Việt Nam - Singapore: Mở rộng hợp tác phát triển thương mại điện tử

Nhiều doanh nghiệp Singapore bày tỏ sự quan tâm tới các chính sách, nhất là chính sách thu hút đầu tư hạ tầng phục vụ thương mại điện tử, chuyển đổi số tại Việt Nam.
Lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Chương trình đào tạo thương mại điện tử hệ cao đẳng Triển khai Đề án xây dựng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành Khởi động Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN năm 2023 Cảnh giác với thủ đoạn "tuyển mẫu nhí chụp ảnh"

Tại Hội nghị trực tuyến Thương mại điện tử: Tiềm năng tiếp cận vào thị trường Singapore và các nước trong khu vực do Thương vụ Việt Nam tại Singapore phối hợp cùng Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương tổ chức hôm 21/7 vừa qua, đông đảo doanh nghiệp Singapore bày tỏ sự quan tâm tới các chính sách tại Việt Nam, nhất là chính sách liên quan đến thu hút đầu tư phục vụ hạ tầng thương mại điện tử, chuyển đổi số tại Việt Nam.

Hội nghị là một trong chuỗi các chương trình hoạt động của Bộ Công Thương triển khai Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử đến quốc gia giai đoạn 2021-2025; đồng thời thực hiện hoạt động xúc tiến đẩy mạnh đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Singapore và các nước trong khu vực; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp có liên quan đến thương mại điện tử, như: đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ, máy móc thiết bị hiện đại; liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp hai nước, liên kết thanh toán xuyên quốc gia, vận chuyển hàng hóa, logistics, hải quan,...

Việt Nam - Singapore: Mở rộng hợp tác phát triển thương mại điện tử
Nhiều doanh nghiệp Singapore quan tâm tới các chính sách thu hút đầu tư hạ tầng phục vụ thương mại điện tử, chuyển đổi số tại Việt Nam

Thông tin về thị trường Singapore, Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng cho biết, trong những năm qua, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore luôn phát triển tích cực.

Đặc biệt, năm 2023 mang nhiều ý nghĩa với việc hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Singapore là đối tác thương mại lớn thứ năm của Việt Nam trong ASEAN. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt 9,1 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2021.

Trong các hoạt động thương mại, không thể không nhắc đến vai trò của thương mại điện tử, đây là một xu hướng mới, đầy tiềm năng trong tương lai. Chính phủ Việt Nam xác định thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử đến quốc gia giai đoạn 2021-2025, với nhiều mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện.

Chung quan điểm, ông Trần Quang Huy - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cũng nhận định hợp tác trong lĩnh vực công thương giữa Việt Nam và Singapore phát triển tốt đẹp, không chỉ được làm sâu sắc thêm trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, công nghiệp, năng lượng truyền thống mà còn liên tục được mở rộng ra các lĩnh vực mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, trong số đó có kinh tế số và thương mại điện tử.

Với vị trí là cửa ngõ thương mại ra thế giới, kinh doanh với các đối tác Singapore mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường khác. Hoạt động thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và Singapore có nhiều thuận lợi như vị trí địa lý gần gũi, được hưởng ưu đãi từ nhiều hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tại Hội nghị, sau khi chia sẻ các quy định về thương mại điện tử và các cơ chế chính sách khuyến khích thương mại điện tử phát triển tại Việt Nam, các doanh nghiệp Singapore đã bày tỏ sự quan tâm tới các chính sách, nhất là thu hút đầu tư hạ tầng phục vụ thương mại điện tử, chuyển đổi số tại Việt Nam.

Đại diện cho Shopee, một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử, ông Jason Yu - Giám đốc nền tảng Shopee quốc tế (SIP) đã chia sẻ về thương mại điện tử xuyên biên giới cho khu vực Đông Nam Á. Ông Jason cũng đưa ra danh mục các sản phẩm bán chạy nhất trên nền tảng Shopee quốc tế tại một số quốc gia như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaisia,..và các bước để doanh nghiệp có thể bắt đầu xuất khẩu hàng hóa thông qua nền tảng này.

Đối với lĩnh vực bán buôn các sản phẩm nông sản thực phẩm, ông Vincent Tan Hak Siang - Chủ tịch công ty Advanced Produce Centre Development (APC) đã giới thiệu tới các doanh nghiệp Việt Nam nền tảng đấu giá bán buôn các sản phẩm nông sản, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận vào thị trường Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc. Ông Vincent cũng bày tỏ, công ty APC đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh và đầu tư mở công ty tại Việt Nam trong thời gian tới.

Bà Lista Nguyen - Giám đốc điều hành công ty Nikko Singapore, đã giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận diện các trở ngại của doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường thế giới. Trong đó, sự kém hiểu biết thị trường và kết nối quốc tế để tối ưu hóa quy trình bán hàng xuyên quốc gia, giá thành vận chuyển quốc tế cao, thời gian giao hàng lậu... là những cản trở chính.

Hội nghị đã thu hút 287 lượt bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Singapore đăng ký tham dự. Các doanh nghiệp tham gia bao gồm các nhà sản xuất, trang trại, công ty thương mại, phần mềm, giải pháp công nghệ, in ấn và bao bì, đóng gói, bán buôn, bán lẻ, may mặc, gia dụng, tư vấn pháp lý, chuyển đổi số, đầu tư, nghiên cứu khoa học, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và các cơ quan báo chí. Điều này cho thấy hội nghị đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp và truyền thông.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Do lĩnh vực quản lý rộng, lượng dữ liệu lớn, Bộ NN&PTNT cần xác định thứ tự ưu tiên khi xây dựng các cơ sở dữ liệu và triển khai tới bờ tới bến, tới nơi tới chốn, bởi không có dữ liệu thì không có chuyển đổi số, không thể quản lý nhà nước trên môi trường số.
Gia Lai: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại

Gia Lai: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại

Nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, Gia Lai đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) bằng nhiều chương trình, giải pháp cụ thể.
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1080/QĐ-BCT về Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024.
100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC

100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 210/TB-VPCP ngày 10/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với một số bộ, địa phương về công tác cải cách thủ tục hành chính.
“Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững”

“Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững”

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – 17/5 năm 2024.
Sửa quy định về hồ sơ cấp chứng thư số của thuê bao

Sửa quy định về hồ sơ cấp chứng thư số của thuê bao

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 48/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Ban hành bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát

Ban hành bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát

Ngày 7/5, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định về Bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho Camera giám sát; đồng thời khuyến nghị áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển, sản xuất, đánh giá, lựa chọn và sử dụng thiết bị camera.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận