Xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) phù hợp với tình hình mới

Sáng ngày 10/11/2021, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì.
Lạng Sơn: Gắn kiểm tra, xử lý hàng hóa với tuyên truyền pháp luật thương mại tại các cổng trường học ở Hữu Lũng Người tiêu dùng Hà Lan ưa chuộng nông sản, thực phẩm Việt Bộ Công Thương bãi bỏ toàn bộ một số văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử, kinh tế số

Sửa Luật để bảo vệ thiết thực lợi ích người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 được ban hành ngày 17/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Trong gần 10 năm thực thi Luật, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đạt được một số kết quả đáng kể, song vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại. Đồng thời, bản thân các quy định pháp luật đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp, chưa thống nhất với hệ thống pháp luật nói chung và tình hình thực tiễn của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng.

Trước thực trạng nêu trên, Bộ Công Thương đã đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và đã được các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) phù hợp với tình hình mới
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân yêu cầu, cần xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) phù hợp với tình hình mới

Tại phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, trong thời gian 10 năm thực thi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập và một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn.

Do vậy, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Đồng thời bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật phục vụ đắc lực cho việc thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh và bền vững tại Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Bám sát 7 chính sách đã được Chính phủ phê duyệt

Ngày 27/10/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2413/QĐ-BCT về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Thành viên của Ban soạn thảo, Tổ biên tập là đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện cộng đồng doanh nghiệp, hội bảo vệ người tiêu dùng, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo và đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương. Ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các chuyên gia trong thành phần Ban soạn thảo, Tổ biên tập sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả của công tác xây dựng Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), đặc biệt trong việc thể hiện và đáp ứng toàn diện các yêu cầu thực tiễn của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Báo cáo tại phiên họp, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tổ trưởng Tổ biên tập Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã chia sẻ về một số nội dung chính sách lớn cũng như các điều khoản sửa đổi theo hướng cụ thể hóa trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi. Theo đó, nguyên tắc xây dựng Luật sửa đổi tập trung vào 7 nhóm chính sách đã được thông qua, cụ thể;

Một là, hoàn thiện các quy định về hàng hóa có khuyết tật và thu hồi hàng hóa có khuyết tật nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả thực thi các quy định có liên quan.

Hai là, hoàn thiện các quy định về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch có liên quan.

Ba là, hoàn thiện các quy định liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp; bổ sung quy định về vai trò hỗ trợ của cơ quan nhà nước, vai trò của tổ chức xã hội trong công tác giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh phù hợp với thực tiễn.

Bốn là, hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch có yếu tố đặc thù, có tính mới trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế.

Năm là, xây dựng và hoàn thiện các quy định về các loại hình giao dịch, hoạt động, trách nhiệm của các chủ thể, cơ chế kiểm soát, khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể nhằm khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững.

Sáu là, hoàn thiện quy định về quản lý nhà nước nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Bảy là, hoàn thiện quy định về vai trò, trách nhiệm của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) phù hợp với tình hình mới

Tại phiên họp, các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập cũng đã sôi nổi thảo luận, trao đổi, xin ý kiến xoay quanh các vấn đề cơ bản trong quá trình thực hiện Dự án Luật như: Kế hoạch xây dựng Dự án Luật; Quy chế hoạt động của Ban soạn thảo; và một số nội dung chính sách lớn trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật…

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, thiết thực của các thành viên Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập. Các ý kiến đã cơ bản đồng thuận với nội dung được thể hiện trong Dự thảo, đồng thời, gợi mở thêm nhiều nội dung để hoàn thiện Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi, phù hợp với tình hình mới.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, bên cạnh việc tiếp thu các ý kiến, Ban Soạn thảo và Tổ biên tập cần chú ý bám sát 7 chính sách đã được Chính phủ phê duyệt.

Thứ trưởng yêu cầu các thành viên Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bám sát các nội dung trong các chính sách đã được Chính phủ thông qua để đưa ra quy định đầy đủ và là công cụ hiệu quả về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ trưởng cho biết, trên cơ sở kết quả của cuộc họp, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập để xây dựng Dự thảo lần 2, đảm bảo chất lượng và tiến độ tiến tới triển khai lấy ý kiến rộng rãi trong cộng đồng người dân và doanh nghiệp.

Theo Chương trình, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 10/2022 và thông qua tại kỳ họp tháng 5/2023.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quy định mới về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật

Quy định mới về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật

Ngày 30/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 142/2024/NĐ-CP quy định về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Luật sư bị phạt đến 30 triệu đồng nếu xúc phạm người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Muốn thành lập hội phải có tài sản đảm bảo; Không chứng thực đủ chữ ký trong văn bản sẽ bị phạt... đây là những chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ tháng 11/2024.
Tiếp tục ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Tiếp tục ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Tại Nghị quyết 188/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tiếp tục ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Cấp đổi thẻ căn cước trực tuyến được giảm 50% lệ phí

Cấp đổi thẻ căn cước trực tuyến được giảm 50% lệ phí

Kể từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 31/12/2025, mức thu lệ phí khi công dân nộp hồ sơ cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo hình thức trực tuyến bằng 50% mức thu lệ phí quy định.
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Thủ tướng yêu cầu trước 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng yêu cầu trước 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, hoàn thành trước ngày 31/10/2024.
Thông tư sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm

Thông tư sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 19/2024/TT-BCT ngày 10/10/2024 ban hành sửa đổi 1:2024 QCVN 05A:2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 18/2024/TT-BCT quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận