Sản xuất công nghiệp phục hồi, tăng trưởng trở lại

Nửa đầu năm, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng liên tục từ đầu năm, tháng sau cao hơn tháng trước. Lũy kế 6 tháng, sản xuất công nghiệp đã phục hồi 98,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Chỉ số sản xuất công nghiệp có dấu hiệu khởi sắc Nhất trí giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước Sản xuất công nghiệp khởi sắc trong tháng 5/2023 48 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2023

Sản xuất công nghiệp đã phục hồi 98,8%

Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2023 của Bộ Công Thương cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, áp lực lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng còn ở mức cao, nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động kinh tế tiếp tục suy giảm, kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng thấp trong năm.

Trong khi đó, ở trong nước, nền kinh tế đã có bước phục hồi từ một số động lực chính như: việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ cho sự phục hồi và phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách các thủ tục hành chính, quá trình chuyển đổi số… đã tác động tích cực đến phát triển KT - XH của Việt Nam.

Sản xuất công nghiệp phục hồi, tăng trưởng trở lại
Nửa đầu năm, sản xuất công nghiệp đã phục hồi 98,8% so với cùng kỳ năm 2022

Trong 6 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế nước ta đã vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi với tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm tăng 3,72%, lạm phát được kiểm soát (chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng tăng 3,29% so với cùng kỳ).

Đáng chú ý, Bộ Công Thương cho biết, nửa đầu năm, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng liên tục từ đầu năm, tháng sau cao hơn tháng trước (tính riêng trong tháng 6, IIP ước tính tăng 2,8% so với cùng kỳ).

Lũy kế 6 tháng, sản xuất công nghiệp đã phục hồi 98,8% so với cùng kỳ năm 2022 (là thời điểm kinh tế bùng nổ sau quyết định kịp thời của Chính phủ mở cửa nền kinh tế vào 3/2022).

Cụ thể, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 ước tính tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước (Quý I giảm 0,75%; Quý II tăng 1,56%), là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023 và đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giá trị tăng thêm 6 tháng đầu năm 2023 có sự cải thiện, đạt mức tăng 0,37% (Quý I giảm 0,49%; Quý II tăng 1,18%) và đóng góp 0,1 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế tăng 13,2%; khai thác quặng kim loại tăng 11,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 7,2%; sản xuất thuốc lá tăng 6,7%; sản xuất đồ uống tăng 5,7%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,6%...

Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới, đơn hàng giảm, sức cầu yếu nhưng một số sản phẩm công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Đường kính tăng 31,2%; xăng dầu tăng 13,4%; phân hỗn hợp NPK tăng 11,9%; ti vi tăng 10,8%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 9,2%. Tuy nhiên, nửa đầu năm, sản phẩm công nghiệp chủ lực của một số nhóm ngành cũng giảm so với cùng kỳ năm trước như: điện thoại di động giảm 19,2%; ô tô và thép thanh, thép góc cùng giảm 18,2%; quần áo mặc thường giảm 7,1%; linh kiện điện thoại giảm 5,4%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 4,3%; phân u rê giảm 4,1%; xi măng giảm 3,9%; xe máy giảm 3,5%.

Ngoài ra, báo cáo của Bộ Công Thương cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, có 48 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

Một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Bắc Giang tăng 16,2%; Phú Thọ tăng 15,3%; Kiên Giang tăng 13,6%; Nam Định tăng 13,4%; Hải Phòng và Phú Yên cùng tăng 13%; Hà Nam tăng 11,7%. Một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao như: Hậu Giang tăng 264,4%; Thái Bình tăng 70,4%; Trà Vinh tăng 29,4%; Nam Định tăng 11,9%... Ngược lại, một số địa phương có chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm như: : Quảng Nam giảm 32,2%; Bắc Ninh giảm 18,5%; Vĩnh Long giảm 16,2%; Sóc Trăng giảm 11,1%; Hòa Bình giảm 4,3%.

Một số trung tâm công nghiệp lớn của cả nước đã khôi phục đà tăng trưởng công nghiệp như: Thái Nguyên tăng 4,1%; Quảng Ninh tăng 7,4%; Bắc Giang tăng 15,7%, Hải Phòng tăng 12,3%, TP. Hồ Chí Minh tăng 1,9%, Bình Dương tăng 2,6%; Đồng Nai tăng 3%.

Triển khai các nhóm giải pháp đảm bảo cung ứng đủ điện

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng điện mùa khô năm 2023, Bộ Công Thương đã và đang thực hiện nhiều nhóm giải pháp cụ thể về tiết kiệm điện; đảm bảo cung ứng than, khí cho phát điện; tích cực bổ sung các nguồn điện mới cho hệ thống; tập trung khắc phục các sự cố nguồn điện; đảm bảo khả năng truyền tải...

Tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia tháng 6 năm 2023 ước đạt 25,323 tỷ kWh cao hơn 3,4% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia ước đạt 136,090 tỷ kWh (bao gồm sản lượng điện mặt trời mái nhà bán vào hệ thống), cao hơn 2,2% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 47,8% so với kế hoạch năm 2023 (284,5 tỷ kWh).

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh báo chiến dịch tấn công mạng có chủ đích nhằm tới Việt Nam

Cảnh báo chiến dịch tấn công mạng có chủ đích nhằm tới Việt Nam

Chiến dịch tấn công có chủ đích mới này có thể liên quan đến nhóm APT 41, đã ảnh hưởng đến các tổ chức chính phủ và quân sự trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam.
Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), Tạp chí QLTT giới thiệu bài viết của GS.TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tựa đề "Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới".
Sắp diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Sắp diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Dự kiến, Hội nghị với hơn 200 đại biểu đại biểu tham dự, diễn ra vào sáng ngày 04/9/2024 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Nhóm tấn công Triều Tiên triển khai trojan MoonPeak trong chiến dịch tấn công mạng mới nhất

Nhóm tấn công Triều Tiên triển khai trojan MoonPeak trong chiến dịch tấn công mạng mới nhất

Một loại trojan truy cập từ xa (RAT) mới có tên MoonPeak đã được phát hiện, do một nhóm đối tượng tấn công hậu thuẫn bởi Triều Tiên triển khai trong chiến dịch tấn công mạng mới nhất.
Hội nghị tập huấn hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công Thương

Hội nghị tập huấn hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công Thương

Ngày 29/4/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 823/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm xây dựng phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của Bộ.
Lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 8/2024

Lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 8/2024

Ngày 13/8/2024, Microsoft đã phát hành danh sách bản vá tháng 08 với 90 lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm của mình.
Chữ ký số từ xa: Giải pháp tiện lợi và đổi mới trong phương thức ký số

Chữ ký số từ xa: Giải pháp tiện lợi và đổi mới trong phương thức ký số

Dịch vụ ký số từ xa (Remote Signing) là một trong những bước tiến trong quá trình số hóa nền kinh tế, đem lại sự thuận lợi cho các giao dịch hành chính, thương mại của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp…
Tăng cường xử phạt vi phạm trên thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường xử phạt vi phạm trên thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để xử phạt những hành vi vi phạm trong thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận