tin từ Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ nhất trí với kiến nghị giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước nhưng mặt hàng này không thuộc diện được giảm VAT 2%.
Ùn ứ nông sản tái diễn tại cửa khẩu, Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp

Ùn ứ nông sản tái diễn tại cửa khẩu, Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp

Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Bộ Công Thương cho biết, để giải quyết tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, Bộ Công Thương đã liên tục làm việc, phối hợp với phía Trung Quốc để đưa ra những giải pháp kịp thời, giảm tình trạng tắc nghẽn xuất khẩu.
Giá xăng dầu tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 1/6/2023

Giá xăng dầu tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 1/6/2023

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 1/6/2023, sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán mặt hàng xăng E5RON92 không cao hơn 20.878 đồng/lít, tăng 390 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành; xăng RON95-III không cao hơn 22.015 đồng/lít, tăng 516 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành; dầu hỏa không cao hơn 17.771 đồng/lít, giảm 198 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành...
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Quy định mới về tinh giản biên chế

Quy định mới về tinh giản biên chế

Phấn đấu diện tích trồng Sâm Việt Nam đạt khoảng 21.000 ha vào năm 2030

Phấn đấu diện tích trồng Sâm Việt Nam đạt khoảng 21.000 ha vào năm 2030

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn tại Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn tại Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023

Singapore: Điểm đến hấp dẫn, tiềm năng của trái vải và trái nhãn tươi Việt Nam

Singapore: Điểm đến hấp dẫn, tiềm năng của trái vải và trái nhãn tươi Việt Nam

Hội chợ tìm nguồn cung dệt may Toronto – Canada 2023

Hội chợ tìm nguồn cung dệt may Toronto – Canada 2023

Tổng cục Dự trữ Nhà nước mời thầu mua 220.000 tấn gạo cho năm 2023

Tổng cục Dự trữ Nhà nước mời thầu mua 220.000 tấn gạo cho năm 2023

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình về phát triển năng lượng tái tạo trước Quốc hội

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình về phát triển năng lượng tái tạo trước Quốc hội

Xuất khẩu hàng rau quả ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu hàng rau quả ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan

Cảnh báo tiêu thụ điện tại các tỉnh miền Bắc tiếp tục tăng cao

Cảnh báo tiêu thụ điện tại các tỉnh miền Bắc tiếp tục tăng cao

Danh sách các doanh nghiệp Đài Loan nhập khẩu nông sản, thực phẩm, rau quả và hàng tiêu dùng Việt Nam

Danh sách các doanh nghiệp Đài Loan nhập khẩu nông sản, thực phẩm, rau quả và hàng tiêu dùng Việt Nam

Nhất trí giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước

Nhất trí giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước

Ùn ứ nông sản tái diễn tại cửa khẩu, Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp

Ùn ứ nông sản tái diễn tại cửa khẩu, Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp

Sửa đổi, bổ sung chi phí lập nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường

Sửa đổi, bổ sung chi phí lập nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường

Giá xăng dầu tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 1/6/2023

Giá xăng dầu tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 1/6/2023

Đài Loan gia hạn cắt giảm thuế đối với một số nhóm hàng hóa nhập khẩu

Đài Loan gia hạn cắt giảm thuế đối với một số nhóm hàng hóa nhập khẩu