TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt gần 400 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm trong 9 tháng

Trong 9 tháng đầu năm 2021, lực lượng chức năng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh phát hiện 734 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, xử phạt 396 cơ sở với tổng số tiền là 10.012.389.600 đồng, buộc tiêu hủy 80.067 kg sản phẩm.

Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm thành phố vừa có báo cáo về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm 9 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn TP. HCM. Theo đó, 9 tháng đầu năm 2021, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố đã ban hành 137 văn bản triển khai thực hiện các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong đó, chỉ đạo thực hiện các hoạt động trọng tâm trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Cũng trong thời gian đó, Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã ký kết phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 15 tỉnh (Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Hậu Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bình Thuận, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bến Tre, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu) về phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn giữa các tỉnh, thành phố.

TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt gần 400 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm trong 9 tháng
TP. HCM xử phạt gần 400 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm trong 9 tháng đầu năm

9 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm được tăng cường với 15.270 cơ sở được thanh tra, kiểm tra. Trong đó, phát hiện 734 cơ sở vi phạm, xử phạt 396 cơ sở với tổng số tiền là 10.012.389.600 đồng, buộc tiêu hủy 80.067 kg sản phẩm.

Ban quản lý tham gia đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn, tiến hành kiểm tra 7.213 lượt xe. Cục Quản lý thị trường TP tham gia Đoàn Liên ngành phòng chống dịch bệnh gia cầm, gia súc đi kiểm tra 33.100 vụ, phát hiện 40 vụ vi phạm về kiểm dịch và các quy định về thú y trong quá trình vận chuyển.

Tại chợ đầu mối Nông sản Thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền tiến hành xử phạt 26 trường hợp với số tiền phạt là 169.830.000 đồng.

Trong bối cảnh dịch Covid-19, TP đã tiến hành kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm 12 cơ sở cung cấp suất ăn trên địa bàn (phục vụ Trung tâm cách ly tập trung). Qua đó, yêu cầu tạm ngưng cung cấp suất ăn 5 cơ sở do đơn vị có bệnh nhân nhiễm Covid-19, hoạt động không hiệu quả.

Trong 3 tháng cuối năm, TP. Hồ Chí Minh sẽ xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với công tác tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và công tác tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố.

Song song đó, tăng cường công tác thông tin, giáo dục và truyền thông, huy động tối đa các kênh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân. Đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về cách sử dụng thực phẩm an toàn, các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nghiên cứu tăng mức chế tài xử phạt với vi phạm an toàn thực phẩm

Nghiên cứu tăng mức chế tài xử phạt với vi phạm an toàn thực phẩm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 20/TB-VPCP ngày 15/01/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Quy định chung về an toàn sản phẩm của EU (GPSR)

Quy định chung về an toàn sản phẩm của EU (GPSR)

Quy định (EU) 2023/988 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng ngày 10 tháng 5 năm 2023 về an toàn sản phẩm nói chung, còn được gọi là Quy định chung về an toàn sản phẩm (GPSR), thay thế Chỉ thị chung về an toàn sản phẩm và mở ra trong kỷ nguyên mới bảo vệ người tiêu dùng đã có hiệu lực từ ngày 13 tháng 12 năm 2024.
Siết chặt quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyễn đán

Siết chặt quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyễn đán

Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà vừa ký Công văn số 116/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Lễ hội Xuân năm 2025.
Ngăn chặn triệt để vi phạm an toàn thực phẩm

Ngăn chặn triệt để vi phạm an toàn thực phẩm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương thực hiện quyết liệt các biện pháp ngăn chặn triệt để vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP), đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân và giữ gìn an ninh thực phẩm quốc gia.
Nỗi lo thực phẩm “bẩn” dịp cận Tết: Vai trò kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT

Nỗi lo thực phẩm “bẩn” dịp cận Tết: Vai trò kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT

Dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, trong khi các loại thực phẩm "bẩn", không rõ nguồn gốc xuất xứ lại có nguy cơ tràn lan trên thị trường.
Sẽ kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu dịp cuối năm

Sẽ kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu dịp cuối năm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu,...
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm dịp Tết

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm dịp Tết

Dịp Tết Nguyên Đán, thị trường thực phẩm trở nên sôi động với các sản phẩm như bánh kẹo, mứt, thực phẩm chế biến sẵn và các loại đồ uống. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các đối tượng lợi dụng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng để tung ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, người tiêu dùng cần cảnh giác.
Nỗi lo ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm

Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá nhiều rượu ethanol trong thời gian ngắn hoặc do uống quá nhiều rượu có độc chất methanol dẫn đến lượng cồn trong máu quá nhiều.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận