Sẵn sàng tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản

Bộ Công Thương mong muốn nhận được sự hợp tác với JETRO để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời triển khai nhiều hơn nữa các hoạt động thiết thực giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Nhật Bản để thúc đẩy hợp tác thương mại song phương.
Việt Nam - Nhật Bản xây dựng chuỗi liên kết bền vững trong chế biến thực phẩm Thanh long Bình Thuận rộng đường vào thị trường Nhật Bản ASEAN-Nhật Bản: Hướng tới 50 năm quan hệ đối tác

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vừa có buổi làm việc với đại diện Văn phòng Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội.

Sẵn sàng tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải làm việc với đại diện Văn phòng Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO)

Ông Takeo Nakajama - Trưởng đại diện Văn phòng JETRO tại Hà Nội cho biết, phía JETRO vừa tiến hành Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2021. Bên cạnh những nội dung truyền thống được thực hiện hàng năm như: Triển vọng lợi nhuận kinh doanh, triển khai hoạt động kinh doanh từ nay về sau, sức hấp dẫn và vấn đề trong môi trường đầu tư, thì 2021, JETRO đã đưa thêm một số nội dung vào khảo sát như: Nỗ lực trong việc khử carbon, việc sử dụng công nghệ số, vấn đề nhân quyền trong chuỗi cung ứng…

Thông qua kết quả khảo sát, JETRO đã chỉ ra những điểm chính trong định hướng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, số doanh nghiệp trả lời lợi nhuận kinh doanh “cải thiện” đã tăng lên so với khảo sát lần trước. Tuy nhiên, hơn 40% doanh nghiệp tại miền Nam và miền Trung của Việt Nam có lợi nhuận kinh doanh “suy giảm”.

Đại diện JETRO nhấn manh, hiện nay, doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm nhiều nhất đến lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm tài nguyên trong xu thế nỗ lực giảm lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính (khử carbon) tại Việt Nam.

Ngoài ra, có khoảng 5% doanh nghiệp Nhật Bản đang hợp tác với doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam và doanh nghiệp có dự định hợp tác chỉ ở mức 3%. Tuy nhiên, đại diện JETRO cho biết, doanh nghiệp có quan tâm hợp tác là 30%, cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á, châu Đại Dương.

Không chỉ vậy, kết quả khảo sát còn chỉ ra vấn đề nhận thức về hiệp định thương mại tự do còn hạn chế và gánh nặng thủ tục xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Nhật Bản.

Về vấn đề này, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) kỳ vọng, thông qua JETRO, Bộ Công Thương muốn biết cụ thể gánh nặng của doanh nghiệp Nhật Bản là gì để có phương án xử lý. Cùng đó, để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các hiệp định thương mại tự do trong xuất nhập khẩu, JETRO hợp tác với Bộ Công Thương trong công tác tuyên truyền, chuẩn bị tài liệu để giới thiệu sâu rộng hơn nữa các hiệp định thương mại tự do tới doanh nghiệp Nhật Bản.

Sẵn sàng tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản
Bộ Công Thương sẵn sàng tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản

Ghi nhận những nỗ lực của JETRO trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, chúng ta nhận thấy năm 2020, 2021 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn chủ yếu do điều kiện khách quan là dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn giữ vững được hoạt động sản xuất kinh doanh, và tăng trưởng lợi nhuận đây là điều đáng mừng.

Với những điểm còn hạn chế được chỉ ra thông qua kết quả khảo sát như thủ tục hành chính phức tạp, tăng lương và tỷ lệ nhân viên nghỉ việc ở mức cao... theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, đó là những nhược điểm cần khắc phục.

“Trong thời gian tới, Bộ Công Thương mong muốn nhận được sự hợp tác với JETRO để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời triển khai nhiều hơn nữa các hoạt động thiết thực với doanh nghiệp hai nước”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%.
Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Chiều 11/11, tiếp tục Chương trình Quốc hội Kỳ họp thứ 8, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử, quản lý ngành dược và mỹ phẩm.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Xác định tính quan trọng, cấp thiết của các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, EVN và EVNNPT quyết liệt triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Chiều ngày 30/10/2024, bên lề Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII-8), trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam và Ả-rập Xê-út, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 3 tỷ USD.
Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận