Sửa đổi, bổ sung chi phí lập nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường

Thông tư số 31/2023/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Truyền thông để thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương Hà Nội năm 2023 Đắk Nông: Phạt 15.000.000 đồng DN kinh doanh xăng dầu vi phạm về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường Đoàn Thanh niên Cục QLTT Hà Tĩnh phát huy sức trẻ, làm xanh, sạch môi trường biển Thúc đẩy xuất khẩu trên môi trường số

Cụ thể, Thông tư 31 sửa đổi, bổ sung chi phí lập nhiệm vụ, dự án tại mục 1 Phụ lục số 1 và mục 1 Phụ lục số 2 Thông tư số 02/2017/TT-BTC như sau:

Chi phí lập nhiệm vụ, dự án gồm: chi phí lập đề cương nhiệm vụ, dự án; chi phí thu thập, khảo sát, lấy và gia công phân tích một số mẫu phục vụ lập đề cương (theo quy trình quy phạm kỹ thuật nếu có); phân tích tư liệu, kết quả khảo sát; lựa chọn giải pháp kỹ thuật, thiết kế phương án thi công, tính toán khối lượng công việc và lập dự toán kinh phí; họp hội đồng xét duyệt đề cương, xin ý kiến thẩm định, hoàn thiện cho đến khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với nhiệm vụ, dự án có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Dự toán chi phí được tính trên cơ sở khối lượng (x) đơn giá dự toán.

Đối với nhiệm vụ, dự án chưa có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dự toán: Dự toán chi phí tính theo tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp nhiệm vụ, dự án; mức cụ thể như sau:

Hạng mục công việc

Chi phí trực tiếp (tỷ đồng)

≤ 5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

Nhiệm vụ, dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường (%)

1,60

1,00

0,80

0,70

0,64

0,58

0,53

0,48

0,44

0,40

Đối với nhiệm vụ, dự án có chi phí thực hiện lớn hơn 50 tỷ đồng, thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được bổ sung 0,003 của phần tăng thêm.

Trong trường hợp nhiệm vụ, dự án được lập và phê duyệt thành hai bước (bước xây dựng và trình phê duyệt tổng thể dự án; bước lập và trình phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán), dự toán kinh phí lập nhiệm vụ, dự án phân bổ cho từng bước công việc do các Bộ, địa phương quyết định trong tổng kinh phí lập nhiệm vụ, dự án theo tỷ lệ nêu trên.

Chi phí lập nhiệm vụ, dự án theo tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp tại bảng số liệu nêu trên là tính cho nhiệm vụ, dự án theo quy định có tất cả các chi phí lập nhiệm vụ, dự án quy định nêu trên; do vậy khi lập dự toán chỉ tính các chi phí mà nhiệm vụ, dự án phải thực hiện, không tính tất cả các chi phí nêu trên nếu không phải thực hiện. Căn cứ vào nội dung công việc, khối lượng thực hiện, chế độ tài chính hiện hành để dự toán kinh phí lập nhiệm vụ, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Sửa đổi, bổ sung chi phí lập nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường

Đối với các nhiệm vụ thường xuyên hàng năm (Hoạt động quan trắc; Kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức và trao giải thưởng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho các cá nhân, tổ chức, cộng đồng theo quy định của pháp luật; Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định; nhiệm vụ thường xuyên khác nếu có) và các nhiệm vụ không thường xuyên (bao gồm sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị và nhiệm vụ không thường xuyên khác nếu có): thực hiện theo quy định hiện hành, không tính dự toán lập nhiệm vụ.

Thông tư 31 có hiệu lực từ ngày 11/7/2023.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định số 24/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.
Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.
Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP. Vì vậy, cần sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh.
Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Dịch vụ ăn uống trong mùa lễ hội mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp, và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi

Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2025/NĐ-CP ngày 8/02/2025 quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực liên quan đến hoạt động mua bán điện và tình huống bảo đảm cung cấp điện.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận