Bình ổn giá cả thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 333/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác quản lý, điều hành giá 9 tháng đầu năm 2022 và định hướng các tháng cuối năm 2022.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia ngày càng vững mạnh, chiếm vị trí cao trên thị trường quốc tế Bỉ - thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp với các đầu mối kinh doanh xăng dầu Pháp lệnh - Cơ sở pháp lý vững chắc của lực lượng Quản lý thị trường Những dấu son lịch sử từ Nghị định 10/CP đến Pháp lệnh Quản lý thị trường

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông hàng hóa để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là trong dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán năm 2023.

Bình ổn giá cả thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán
Phó Thủ tướng yêu cầu chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông hàng hóa trong dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán năm 2023

Thông báo nêu rõ, trong 9 tháng và nửa đầu tháng 10/2022, công tác chỉ đạo, điều hành giá chịu rất nhiều áp lực trong việc kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng Ban chỉ đạo cùng sự triển khai tích cực các biện pháp của các bộ, ngành, địa phương tình hình lạm phát đã cơ bản được kiểm soát theo mục tiêu đề ra. Chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng 8/2022. Bình quân 9 tháng năm 2022, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong bối cảnh lạm phát của các nước trong khu vực và của nhiều nước trên thế giới tăng cao, những kết quả đạt được từ công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát trong nước từ đầu năm đến nay có sự nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành, địa phương cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và sự ủng hộ của người dân đối với các chủ trương, giải pháp quản lý, điều hành giá của Nhà nước.

Tuy nhiên, trong những tháng còn lại của năm 2022, tình hình kinh tế xã hội, địa - chính trị thế giới còn rất nhiều phức tạp, lạm phát ở một số nước tiếp tục có xu hướng tăng cao. Tình hình cung cầu, giá cả các măt hàng chiến lược nhất là măt hàng xăng dầu dự kiến còn nhiều biến động phức tạp và khó lường. Trong nước, một số chính sách hỗ trợ về thuế sẽ hết thời hạn vào cuối năm; quý IV cũng là giai đoạn cao điểm chuẩn bị cho công tác sản xuất, chuẩn bị hàng dự trữ phục vụ nhu cầu lễ Tết… vì vậy cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý, điều hành giá, nhất là đối với các địa phương.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ dư địa lạm phát để chủ động chuẩn bị tốt các phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, đánh giá kỹ các tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định.

Trong những tháng còn lại của năm 2022, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh, chú trọng tập trung theo dõi sát diễn biến kinh tế và tình hình lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp; cập nhật sát tình hình cung cầu trong nước để có chỉ đạo dự phòng tại địa phương đảm bảo nguồn cung, đảm bảo cân đối cung cầu trong nước.

Đối với những mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường (như dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục, điện). Các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương và các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc tính toán, chuẩn bị các phương án giá để triển khai điều chỉnh vào thời điểm phù hợp với quy định và bối cảnh chung.

Các Bộ Công Thương, Tài chính căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao bám sát tình hình thị trường xăng dầu trong nước và quốc tế để triển khai thực hiện công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành ổn định, hiệu quả; bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường; tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những điểm còn hạn chế, bất cập, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá; giám sát chặt chẽ biến động giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá trong bối cảnh giá xăng dầu giảm để có giải pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá phù hợp.

Ngoài ra, các bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý và người lao động công tác tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Công Thương - những người mang sứ mệnh “trồng người” vẻ vang và cao cả lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Tạp chí QLTT xin đăng tải toàn văn Thư chúc mừng của Bộ trưởng:
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Mỹ

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Mỹ

Ngày 18/11, theo giờ địa phương tại thành phố Rio de Janeiro - Brazil, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại và Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực thị trường châu Mỹ.
Bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng trong việc cung cấp năng lượngphục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; cụ thể là cần phải xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống và cung cấp điện như thế nào để sát với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng với điều kiện an toàn, ổn định.
Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, ngày 29 tháng 10 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 8645/BCT-CT yêu cầu các Đơn vị thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024

Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (14.11) được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá xăng RON95 giảm về mức 20.600 đồng/lít.
Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%.
Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Đưa thị trường trong nước trở thành “tuyến phòng ngự”, “bệ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế

Đưa thị trường trong nước trở thành “tuyến phòng ngự”, “bệ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế

Sáng ngày 12/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận