Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Điện VIII

Ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 500/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Tham vấn quốc tế về Quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải đáp kiến nghị của nhà đầu tư nước ngoài về Quy hoạch điện VIII Dự thảo Quy hoạch điện VIII tuân thủ các quan điểm, định hướng lớn về phát triển điện lực

Hướng tới mục tiêu cao nhất - đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia

Quy hoạch điện VIII quy hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên, công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm cả các công trình liên kết lưới điện với các quốc gia láng giềng.

Quy hoạch điện VIII đặt ra mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới. Đồng thời, hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Trong đó, về mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021-2030, khoảng 6,5-7,5%/năm trong giai đoạn 2031-2050; Bảo đảm cung cấp điện an toàn, tin cậy.

Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN; Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Điện VIII
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 500/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII)

Đối với chuyển đổi năng lượng công bằng, Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%; Kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204-254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27-31 triệu tấn vào năm 2050. Hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo JETP được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất; Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Về phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo, dự kiến đến 2030, hình thành 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó, phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng mới phục vụ xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000-10.000 MW.

Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch điện VIII cũng đã xác định các phương án phát triển nguồn điện, phương án phát triển lưới điện, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực, định hướng phát triển điện nông thôn, định hướng phát triển sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, và nhu cầu vốn đầu tư. Theo đó, giai đoạn 2021-2030 ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 134,7 tỷ USD; định hướng giai đoạn 2031-2050 ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 399,2 - 523,1 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 364,4-511,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 34,8-38,6 tỷ USD, sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.

Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ

Theo Quyết định được phê duyệt, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong Hồ sơ quy hoạch, bảo đảm thống nhất với nội dung của Quyết định; Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định và triển khai thực hiện Quyết định gắn với chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật, xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; Tổ chức đánh giá thực hiện quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hoàn thiện xây dựng và trình Chính phủ Luật Điện lực sửa đổi và Luật về năng lượng tái tạo để trình Quốc hội trong năm 2024. Trình Chính phủ ban hành các chính sách về mua bán điện trực tiếp. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục làm việc với các chủ đầu tư, rà soát kỹ các quy định của pháp luật, các cam kết, thỏa thuận giữa các bên để xử lý dứt điểm các dự án đang gặp khó khăn trong triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Điện VIII
Quy hoạch điện VIII được phê duyệt nhất quán quan điểm: Điện là ngành hạ tầng quan trọng, phát triển điện lực phải đi trước một bước tạo nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước

Quy hoạch điện VIII được phê duyệt nhất quán quan điểm: Điện là ngành hạ tầng quan trọng, phát triển điện lực phải đi trước một bước tạo nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao đời sống Nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quy hoạch phát triển điện phải có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, bền vững và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.

Phát triển điện lực theo nguyên tắc tối ưu tổng thể các yếu tố về nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, có lộ trình phù hợp đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và chuyển đổi mô hình kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia với chi phí thấp nhất.

Quy hoạch phát triển điện phải dựa trên cơ sở khoa học, có tính kế thừa, mang tính động và mở nhưng không hợp thức hóa những sai phạm. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, kết hợp với xuất, nhập khẩu hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Coi phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới là cơ hội để phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng.

Nhà nước tập trung đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế để phát triển nhanh ngành điện trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và thực hiện cơ chế thị trường về giá bán điện, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia đầu tư, sử dụng điện và đáp ứng yêu cầu phát triển của các vùng, miền.

Phát triển điện phải bám sát xu thế phát triển của khoa học - công nghệ trên thế giới, nhất là về năng lượng tái tạo, năng lượng mới, gắn với quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp. Chuyển dịch năng lượng phải phù hợp với xu hướng quốc tế và đảm bảo bền vững, công bằng, công lý.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương đề xuất biểu giá điện 5 bậc

Bộ Công Thương đề xuất biểu giá điện 5 bậc

Bộ Công Thương vừa có văn bản số 7970/BCT-ĐTĐL gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới, thay thế cho Quyết định 28/2014/QĐ-TTg năm 2014.
Tăng cường thực hiện các giải pháp đảm bảo điện cuối năm 2023 và năm 2024

Tăng cường thực hiện các giải pháp đảm bảo điện cuối năm 2023 và năm 2024

Bộ Công Thương vừa có văn bản chỉ đạo các Tập đoàn, chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện thực hiện các giải pháp đảm bảo điện cuối năm 2023 và năm 2024.
Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam 2023

Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam 2023

Ngày 15/11, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế lần thứ 4 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2023. Chương trình do Bộ Công Thương chỉ đạo, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp - (IDC) tổ chức.
Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại

Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại

Cho biết Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục có tín hiệu tích cực

Sản xuất công nghiệp tiếp tục có tín hiệu tích cực

Mặc dù tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường chưa phục hồi, song với nền tảng vĩ mô ổn định, cùng với các biện pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu được triển khai quyết liệt, mạnh mẽ nên sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 10 tiếp tục có những tín hiệu tích cực.
Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu điện trong mọi trường hợp

Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu điện trong mọi trường hợp

Chiều 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các giải pháp bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng những tháng cuối năm 2023 và trong năm 2024.
Hôm nay 23/10, giá xăng dầu đồng loạt tăng

Hôm nay 23/10, giá xăng dầu đồng loạt tăng

Chiều 23/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ điều hành. Trong kỳ điều hành này, Liên Bộ tiếp tục không trích lập và không chi sử dụng Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.
Hơn 140 nhà trưng bày tham gia “Triển lãm quốc tế hàng đầu về ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo”

Hơn 140 nhà trưng bày tham gia “Triển lãm quốc tế hàng đầu về ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo”

Ngày 11/10/2023, Triển lãm quốc tế hàng đầu về ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo, phiên bản dành riêng cho khu vực phía Bắc được khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E, Hà Nội.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Bình Thuận rực rỡ sắc màu với Lễ hội biểu diễn nghệ thuật quốc tế 2023

Bình Thuận rực rỡ sắc màu với Lễ hội biểu diễn nghệ thuật quốc tế 2023

Ban hành quy định số hiệu công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp

Ban hành quy định số hiệu công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp

Giá vé máy bay nội địa tăng trần từ 01/3/2024

Giá vé máy bay nội địa tăng trần từ 01/3/2024

11 quy định đối với thí sinh thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức

11 quy định đối với thí sinh thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Chi bộ Thanh tra - Pháp chế, Nghiệp vụ- Tổng hợp  cục QLTT Hưng Yên tổ chức sinh hoạt định kỳ tháng 12 năm 2023

Chi bộ Thanh tra - Pháp chế, Nghiệp vụ- Tổng hợp cục QLTT Hưng Yên tổ chức sinh hoạt định kỳ tháng 12 năm 2023

Xây dựng Ghềnh Đá Đĩa trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Phú Yên

Xây dựng Ghềnh Đá Đĩa trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Phú Yên

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2023

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2023

Việt Nam thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo Hiệp định RCEP

Việt Nam thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo Hiệp định RCEP

Kích hoạt giờ vàng Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2023

Kích hoạt giờ vàng Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2023

Việt Nam sẽ chuyển đổi nhanh từ điện than sang năng lượng tái tạo

Việt Nam sẽ chuyển đổi nhanh từ điện than sang năng lượng tái tạo

Tạm giữ trên 10.500 sản phẩm thuốc lá điện tử tại 4 cơ sở kinh doanh ở Hà Nội

Tạm giữ trên 10.500 sản phẩm thuốc lá điện tử tại 4 cơ sở kinh doanh ở Hà Nội

Siết chặt vòng vây với hàng giả trên không gian mạng

Siết chặt vòng vây với hàng giả trên không gian mạng

Bắt tạm giam đối tượng đánh cắp thông tin Facebook để chiếm đoạt tài sản

Bắt tạm giam đối tượng đánh cắp thông tin Facebook để chiếm đoạt tài sản

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Anh

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Anh