Bộ Công Thương cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đặt phòng, vé máy bay mùa du lịch

Bộ Công Thương khuyến cáo người tiêu dùng, trước khi quyết định đặt tour hoặc dịch vụ du lịch, người dân cần thận trọng và tìm hiểu kỹ thông tin về công ty du lịch hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ đó. Nên chọn các đơn vị có uy tín, được chứng nhận và có đầy đủ giấy tờ, giấy phép kinh doanh.
Bộ Y tế cảnh báo 14 loại siro ho gây tổn thương thận Cảnh báo rủi ro khi xuất khẩu sang Algeria Cảnh báo về sản phẩm Vida Nano được quảng cáo thổi phồng công dụng Cảnh báo các hành vi lừa đảo của một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hàn Quốc

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và kỳ nghỉ hè sắp tới, báo chí và một số phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh về việc lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, nhất là vào dịp nghỉ lễ, các đối tượng lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thông qua các website/ứng dụng thương mại điện tử và mạng xã hội đang diễn ra phổ biến. Điều này tác động và ảnh hưởng xấu đến lòng tin của người tiêu dùng đối với hoạt động thương mại điện tử.

Bộ Công Thương cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đặt phòng, vé máy bay mùa du lịch
Bộ Công Thương cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đặt phòng, vé máy bay mùa du lịch

Theo Cục Thương mại điện tử, thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo phổ biến bao gồm việc đăng tải bài quảng cáo bán tour du lịch, phòng khách sạn với giá rẻ trên website/ứng dụng thương mại điện tử và mạng xã hội. Sau đó, đề nghị nạn nhân chuyển tiền đặt cọc (từ 30-50% giá trị) để đặt cọc tour du lịch, phòng khách sạn, sau đó lừa đảo chiếm đoạt số tiền đặt cọc.

Hoặc, các đối tượng cũng có thể đăng bài quảng cáo dịch vụ làm visa (thị thực) du lịch nước ngoài trên website/ứng dụng thương mại điện tử và mạng xã hội cam kết tỷ lệ thành công cao, hoàn trả 100% số tiền nếu không xin được visa. Sau khi nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí hoặc một phần chi phí, các đối tượng sẽ để nạn nhân tự khai thông tin tờ khai, hoàn thiện hồ sơ… Sau đó lấy lý do nạn nhân khai thông tin bị thiếu và không trả lại tiền.

Ngoài ra các đối tượng có thể làm giả website/fanpage của công ty du lịch uy tín, làm giả hình ảnh chụp biên lai, hóa đơn thanh toán và đề nghị nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí tour du lịch. Sau khi khách hàng chuyển khoản để thanh toán dịch vụ du lịch, các đối tượng sẽ chặn liên lạc và xóa mọi dấu vết.

Đặc biệt, các đối tượng cũng có thể làm giả/chiếm đoạt tài khoản của người dùng mạng xã hội, liên lạc với người thân trong danh sách bạn bè cho biết đang bị mắc kẹt khi du lịch tại nước ngoài và cần một khoản tiền ngay lập tức. Đối tượng có thể sử dụng công nghệ Deepfake (công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo).

Trước vấn nạn trên, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người tiêu dùng: trước khi quyết định đặt tour hoặc dịch vụ du lịch, người dân cần thận trọng và tìm hiểu kỹ thông tin về công ty du lịch hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ đó. Nên chọn các đơn vị có uy tín, được chứng nhận và có đầy đủ giấy tờ, giấy phép kinh doanh.

"Nếu có bất kỳ nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường nào liên quan đến các hoạt động du lịch, người dân cần thông báo cho cơ quan chức năng và không chuyển tiền cho bất kỳ ai trước khi xác định rõ nguồn gốc và độ tin cậy của đơn vị đó", Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số lưu ý.

Cũng theo thông tin từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, trước đây, đơn vị này cũng ra nhiều cảnh báo hiện tượng lừa đảo khách hàng của website bán tour du lịch trực tuyến. Theo đó, thời gian qua, Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử nhận được một số thông tin phản ánh của người tiêu dùng và cơ quan báo chí về hiện tượng lừa đảo của công ty bán tour du lịch trực tuyến.

Cụ thể, chủ sở hữu website bán tour du lịch đã không thực hiện đúng cam kết với khách hàng mua hàng trên website và sử dụng các thủ đoạn sau lừa đảo khách hàng:

Thứ nhất, cố tình nhầm lẫn hoặc sai sót về tên khách hoặc code (mã vé) máy bay cho đến sát ngày bay khách hàng mới nhận được code vé chuẩn.

Thứ hai, khách hàng đã đóng đủ tiền vé máy bay khứ hồi (2 chiều) và tiền phụ thu (ví dụ phòng cho trẻ nhỏ) nhưng chỉ nhận được code vé máy bay 1chiều và khách sạn báo không nhận được phụ thu từ phía chủ sở hữu website.

Thứ ba, gửi cho khách hàng code vé máy bay và mã đặt chỗ đầy đủ, nhưng đến gần trước khi chuyến bay khởi hành đột ngột báo hoãn do phía Hãng hàng không. Tuy nhiên, khách hàng kiểm tra lại thông tin bên Hãng hàng không thấy không có việc này, và lại nhận được câu trả lời từ chủ sở hữu website là hoãn chuyến bay và chuyển sang mua vé hãng khác vì lý do giá vé máy bay quá đắt.

Ngoài trường hợp nêu trên, nhiều website lừa đảo tiến hành đăng tải các tour giá rẻ trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội để quảng cáo. Người dân nào không chú ý, ham rẻ lập tức sẽ bị sập bẫy.

Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử đề nghị người tiêu dùng cần phải tìm hiểu kỹ thông tin của người bán hàng và độ tin cậy của người bán và các nhà cung cấp dịch vụ, tránh gặp phải các công ty du lịch ma hoặc các rủi ro không đáng có.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phó Thủ tướng Lê Thành Long là Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long là Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm

Ngày 18/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Cảnh giác với hành vi lừa đảo thông qua công cụ bảo mật tài khoản giả mạo

Cảnh giác với hành vi lừa đảo thông qua công cụ bảo mật tài khoản giả mạo

Mới đây, LastPass (công ty an ninh mạng tại Mỹ) đã đưa ra cảnh báo đến người dùng về thủ đoạn lừa đảo giả mạo bộ phận hỗ trợ khách hàng, dụ dỗ người dùng tải về ứng dụng có chứa mã độc nhằm tấn công thiết bị, chiếm đoạt thông tin nhạy cảm.
Cẩn trọng trước thủ đoạn lừa đảo giả mạo dịch vụ chăm sóc khách hàng Ebay

Cẩn trọng trước thủ đoạn lừa đảo giả mạo dịch vụ chăm sóc khách hàng Ebay

Mới đây, trang thông tin của Malwarebytes (phần mềm diệt virus uy tín tại Mỹ) đã đưa ra cảnh báo về những trang web giả mạo dịch vụ chăm sóc khách hàng của sàn thương mại điện tử Ebay, được các đối tượng xấu lập ra với mục đích đánh cắp thông tin nhạy cảm của người dùng.
Xuất hiện tình trạng mạo danh sàn thương mại điện tử từ Amzon nhằm chiếm đoạt tài sản

Xuất hiện tình trạng mạo danh sàn thương mại điện tử từ Amzon nhằm chiếm đoạt tài sản

Mới đây, sàn thương mại điện tử Amazon cho biết đơn vị này đã nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi truy cập vào đường link do shipper gử

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi truy cập vào đường link do shipper gử

Thời gian qua, thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng (shipper) gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân ngày càng nở rộ với nhiều phương thức tinh vi hơn.
Cảnh báo chiêu trò phát tán thông tin sai lệch, quảng cáo thuốc trên mạng xã hội

Cảnh báo chiêu trò phát tán thông tin sai lệch, quảng cáo thuốc trên mạng xã hội

Tình trạng quảng cáo "lương y gia truyền" để bán các loại thuốc đông y được thổi phồng chữa khỏi nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư xuất hiện rầm rộ các kênh TikTok, YouTube.
Cảnh báo hàng loạt fanpage giả mạo các chương trình giải trí trên mạng xã hội

Cảnh báo hàng loạt fanpage giả mạo các chương trình giải trí trên mạng xã hội

Thời gian gần đây, liên tiếp xuất hiện các thủ đoạn giả mạo các ban tổ chức chương trình giải trí, đăng tải thông tin sai lệch nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Người tiêu dùng cần cảnh giác khi thực hiện mua bán hàng hoá trên mạng xã hội

Người tiêu dùng cần cảnh giác khi thực hiện mua bán hàng hoá trên mạng xã hội

Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân nên thận trọng khi thực hiện giao dịch mua bán trên mạng xã hội hoặc qua hình thức trực tuyến; đồng thời cần thực hiện xác minh danh tính đối tượng, tìm hiểu độ uy tín của người bán và chất lượng sản phẩm trước khi mua hàng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận