Bộ Công Thương quyết liệt các giải pháp tiết kiệm năng lượng hiện thực hoá mục tiêu Net zero

Việc triển khai có hiệu quả các giải pháp tiết kiệm năng lượng giúp đảm bảo nguồn cung cho ngành sản xuất của Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Phần Lan công bố chiến dịch tiết kiệm năng lượng "Giảm một độ" Quyết liệt thực hiện Chỉ thị 20 về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025 Tiết kiệm năng lượng được coi như “nguồn năng lượng đầu tiên”

Kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra hồi đầu năm 2022, giá năng lượng và các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ cho công nghiệp sản xuất đã tăng lên nhanh chóng. Điển hình là dầu thô có lúc bị đẩy lên đến hơn 130 USD/thùng, đe dọa về sự xuất hiện của một cuộc khủng hoảng năng lượng mới trên toàn thế giới.

Đối với Việt Nam - một quốc gia đang phát triển cần ưu tiên nhiều nguồn lực cho công nghiệp sản xuất, việc các nguồn năng lượng tăng giá trở thành bài toán khó, buộc chúng ta phải giải quyết nhanh chóng. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra, trong đó, ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh các giải pháp, nâng cao hiệu quả tiết kiệm năng lượng, triển khai mô hình phát triển bền vững.

Tiết kiệm năng lượng là tiền đề quan trọng giúp Việt nam sớm đạt được cam kết cân bằng phát thải khí nhà kính năm năm 2050.

Chỉ đạo quyết liệt

Đóng vai trò chủ đạo trong việc tham mưu cho Chính phủ xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững, Bộ Công Thương trong thời gian qua đã xây dựng nhiều định hướng, nội dung triển khai cụ thể. Mục tiêu chung nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thực hiện cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu COP26 về thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Thứ nhất, tăng cường các hoạt động truyền thông: Trong đó tập trung chủ yếu vào việc vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển bền vững. Phối hợp với Hội nhà báo tổ chức Giải báo chí toàn quốc tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tổ chức các giải thưởng hiệu quả năng lượng; giải thưởng năng lượng bền vững, tổ chức các hội nghị, tọa đàm chia sẻ, thúc đẩy đầu tư, thực hiện những giải pháp tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch, chuyển giao công nghệ sạch trong công nghiệp…

Bộ Công Thương chủ động tham mưu cho chính phủ xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Thứ hai, đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ đầu tư: kiến nghị với cấp có thẩm quyền để xây dựng và thực thi các cơ chế về tài chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận các cơ chế tài chính ưu đãi, hướng tới mục tiêu đầu tư vào các giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch, thay thế dây chuyền, máy móc cũ bằng hệ thống máy móc hiện đại, hiệu quả sử dụng công nghệ cao hơn. Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các hoạt động như sản xuất, chế tạo, cải tạo, chuyển đổi thị trường phương tiện, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất.

Thứ ba, thông qua các nguồn lực của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững: tiến hành tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và cán bộ quản lý năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên ngành về các giải pháp quản lý công nghệ trong tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch để giúp cho doanh nghiệp công nghiệp có thể áp dụng các sáng kiến, giải pháp, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của doanh nghiệp.

Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm thúc đẩy Tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp là giải pháp được Bộ Công Thương ưu tiên

Giải pháp đồng bộ

Dựa trên các nội dung định hướng của Bộ Công Thương, Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững đã tiến hành triển khai một số giải pháp cụ thể, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.

Giải pháp 1: Rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hiện Bộ Công Thương đang nghiên cứu và chuẩn bị báo cáo rà soát sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để trình Chính phủ. Cùng với đó, xây dựng và hoàn thiện các văn bản dưới luật như các nghị định, thông tư.

Giải pháp 2: Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tập trung hỗ trợ các hoạt động về kiểm toán năng lượng, xây dựng hệ thống quản lý năng lượng, xây dựng và thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn trong một số ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực công thương.

Luôn luôn đổi mới phương pháp truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến các đối tượng khác nhau

Giải pháp 3: Tăng cường năng lực về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các đơn vị liên quan trong triển khai chương trình, trong đó nâng cao vai trò của người quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng.

Giải pháp 4: Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất sạch, thực hiện lối sống xanh, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, thay thế các sản phẩm nhựa bằng các sản phẩm thân thiện môi trường.

Giải pháp 5: Xây dựng cơ chế tài chính thúc đẩy đầu tư tiết kiệm năng lượng. Thúc đẩy các dự án hợp tác quốc tế cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư thực hiện đầu tư tiết kiệm năng lượng. Tăng cường làm rõ các cơ chế đầu tư, ưu đãi về lãi suất, thuế, đầu tư đất đai. Đề xuất thành lập quỹ tiết kiệm năng lượng.

Giải pháp 6: Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Ngày 1/11/2021, tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu, cam kết những mục tiêu của Việt Nam trong việc tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo, xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ. Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

tietkiemnangluong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý và người lao động công tác tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Công Thương - những người mang sứ mệnh “trồng người” vẻ vang và cao cả lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Tạp chí QLTT xin đăng tải toàn văn Thư chúc mừng của Bộ trưởng:
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Mỹ

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Mỹ

Ngày 18/11, theo giờ địa phương tại thành phố Rio de Janeiro - Brazil, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại và Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực thị trường châu Mỹ.
Bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng trong việc cung cấp năng lượngphục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; cụ thể là cần phải xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống và cung cấp điện như thế nào để sát với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng với điều kiện an toàn, ổn định.
Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, ngày 29 tháng 10 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 8645/BCT-CT yêu cầu các Đơn vị thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024

Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (14.11) được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá xăng RON95 giảm về mức 20.600 đồng/lít.
Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%.
Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Đưa thị trường trong nước trở thành “tuyến phòng ngự”, “bệ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế

Đưa thị trường trong nước trở thành “tuyến phòng ngự”, “bệ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế

Sáng ngày 12/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận