Trung Quốc - thị trường thương mại điện tử tiềm năng cho các nhà đầu tư

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho rằng, với thị trường trên 1 tỷ dân, Trung Quốc sẽ là một thị trường đầy tiềm năng về thương mại điện tử cho các nhà đầu tư. Song, để đạt được hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề như kho bãi, trung tâm phân phối hay chất lượng hàng hóa...
Việt Nam - Singapore: Mở rộng hợp tác phát triển thương mại điện tử Thương mại điện tử mở ra nhiều kênh hợp tác mới giữa Việt Nam - Hàn Quốc Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng chữ ký số nhanh chóng, hiệu quả Thương mại điện tử "chắp cánh" cho các sản phẩm Vùng ĐBSCL hiện diện rộng khắp

Dẫn số liệu thống kê của ecommerceDB, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, Trung Quốc là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới với doanh thu năm 2023 dự đoán đạt 1,281 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng doanh thu dự kiến đạt 12,3% trong giai đoạn 2023-2027.

Trong đó thị trường thương mại điện tử năm 2023 dự kiến tăng 6,7%, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng toàn cầu 9,6%. Các mặt hàng có nhu cầu cao và chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường thương mại điện tử Trung Quốc gồm điện tử và truyền thông (chiếm 27,3%), Thực phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân (23,1%), Đồ chơi, đồ thủ công (21,1%), Thời trang (17,7%) và Nội thất & Thiết bị với 10,8%.

Trung Quốc - thị trường thương mại điện tử tiềm năng cho các nhà đầu tư
Với thị trường trên 1 tỷ dân, Trung Quốc sẽ là một thị trường đầy tiềm năng về thương mại điện tử cho các nhà đầu tư

Các nền tảng thương mại điện tử lớn và uy tín của Trung Quốc gồm Tmall Global của Alibaba và JD Worldwide. Thông qua các nền tảng thương mại điện tử này, các nhà đầu tư nước ngoài có cơ sở vững chắc để giới thiệu sản phẩm và tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, tạo cơ hội để thâm nhập và mở rộng thị trường không chỉ ở Trung Quốc mà cả ra thị trường thế giới

Một thế mạnh nữa tại Trung Quốc đó là mạng lưới hậu cần và chuỗi cung ứng tiên tiến đã cung cấp cho các doanh nghiệp sự kết nối liền mạch, đáng tin cậy có thể lưu trữ, vận chuyển và giao hàng nhanh và chính xác.

Mạng lưới này đã cho phép các doanh nghiệp quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng và đảm bảo giao hàng kịp thời cho khách hàng. Khả năng tiếp cận các tuyến vận chuyển này hợp lý hóa quy trình hậu cần, giảm thiểu thời gian vận chuyển và tối ưu hóa hiệu quả tổng thể của các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Việt Nam có đường biên giới liền với Trung Quốc nên việc vận chuyển hàng hóa đang có những điểm thuận lợi nhất định.

Hiện tại, để thúc đẩy thương mại điện tử, Trung Quốc đã xây dựng các khu thương mại tự do và thực hiện các biện pháp đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm các rào cản của thủ tục giấy tờ. Điều này dẫn đến việc thông quan nhanh hơn, đảm bảo rằng các lô hàng xuyên biên giới không bị trì hoãn, giúp đẩy nhanh quá trình vận chuyển hàng hóa, giảm thiểu sự gián đoạn tiềm ẩn và duy trì dòng sản phẩm thông suốt. Đây là điều kiện đặc biệt thuận lợi đối với doanh nghiệp muốn bán hàng vào Trung Quốc thông qua thương mại điện tử.

Cuối cùng, mạng lưới kho hàng và trung tâm phân phối rộng khắp của Trung Quốc cũng mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới. Các cơ sở này được đặt ở vị trí chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quản lý hàng tồn kho, xử lý đơn hàng và thực hiện hiệu quả. Bằng cách tận dụng khả năng kho bãi của Trung Quốc, các doanh nghiệp nước ngoài có thể giảm thời gian giao hàng, duy trì mức tồn kho tối ưu và nâng cao trải nghiệm tổng thể của khách hàng.

Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), số lượng người tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam cũng tăng nhanh chóng. Năm 2017 chỉ chiếm khoảng 28% tổng số người tiêu dùng, nhưng đến năm 2020, số lượng người tiêu dùng trực tuyến đã chiếm gần 50%. Ước tính đến năm 2025, với dân số khoảng 100 triệu người, lượng người tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam sẽ chiếm hơn 70%.

Cũng theo số liệu này, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Việt Nam đang nhanh chóng bắt nhịp và vượt qua các nước ASEAN khác. Hiện, Việt Nam đang tích cực hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử, với mục tiêu trở thành 1 trong 4 quốc gia lớn ở Đông Nam Á vào năm 2025; tiếp tục là một trong những lĩnh vực kinh tế sáng nhất, tăng trưởng nhanh và ổn định nhất. Ước tính năm 2023, thương mại điện tử Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tháng 12 hoàn thành Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tháng 12 hoàn thành Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Quyết định số 1088/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Tương lai của ngành thương mại thời trang Thụy Điển

Tương lai của ngành thương mại thời trang Thụy Điển

Sự quan tâm đến hàng thời trang đã qua sử dụng tại Thụy Điển đã bùng nổ. Ngày nay, 6/10 người tiêu dùng mua các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng.
Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Trong 8 tháng đầu năm 2024, thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực với kim ngạch đạt 9,62 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,9% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó thiên tai

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó thiên tai

Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi ở các tỉnh phía Bắc.
Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2024 cho thấy Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, trong đó có 3 chỉ số đứng đầu thế giới. Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển.
Hợp tác thương mại Việt - Trung tạo động lực phát triển thực chất và hiệu quả

Hợp tác thương mại Việt - Trung tạo động lực phát triển thực chất và hiệu quả

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Phát triển VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh

Phát triển VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 1019/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2025 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. HCM lần thứ 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. HCM lần thứ 5

Sáng 25/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5 - phiên toàn thể.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận