Thương mại điện tử "chắp cánh" cho các sản phẩm Vùng ĐBSCL hiện diện rộng khắp

Trước những khó khăn và hạn chế trong khâu phân phối truyền thống, thương mại điện tử (TMĐT) đã, đang và sẽ mở ra cơ hội để các sản phẩm, đặc sản địa phương hiện diện rộng khắp, không những tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, HTX khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) mà còn tạo thuận lợi cho người tiêu dùng trên cả nước tiếp cận được nguồn cung nông sản chất lượng.
Cơ hội cho các doanh nghiệp tại Đà Nẵng tham gia đào tạo thương mại điện tử xuyên biên giới Rào cản trong phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam Thương mại điện tử giúp kích cầu, tiêu thụ quả vải thiều trong nước Nâng cao kỹ năng xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới thông qua thương mại điện tử cho doanh nghiệp Hà Nội

Phân phối nông sản vào vụ vẫn là bài toán khó

ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước. Khu vực này nổi tiếng với rất nhiều các loại nông sản đặc sản địa phương có thể kể tên như dừa, bưởi da xanh, chôm chôm (Bến Tre); các loại vú sữa, cam mật, xoài, măng cụt, táo hồng, quýt đường (Cần Thơ); bưởi Năm Roi; sầu riêng, măng cụt; cam sành (Trà Vinh); thanh long, mãng cầu xiêm, sơ ri (Tiền Giang); và nhiều loại rau củ khác.

Vào chính vụ, lượng nông sản cần phân phối ở khu vực ĐBSCL là rất lớn. Bài toán tìm đầu ra hiệu quả và ổn định vẫn luôn là băn khoăn của những nông dân, HTX, doanh nghiệp sản xuất. Với gần 100 triệu dân, thị trường tiêu thụ hàng hóa, nông sản ở trong nước là tương đối lớn, đủ sức giải quyết đầu ra cho nông sản trong nước vào chính vụ. Tuy nhiên việc luân chuyển hàng hóa, đưa hàng nông sản đến tiêu thụ ở thị trường gặp khó khăn do phụ thuộc vào kênh thương lái, hoặc siêu thị, nhất là khi giá cả biến động. Còn cung cấp trực tiếp đến người tiêu dùng lại hạn chế bởi khâu logistics, hao hụt do hư hỏng ở khâu đóng gói, bảo quản. Do vậy các sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ ở gần địa phương sản xuất hoặc các thành phố lớn khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, do qua nhiều khâu trung gian phân phối, nên các mặt hàng nông sản ở địa phương này so với địa phương khác có mức chênh lệch khá cao. Nhìn chung, nông sản chất lượng với chi phí hợp lý khó đến tay người tiêu dùng, mà người sản xuất thì nhiều nỗi lo về tiêu thụ nông sản và đảm bảo cuộc sống.

Thương mại điện tử ngày càng trở thành kênh phân phối quan trọng

Trước sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT và khó khăn của phân phối truyền thống, nhiều nông dân, HTX, doanh nghiệp khu vực ĐBSCL đã và đang sử dụng các nền tảng TMĐT, mạng xã hội để bán hàng nông sản. Kênh phân phối nông sản này ngày càng sôi nổi và có nhiều lợi thế cạnh tranh vì người mua, người bán đều trực tiếp giao dịch mà không phải qua quá nhiều khâu trung gian với các khoản chi phí cho nhân công, điểm tập kết hàng như các kênh phân phối truyền thống. Bên cạnh đó, với kênh TMĐT thì các HTX, hộ nông dân có thể tiếp cận tệp khách hàng rộng lớn hơn một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Người tiêu dùng đã bắt đầu lựa chọn mua nông sản như trái cây, rau củ trên các Sàn TMĐT hoặc các website bán hàng trực tuyến thay vì tới các chợ truyền thống. Việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản của địa phương trên kênh thương mại điện tử đang dần tạo ra thói quen tiêu dùng mới.

Tuy không còn xa lạ với hình thức kinh doanh trực tuyến, nhưng thực tế, việc đưa nông sản lên sàn TMĐT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nông dân vẫn còn rất nhỏ lẻ, khiêm tốn. Những khó khăn đến từ nhận thức và nguồn lực của doanh nghiệp còn hạn chế đối với phương thức kinh doanh này. Hầu hết các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh nông sản còn thiếu nhân lực hiểu biết về công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing... Đăng ký gian hàng và đưa sản phẩm lên các gian hàng thương mại điện tử là việc doanh nghiệp có thể làm. Nhưng để sản phẩm đến tay người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải được hướng dẫn và đào tạo bài bản về cách thức quảng bá trực tuyến, xây dựng hình ảnh sản phẩm và thực hiện quy trình đóng gói, bảo quản sản phẩm. Bên cạnh đó, là cách thức chăm sóc khách hàng, những dịch vụ sau bán hàng.

Các Sàn TMĐT hay nền tảng TMĐT là kênh phân phối mới nhiều ưu điểm và hiệu quả, có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên muốn phát huy đầy đủ hiệu quả của kênh bán hàng này, vẫn cần sự phối hợp hỗ trợ của cơ quan nhà nước, bộ ngành liên quan.

Thương mại điện tử

Sự phối hợp góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong phân phối nông sản

Với vai trò đầu mối của Bộ Công Thương về quản lý và phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số những năm qua đã phối hợp với các Bộ ngành, UBND, Sở ban ngành địa phương để triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ, có ý nghĩa thiết thực, có hiệu quả và đóng góp tích cực giúp ổn định đầu ra tiêu thụ trên các kênh phân phối TMĐT cho sản phẩm nông sản của rất nhiều địa phương trên cả nước nói chung, và ĐBSCL nói riêng.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai hợp tác chặt chẽ với đối tác như Shopee, Voso, Tiki, Lazada, kết nối đối tác với doanh nghiệp để thực hiện chương trình hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp. Các chương trình đào tạo để mở gian hàng, vận hành thực hiện các đơn hàng, quản lý logistics, quản lý chất lượng sản phẩm trên các nền tảng TMĐT lớn được tổ chức một cách bài bản. Với việc nắm vững những kỹ năng thương mại điện tử, doanh nghiệp, nhà sản xuất hay hợp tác xã nông nghiệp mới có thể chủ động vận hành được kênh bán hàng TMĐT của riêng mình một cách hiệu quả.

Ngoài ra, Chương trình ứng dụng thương mại điện tử quốc gia Go Online do Cục TMĐT và KTS đầu mối chủ trì, hợp tác với các nền tảng TMĐT lớn, sẽ cung cấp các giải pháp đồng bộ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, phát triển công nghệ, tối ưu quy trình vận hành sản xuất, tiết kiệm chi phí quản lý kênh bán hàng TMĐT, thúc đẩy doanh số bán hàng, tận dụng các chính sách hỗ trợ của Chính Phủ, góp phần đẩy mạnh việc phân phối, bán hàng cho các sản phẩm địa phương.

Cùng với các hệ thống phân phối truyền thống, thương mại điện tử đã đang và sẽ trở thành một kênh mới hiện đại và là giải pháp bền vững giúp các nông sản địa phương khu vực ĐBSCL mở rộng thị trường tiêu thụ. Sản phẩm nông sản ngày càng được nhận diện và phổ biến rộng hơn không chỉ ở khu vực Phía Nam, mà còn ở các tỉnh khu vực miền Bắc, miền Trung nữa.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tại Bà Rịa-Vũng Tàu và Long An

Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tại Bà Rịa-Vũng Tàu và Long An

Trong các ngày từ 29-31/8/2023, Trung tâm Phát triển TMĐT, Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An tổ chức Hội nghị nhằm nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử, Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho cán bộ quản lý và doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.
Hỗ trợ doanh nghiệp 3 tỉnh khu vực Tây Nguyên phát triển thương mại điện tử

Hỗ trợ doanh nghiệp 3 tỉnh khu vực Tây Nguyên phát triển thương mại điện tử

Chương trình tập huấn về thương mại điện tử diễn ra tại 3 tỉnh khu vực Tây Nguyên với những chủ đề khác nhau nhằm tận dụng và khai thác những tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thương mại điện tử.
Lên sàn thương mại điện tử, na Lạng Sơn chinh phục nhiều người dùng online

Lên sàn thương mại điện tử, na Lạng Sơn chinh phục nhiều người dùng online

Vừa qua tại Hà Nội, TikTok Việt Nam đã phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức phiên chợ OCOP 4.0, đưa nông đặc sản của tỉnh Lạng Sơn cùng một số địa phương lên sàn thương mại điện tử.
Nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng

Nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng

Trong 4 ngày, từ 22/8 – 25/8/2023, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) đã phối hợp với Sở Công Thương 03 tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng tổ chức Hội nghị nhằm phổ biến các chủ trương, chính sách về thương mại điện tử và kỹ năng bán hàng qua kênh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng.
Cơ hội tăng trưởng bứt phá cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng và sản phẩm dừa thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới

Cơ hội tăng trưởng bứt phá cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng và sản phẩm dừa thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới

Hội nghị "TMĐT xuyên biên giới cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng và sản phẩm dừa - Cơ hội tăng trưởng bứt phá" diễn ra sáng ngày 24/8/2023 tại Bến Tre đã giúp các doanh nghiệp, người kinh doanh, nguồn nhân lực trẻ của Bến Tre có thể nhanh chóng nắm bắt những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đưa sản phẩm đến với thị trường toàn cầu qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Ngày Lễ Thất Tịch ăn gì, làm gì để gặp may mắn

Ngày Lễ Thất Tịch ăn gì, làm gì để gặp may mắn

Thời điểm đẹp nhất để cúng Rằm tháng Bảy năm nay

Thời điểm đẹp nhất để cúng Rằm tháng Bảy năm nay

Quảng Ninh thuộc TOP 3 địa phương có doanh thu du lịch từ 10.000 tỷ đồng trở lên

Quảng Ninh thuộc TOP 3 địa phương có doanh thu du lịch từ 10.000 tỷ đồng trở lên

Tăng cường điều kiện hoạt động cho cơ quan báo chí trực thuộc

Tăng cường điều kiện hoạt động cho cơ quan báo chí trực thuộc

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

Việt Nam - đối tác quan trọng của Isarel tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam - đối tác quan trọng của Isarel tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Đài Loan: Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong Quý II giảm 6,58% so với cùng kỳ

Đài Loan: Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong Quý II giảm 6,58% so với cùng kỳ

Petrolimex được vinh danh Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023

Petrolimex được vinh danh Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023

Giá hàng hoá nguyên liệu tiếp tục giảm mạnh

Giá hàng hoá nguyên liệu tiếp tục giảm mạnh

Tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu

Tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ

Chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra vụ việc buôn bán đồng hồ đeo tay giả mạo nhãn hiệu

Chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra vụ việc buôn bán đồng hồ đeo tay giả mạo nhãn hiệu

Hoa Kỳ mở cửa thị trường với quả dừa sọ Việt Nam

Hoa Kỳ mở cửa thị trường với quả dừa sọ Việt Nam

Xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Xử phạt trên 300 triệu đồng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vi phạm về chất lượng

Xử phạt trên 300 triệu đồng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vi phạm về chất lượng