Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc đang bị vướng bởi hạn ngạch và thuế

Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của sản phẩm tôm Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Việt sang thị trường này đang thực hiện theo cơ chế hạn ngạch, nếu ngoài hạn ngạch, thì mức thuế nhập khẩu có thể lên tới 20%.
Cơ hội kết nối, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Tứ Xuyên (Trung Quốc) Xuất khẩu thủy sản Quý I/2023 đạt trên 1,8 tỷ USD Tôm Việt Nam khẳng định vị thế tại thị trường Úc EVFTA “trợ lực” thúc đẩy xuất khẩu tôm sang EU tăng cao

Bà Kim Thu - chuyên gia thị trường tôm Việt Nam thuộc Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, hạn ngạch và thuế đang “cản đường” xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc.

Cụ thể, theo chuyên gia này, trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt hơn 46 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.

“Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc những tháng đầu năm nay đi theo xu hướng giảm chung trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, lạm phát tăng, sức mua giảm”, bà Thu thông tin.

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc đang bị vướng bởi hạn ngạch và thuế
Xuất khẩu tôm Việt sang Hàn Quốc đang thực hiện theo cơ chế hạn ngạch, nếu ngoài hạn ngạch, thì mức thuế nhập khẩu có thể lên tới 20%. Đây là một bất lợi lớn và làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường này

Năm 2022, Hàn Quốc là thị trường có nhu cầu tiêu thụ tôm ổn định, cộng với lợi thế khoảng cách vận chuyển gần, lạm phát không căng thẳng như các nước phương Tây. Do vậy, cả năm, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 468 triệu USD, tăng 26% so với năm 2021.

Trong 5 năm (2018-2022), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng khá ổn định từ 386 triệu USD năm 2018 lên 468 triệu USD năm 2022, tăng 21%. Đặc biệt, các sản phẩm tôm chân trắng xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng trưởng cao và liên tục từ năm 2019 đến nay.

Tuy nhiên, theo chuyên gia thị trường tôm Việt Nam, từ năm 2015 đến nay, Hiệp định FTA giữa Việt Nam với Hàn Quốc được thực thi tưởng như tạo thuận lợi về thương mại và thuế quan nhập khẩu cho sản phẩm này, song các doanh nghiệp hội viên của VASEP lại cho rằng, từ thực tế, sản phẩm tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc đang bị “vướng” quy định về hạn ngạch.

Đó là tình trạng Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu đấu giá mua hạn ngạch nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào nước này với giá 14-16% giá trị nhập khẩu.

Nếu ngoài quota thì mức thuế nhập khẩu là 20%. Như vậy, nhập khẩu tôm Việt Nam vào Hàn Quốc chịu mức thuế 14-20%. “Đây là một bất lợi lớn và làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc”, chuyên gia của VASEP nhận định.

Trong khi, Peru và Hàn Quốc cũng có FTA (thuế 20% giảm theo lộ trình 5 năm từ tháng 8/2011, đến nay đã về 0%), nhưng sản phẩm tôm Peru xuất vào thị trường Hàn Quốc không có quota và thuế đã về 0%.

Mỗi năm, Hàn Quốc NK trên 100.000 tấn tôm với giá trị từ 800 triệu USD - 1 tỷ USD. Trong đó, tôm Việt Nam luôn chiếm thị phần cao nhất trên 50%. Số lượng tôm xuất khẩu sang Hàn Quốc của Việt Nam đã hơn 50.000 tấn, tức là hiện tại đã cao gấp 3-4 lần số lượng trong quota (15.000 tấn với mức thuế nhập khẩu 0%).

Đối với nguồn cung từ Peru, giai đoạn từ năm 2018-2022, nhập khẩu tôm vào Hàn Quốc tăng gấp 10 lần. Riêng năm 2022, nhập khẩu tôm từ Peru vào Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 176% so với năm 2021.

Để cải thiện khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc và gia tăng xuất khẩu vào thị trường này, mới đây, VASEP đã gửi Công văn tới Bộ trưởng Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao rà soát và kiến nghị với phía Hàn Quốc xem xét việc bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu tôm từ Việt Nam và có giải pháp liên quan đến việc điều chỉnh thuế suất về 0% cho tôm Việt Nam trong VKFTA (giống Peru).

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và lo đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (31/10) diễn biến ngược chiều, giá xăng giảm trong khi giá dầu tăng nhẹ. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Chốt phiên giao dịch ngày 30/10, giá dầu thô WTI tăng 2,08%, đạt 68,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 2,01% lên 72,55 USD/thùng.
Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (24/10). Giá xăng E5RON92 giảm 40 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 70 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 270 đồng/lít; dầu hỏa giảm 50 đồng/lít, riêng mặt hàng dầu mazut tăng 130 đồng/lít/kg so với kỳ trước.
Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/10.
Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô WTI giao tháng 11 giảm tới 8,39% xuống mốc 68,69 USD/thùng; giá dầu thô Brent giao tháng 12 cũng đánh mất 7,57% xuống sát mức 73 USD/thùng, mức thấp nhất được ghi nhận vào những ngày đầu tháng 10.
Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá không cao hơn 19.730 đồng/lít (giảm 116 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.232 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 20.962 đồng/lít (giảm 99 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận