Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh: Nỗ lực làm tốt vai trò “gác cổng” thị trường

"Đột kích" 9 cửa hàng bán linh, phụ kiện ô tô nổi tiếng tại TP HCM; phát hiện nhiều vi phạm tại cửa hàng thời trang “TRANG NEMO STYLE” hay 5 kho chứa và xưởng sản xuất dầu gội giả; tổng tấn công trung tâm thương mại Sài Gòn Square,… đã minh chứng rõ nét về sự nỗ lực của lực lượng quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh - những người “gác cổng” về thương mại, nhằm góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính.
QLTT TP. Hồ Chí Minh giám sát chặt, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh xăng dầu "Đột kích" 9 cửa hàng bán linh, phụ kiện ô tô nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh Phát hiện nhiều vi phạm tại cửa hàng thời trang “TRANG NEMO STYLE” Phát hiện 5 kho chứa và xưởng sản xuất dầu gội giả tại TP.HCM

Tập trung kiểm tra địa bàn nổi cộm, hàng hóa trọng điểm

Là 1 trong thành phố có hoạt động kinh doanh sôi động nhất trên cả nước, ngay từ những ngày đầu năm 2022, Cục QLTT TP Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác QLTT, tập trung vào công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, tập trung kiểm tra tại các khu vực địa bàn nổi cộm, các nhóm hàng hóa trọng điểm; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nhằm ổn định thị trường. Đặc biệt chú trọng tăng cường công tác quản lý địa bàn, nắm tình hình cũng như có sự phân công quản lý để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Chính vì vậy, trong năm 2022, QLTT thành phố đã kiểm tra 3.584 vụ; số vụ xử lý 2.769 vụ. Số tiền phạt hành chính là 53.120.076.000 đồng, nộp ngân sách Trung ương 42.433.685.000 đồng và nộp ngân sách địa phương là 10.686.392.000 đồng. Đáng chú ý, Cục đã chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố vụ án hình sự là 24 vụ, ước tính trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 36 tỷ đồng. Cục cũng tiếp nhận 10 vụ chuyển lại từ cơ quan tiến hành tố tụng để xử lý hành chính.

Để có được kết quả này, ông Trương Văn Ba – Cục trưởng Cục QLTT TP Hồ Chí Minh - cho biết, lực lượng QLTT thành phố đã phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các lực lượng chức năng địa phương, đơn cử như ký kết các quy chế phối hợp với lực lượng Công an, Hải quan, Biên phòng. Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Cục trưởng, đã có rất nhiều vụ việc lớn được phát hiện và thu giữ số lượng hàng hóa tang vật lên tới 40 tỷ đồng.

Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh:  Nỗ lực làm tốt vai trò “gác cổng” thị trường
Cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh phối hợp kiểm tra 9 cửa hàng chuyên mua bán, lắp ráp phụ tùng, linh kiện, đồ trang trí ô tô tại Quận 5

Đơn cử như, những ngày cuối năm 2022, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Tổng cục QLTT, Cục Nghiệp vụ QLTT phối hợp với Cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh đồng loạt kiểm tra 9 cửa hàng chuyên mua bán, lắp ráp phụ tùng, linh kiện, đồ trang trí ô tô tại Quận 5, TP Hồ Chí Minh. Các mặt hàng ở đây được bán sỉ đi nhiều tỉnh thành phố trên cả nước. Bước đầu, lực lượng chức năng nhận định nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và các mặt hàng có dấu hiệu đã qua sử dụng. Hay vụ việc bắt quả tang 5 kho chứa và xưởng sản xuất, pha chế hàng chục nhãn hiệu dầu gội, sữa tắm giả các thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh; thu giữ hàng ngàn sản phẩm giả nhãn hiệu tại Trung tâm Thương mại An Đông (quận 5, TP.HCM)... Trước đó, lực lượng quản lý thị trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh đã “đột kích” thiên đường mua sắm Sài Gòn Square. Tại đây lực lượng QLTT đã phát hiện và thu giữ số lượng “khủng” hàng hóa giả mạo các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Louis Vuitton, Burberry, Gucci, Versace,…

Không chỉ “tấn công” vào những địa bàn nổi cộm mà QLTT thành phố Hồ Chí Minh còn tập trung kiểm tra các nhóm hàng hóa trọng điểm; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nhằm ổn định thị trường, như thuốc lá điếu và thuốc lá điện tử ( đã kiểm tra 103 vụ, có 47 vụ vi phạm. tạm giữ 2.572 bao thuốc lá điếu nhập lậu, 5.291 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử, phụ kiện thuốc lá điện tử, tinh dầu, shisha, xử lý phạt tiền khoảng 434 triệu đồng); hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ (kiểm tra, xử lý 774 (tăng 335,08% so với cùng kỳ năm trước); hàng giả (đã kiểm tra, xử lý 647 trường hợp (tăng 78,72% so với cùng kỳ năm trước) vi phạm về hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ). Hàng hóa nhập lậu, các Đội Quản lý thị trường xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và đã kiểm tra, xử lý 1.028 trường hợp kinh doanh hàng hóa nhập lậu (tăng 107,25 % so với cùng kỳ năm trước); tạm giữ 1.933.498 đơn vị sản phẩm và xử lý phạt tiền hơn 24,7 tỷ đồng.

Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh:  Nỗ lực làm tốt vai trò “gác cổng” thị trường
Lực lượng QLTT dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh đã “đột kích” thiên đường mua sắm Sài Gòn Square, phát hiện và thu giữ số lượng “khủng” hàng hóa giả mạo các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Louis Vuitton, Burberry, Gucci, Versace,…

Ngoài ra, các mặt hàng thực phẩm, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG và các mặt hàng trên thương mại điện tử cũng được QLTT thành phố tăng cường giám sát, kiểm tra. Chính việc kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm của lực lượng QLTT TP Hồ Chí Minh đã góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá được Nhà nước bảo hộ, tiếp tục xứng đáng là những người “gác cửa” thương mại của thành phố.

Tiếp tục bám sát địa bàn, “đánh” trúng mục tiêu

Năm 2023 dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái tiếp tục diễn biến phức tạp, để chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, ông Trương Văn Ba cho biết, Cục QLTT thành phố tiếp tục tăng cường xác định đối tượng, tuyến đường, địa bàn, hàng hóa trọng điểm; tăng cường kiểm soát tại các khu vực ga đường sắt, các tuyến từ đường biển, đường sông, đường hàng không và các khu vực tập kết hàng hóa, các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, đại lý, cửa hàng tạp hóa....

Đặc biệt, phân công rõ trách nhiệm quản lý, kiểm soát địa bàn cho từng kiểm soát viên quản lý địa bàn, gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả công tác chuyên môn nhằm xây dựng nội bộ trong sạch, nâng cao năng lực công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức làm công tác đấu tranh chống buôn lậu; kiểm soát các hành vi lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, mua, bán online, mạng xã hội (facebook, zalo...) để kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh:  Nỗ lực làm tốt vai trò “gác cổng” thị trường
Kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm tại cửa hàng thời trang “TRANG NEMO STYLE” - vụ việc điển hình nổi bật mà Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện trong năm 2022

Bên cạnh đó, Cục QLTT thành phố tiếp tục tập trung kiểm soát các nhóm hàng hóa hóa nhập khẩu có điều kiện, các nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu; các hành vi vi phạm về niêm yết giá bán hàng… Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân không tham gia, không tiếp tay buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng hóa kém chất lượng; phát hiện, tố giác cho các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, điều này càng đòi hỏi công tác QLTT phải phát huy hơn nữa hiệu quả tích cực. Lại một mùa xuân mới đang đến, những người “gác cổng” thương mại của thành phố mang tên Bác cũng từng ngày phấn đấu, cống hiến, tiếp tục nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, nhằm góp phần xây dựng thị trường thành phố ngày càng phồn thịnh, phát triển và xây dựng hình ảnh tốt đẹp của người chiến sỹ QLTT trên mặt trận đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cục QLTT tỉnh Quảng Bình triển khai hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Cục QLTT tỉnh Quảng Bình triển khai hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Nhằm kịp thời tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, phòng chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã thực hiện tuyên truyền lưu động bằng loa phóng thanh gắn trên xe ô tô tại các địa bàn, các địa điểm đông dân cư, các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh.
Hàng nghìn sản phẩm không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường bị tiêu hủy tại TP.HCM

Hàng nghìn sản phẩm không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường bị tiêu hủy tại TP.HCM

Sáng ngày 09 tháng 12 năm 2024, tại Nhà máy của Công ty Cổ phần Môi Trường Việt Úc, khu vực Lô B4-B21, B5-B20, đường số 9, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành tiêu hủy một lượng lớn hàng hóa vi phạm. Đây là hoạt động điển hình trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc và hàng kém chất lượng, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo đảm sự ổn định của thị trường.
Kiểm tra đột xuất 02 tổ chức vi phạm trong hoạt động TMĐT tại TP. Đà Nẵng

Kiểm tra đột xuất 02 tổ chức vi phạm trong hoạt động TMĐT tại TP. Đà Nẵng

Đội QLTT số 6, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng tăng cường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thị trường; phát hiện, kiểm tra, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử và lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Phát hiện 01 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện 01 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện xe khách do Lường Văn Chính (sinh năm 1993, trú tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên) điều khiển đang chở 08 thùng xốp dán băng keo màu vàng bên trong có chứa khoảng 0l tấn nội tạng động vật (chủ yếu là nội tạng trâu, bò).
Cục QLTT thành phố Đà Nẵng xử phạt gần 1,5 tỷ đồng vi phạm trong TMĐT

Cục QLTT thành phố Đà Nẵng xử phạt gần 1,5 tỷ đồng vi phạm trong TMĐT

Qua 02 năm thực hiện Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng đã xử phạt gần 1,5 tỷ đồng các hành vi vi phạm trong lĩnh vực TMĐT.
Bắc Giang: Xử phạt một hộ kinh doanh 148,05 triệu đồng về vi phạm trong lĩnh vực y tế

Bắc Giang: Xử phạt một hộ kinh doanh 148,05 triệu đồng về vi phạm trong lĩnh vực y tế

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh cơ sở dịch vụ thẩm mỹ JW tổng số tiền 148,05 triệu đồng về vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Kon Tum: Xử phạt hộ kinh doanh xe đạp điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Kon Tum: Xử phạt hộ kinh doanh xe đạp điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhu cầu về xe đạp điện đối với người tiêu dùng vẫn là rất lớn, lợi dụng tình hình đó, các cơ sở kinh doanh thu mua các loại xe đạp điện trôi nổi trên thị trường, có khả năng gây nguy cơ mất an toàn, không đảm bảo khả năng vận hành sử dụng. Nắm bắt tình hình đó, ngày 04/12/2024, Đội Quản lý thị trường số 3 đã chủ trì, phối hợp với Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường kiểm tra và phát hiện một cơ sở trên địa bàn có hành vi vi phạm liên quan đến mặt hàng này.
Ngăn chặn gần một tấn sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm

Ngăn chặn gần một tấn sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm

Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Hoà Bình đã tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra, xử lý, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân không vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đối với sức khỏe khi sử dụng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận