Vinh danh 172 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Kiến tạo tương lai" đã được long trọng tổ chức tối ngày 2/11/2022, nhằm vinh danh 172 doanh nghiệp và 325 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia ngày càng vững mạnh, chiếm vị trí cao trên thị trường quốc tế Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 431 tỷ USD, tăng 11% Thương hiệu Việt và những "trăn trở" vươn tầm thế giới

Tham dự buỗi Lễ có sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; đồng chí Trần Tuấn Anh- Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương – Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

Ngoài ra, còn có sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, cơ quan Trung ương, Lãnh đạo các UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Sở, ban, ngành địa phương và các đồng chí Ủy viên Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, cùng các thành viên Ban chuyên gia, Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và đại diện Lãnh đạo các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Tổng số đại biểu tham dự trên 1000 đại biểu.

Bệ phóng vững chắc cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam - nhấn mạnh: Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo thực hiện từ năm 2003 với mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các thương hiệu mạnh trên thị trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng tầm vị thế thương hiệu Việt, quảng bá hình ảnh Việt nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, với vai trò là cơ quan đầu mối, Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, Ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, hiệp hội ngành hàng và các đối tác quốc tế triển khai có hiệu quả 3 nội dung cơ bản của Chương trình, gồm: Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thương hiệu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp; tuyên truyền, quảng bá cho Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

“Sau gần 20 năm triển khai thực hiện, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trở thành bệ phóng vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới, kiến tạo những giá trị, sức mạnh mới cho đất nước”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ và cho biết thêm, thông qua Chương trình, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt đã ý thức được vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị doanh nghiệp. Từ đó, thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong và nước ngoài. Số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam liên tục tăng qua các kỳ xét chọn và đã khẳng định được vai trò tiên phong, tạo hiệu ứng lan tỏa, dẫn dắt, nâng đỡ các doanh nghiệp khác cùng phát triển.

Vinh danh 172 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Báo cáo về quá trình xét chọn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Kỳ xét chọn năm 2022 là kỳ xét chọn lần thứ 8, được thực hiện theo phương thức chấm điểm kết hợp thẩm định thực tế, bảo đảm tính khách quan, khoa học và minh bạch, tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy định. Sau 9 tháng rà soát, lựa chọn, thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ của hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội đồng Thương hiệu quốc gia đã công nhận 172 doanh nghiệp với 325 sản phẩm đủ điều kiện là những đại diện tiêu biểu cho Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022, tăng 48 doanh nghiệp so với kỳ xét chọn trước.

“Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia là sự kiện quan trọng nhằm ghi nhận và vinh danh những doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao, hàm lượng khoa học - công nghệ lớn và có uy tín trên thị trường. Đây cũng là niềm vinh dự không chỉ của các doanh nghiệp được tôn vinh hôm nay mà còn là niềm vui, niềm tự hào của cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bởi đã minh chứng cho sức sáng tạo, đổi mới không ngừng và những nỗ lực vượt bậc, năng lực tiên phong của doanh nghiệp Việt để hướng tới làm chủ tương lai, góp phần nâng tầm Thương hiệu Quốc gia, nhân lên niềm tự hào, tự tôn dân tộc và sức hấp dẫn của đất nước, con người Việt Nam”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên một lần nữa ghi nhận.

Nhiệm vụ xây dựng và nâng tầm Thương hiệu Quốc gia có ý nghĩa chiến lược

Tại Lễ công bố, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc mừng 172 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2022. Đồng thời, biểu dương Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, Bộ Công Thương đã tích cực chỉ đạo, triển khai đạt kết quả tốt trong các hoạt động xây dựng, quảng bá Thương hiệu Quốc gia, góp phần củng cố, nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Sau gần 20 năm triển khai thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia với mục đích xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hấp dẫn, uy tín và chất lượng cao, số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia liên tục tăng qua các năm, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 172 doanh nghiệp năm 2022. Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Việt Nam ngày càng được khẳng định vị trí vững chắc ở thị trường trong nước và thị trường toàn cầu qua những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, thị phần, thứ hạng trong nhiều lĩnh vực và sự coi trọng của các đối tác quốc tế. “Đây cũng chính là sự khẳng định đầy sức thuyết phục về chất lượng hàng hóa, dịch vụ Việt Nam”- Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Vinh danh 172 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Cùng với sự phát triển và khẳng định uy tín của sản phẩm, của doanh nghiệp Việt Nam, Chương trình Thương hiệu quốc gia đã góp phần thúc đẩy Thương hiệu quốc gia thăng hạng mạnh mẽ, đưa Việt Nam lọt vào nhóm các nước có thương hiệu mạnh. Bên cạnh sự phát triển của Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng gia tăng mạnh mẽ. Tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu cả nước có mức tăng trưởng 36%.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi đánh giá cao và nhiệt liệt chúc mừng sự nỗ lực và những đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sự đóng góp của những doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được vinh danh lần này”- Thủ tướng biểu dương.

Mặc dù những kết quả đạt được trong việc thực hiện Chương trình Thương hiệu Việt Nam là rất đáng trân trọng song Thủ tướng lưu ý, tạo ra được thương hiệu rất khó, duy trì được thương hiệu khó gấp trăm nghìn lần. Đặc biệt, trong thế giới biến động phức tạp, khó lường như hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và nâng tầm Thương hiệu Quốc gia có ý nghĩa chiến lược. Đây cũng là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng hết sức vẻ vang của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.

Thủ tướng đồng thời đề nghị Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, Bộ Công Thương, cộng đồng doanh nghiệp thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, tập trung khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh, tận dụng lợi thế để phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu thông qua các biện pháp nâng cao giá trị thương hiệu, kết hợp xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp với Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường quốc tế và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hai là, đảm bảo và không ngừng củng cố, nâng cao uy tín, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm thương hiệu Việt thông qua hệ thống sản xuất, quản trị kinh doanh tiên tiến và hoạt động tài chính công khai, minh bạch, lành mạnh.

Ba là, không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng các cải tiến kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh; tăng cường chủ động hội nhập thực chất, hiệu quả.

Bốn là, tập trung đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ, kỹ năng, chuyên nghiệp, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hội nhập trên các lĩnh vực.

Năm là, không ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức kinh doanh; tuân thủ đúng quy định, pháp luật của Nhà nước; xung kích, đi đầu trên mặt trận phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh chuyển đổi số, chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Chú trọng hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu.

Sáu là, không ngừng xây dựng và nâng cao thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân; bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người lao động; bảo vệ môi trường; tiếp tục thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Vinh danh 172 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

“Tôi yêu cầu Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan quản lý Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tiếp thu đầy đủ các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia tham gia tích cực hơn nữa trong xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước”- Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Vinh danh 172 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022
Đồng chí Trần Tuấn Anh- Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương trao biểu trưng vinh danh các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

Về phía các doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Thủ tướng đề nghị: Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, vì lợi ích của doanh nghiệp gắn với lợi ích quốc gia, dân tộc, nỗ lực vượt khó, đổi mới sáng tạo, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và từng bước cải thiện vững chắc năng lực cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đóng góp cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam sẽ có trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế”- Thủ tướng tin tưởng.

Bên lề sự kiện Lễ Công bố và trao biểu trưng, một số doanh nghiệp cũng tổ chức trưng bày các sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam để các đại biểu tham quan và trải nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khẩn trương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa khô ứng phó với nắng nóng

Khẩn trương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa khô ứng phó với nắng nóng

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4, 5, 6, 7) trong năm 2024.
Đã có phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Đã có phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BCT ngày 12 tháng 04 năm 2024 (Thông tư 07) về quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Tổng thư ký ASEAN

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Tổng thư ký ASEAN

Ngày 22/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với ông Kao Kim Hourn, Tổng Thư ký ASEAN về các vấn đề trong cộng đồng kinh tế ASEAN nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN của Chính phủ Việt Nam.
Thiết thực hưởng ứng Ngày Trái đất 2024, chung tay bảo vệ môi trường

Thiết thực hưởng ứng Ngày Trái đất 2024, chung tay bảo vệ môi trường

Tại Việt Nam, cũng như nhiều Chiến dịch lớn về môi trường trên thế giới, sự kiện Ngày Trái đất được nhiều Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tích cực hưởng ứng với nhiểu hoạt động ý nghĩa, phù hợp.
Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore

Theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore tăng mạnh ở mức 23,86% so với cùng kỳ, đạt gần 112,9 triệu SGD, theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore.
Phát động Giải thưởng báo chí đề tài tiết kiệm năng lượng 2024

Phát động Giải thưởng báo chí đề tài tiết kiệm năng lượng 2024

Ngày 22/4, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương), phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.
Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Sáng 20/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng nóng 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công từ mã độc tống tiền

Cẩm nang phòng chống rủi ro từ tấn công từ mã độc tống tiền