Những “địa chỉ đỏ” ở thủ đô Hà Nội lưu dấu hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh
1. Ngôi nhà của gia đình ông Trịnh Văn Bô tại 48 Hàng Ngang, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Di tích nhà 48 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm) - nơi Bác Hồ viết Bản Tuyên ngôn độc lập, nằm giữa khu phố cổ, trung tâm thương mại sầm uất của Hà Nội xưa, nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Do có vị trí thuận lợi và là cơ sở cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa, nơi đây đã được Trung ương Đảng chọn làm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Người từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội tháng 8/1945.
![]() |
Di tích lịch sử 48 Hàng Ngang (Hà Nội), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh) |
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc tại ngôi nhà này từ ngày 25/8 đến đầu tháng 9/1945. Tại đây, Người cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định nhiều chủ trương quan trọng về đối nội, đối ngoại trong tình hình mới; về thể chế và thành phần của Chính phủ mới, về tổ chức ngày Lễ Độc lập…
![]() |
Phòng làm việc của Bác tại Di tích lịch sử 48 Hàng Ngang (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh) |
Tại một căn phòng ở gác 2 của ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Bản Tuyên ngôn độc lập, đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2-9-1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
2. Cụm di tích: Lăng Bác, Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, quảng trường Ba Đình
Cụm di tích: Lăng Bác, Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, quảng trường Ba Đình là những điểm tham quan không thể bỏ qua với nhiều người dân và các du khách quốc Tế khi đến Hà Nội.
![]() |
Quảng trường Ba Đình là nơi Bác đọc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 (Ảnh Vnexpress) |
Quảng trường Ba Đình là nơi Bác đọc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.
Phủ Chủ tịch là nơi Bác làm việc trong thời gian 15 năm (1954-1969), có vườn cây, nhà sàn, ao cá của Bác.
Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi ghi lại những dấu ấn về Bác, tái hiện một phần cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác.
Tâm điểm hướng đến của mọi người con nước Việt chính là Lăng Bác, nơi vị cha già dân tộc như vẫn còn sống mãi với thời gian.
![]() |
Nhà sàn và ao cá thuộc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch. Đây là di tích được xếp hạng đặc biệt của quốc gia (Ảnh Vnexpress) |
Đến nay, Cụm di tích này luôn là “địa chỉ đỏ” đón tiếp hàng nghìn người dân và du khách thăm viếng mỗi tháng. Tại đây, người dân và du khách vẫn được thấy ngôi nhà sàn Bác ở, ao cá và vườn cây mà hàng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn sống vẫn tự tay chăm sóc.
3. Ngôi nhà của gia đình cụ bà Nguyễn Thị An tại làng Phú Thượng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
![]() |
Ngôi nhà của cụ Nguyễn Thị An tại làng Phúc Thượng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. (Ảnh Lan Nhi) |
Đây là nơi dừng chân của Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội ngày 23/8/1945 để chuẩn bị ra mắt quốc dân đồng bào. Ngôi nhà của bà Nguyễn Thị An vốn là cơ sở cách mạng, từng nuôi dưỡng và bảo vệ nhiều đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Lê Đức Thọ, Hoàng Tùng, Bạch Thành Phong…
![]() |
Hình ảnh bên trong căn nhà ( Ảnh Lan Nhi) |
Tại đây, Bác Hồ đã làm việc với các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh. Sau đó, gia đình bà Nguyễn Thị An còn vinh dự được đón Bác Hồ về thăm vào năm 1946.
4. Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Vạn Phúc - nơi Bác viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Làng Vạn Phúc (quận Hà Đông) cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 10 km không chỉ nổi tiếng về nghề dệt lụa cổ truyền mà còn là một miền quê giàu có về di tích lịch sử, là nơi có truyền thống cách mạng.
![]() |
Di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tại phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội ( Ảnh Bảo tàng Hồ Chí Minh) |
Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 và cùng các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ cách mạng quan trọng.
![]() |
Ngôi nhà ba gian, hai tầng xây dựng năm 1941-1942 được giữ gìn nguyên trạng làm khu vực chính Nhà lưu niệm Bác Hồ ( Ảnh Bảo tàng Hồ Chí Minh) |
Trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng, phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” do Người soạn thảo.
5. Khu di tích K9 - Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội
Khu Di tích K9 trong quần thể dãy núi Ba Vì, ẩn mình trong rừng cây rậm rạp. Trong những năm chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Bộ Chính trị đã lên khu K9 làm việc và nghỉ ngơi (1960-1969).
![]() |
Khu Di tích K9 thể hiện rõ nét phong cách sống gần gũi, hòa mình vào thiên nhiên của Bác Hồ. ( Ảnh: Hanoi.gov.vn) |
Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, Đảng và Nhà nước chọn địa điểm K9 là nơi đầu tư trang thiết bị kỹ thuật để gìn giữ thi hài Bác (1969-1975). Để giữ bí mật, K9 đổi thành K84.
![]() |
Ngày 15/12/1969, công trình gìn giữ thi hài Bác Hồ tại K9 đã hoàn thành (Ảnh dulichvietnam) |
Ngày nay, khu Di tích K9 - Đá Chông - nơi từng gìn giữ thi hài Bác, vừa là điểm đến có tính chất lịch sử vừa là nơi thăm quan cho du khách trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
