Cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo”, người đàn ông mất 450 triệu đồng

Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác, tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều người dân bị các đối tượng giả danh cơ quan Công an gọi điện hướng dẫn cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo” rồi chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn của các đối tượng là giả danh cán bộ Công an gọi điện cho người dân thông báo nạn nhân đang bị cơ quan Công an điều tra hoặc căn cước công dân bị lỗi trên hệ thống, cần phải cập nhật dữ liệu dân cư, mã định danh, rồi yêu cầu người dân đến cơ quan Công an để làm việc. Các đối tượng sẽ thúc ép với lý do cần hoàn thiện gấp hồ sơ để yêu cầu người dân tải phần mềm Dịch vụ công “giả mạo” theo đường dẫn của đối tượng cung cấp. Khi cài đặt phần mềm giả mạo này, các đối tượng sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.

Cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo”, người đàn ông mất 450 triệu đồng
Phần mềm Dịch vụ công giả mạo

Mới đây, một người đàn ông, trú tại quận Hà Đông, cũng đã bị sập bẫy của các đối tượng với thủ đoạn như trên. Theo đó, vào ngày 07/5/2024, Công an quận Hà Đông tiếp nhận đơn trình báo của anh T (SN: 1980; trú tại Tây Hồ, Hà Nội) về việc bị mất 450 triệu đồng trong tài khoản. Anh T cho biết có “nhận được cuộc gọi của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an quận Hà Đông, thông báo đang điều tra vụ án liên quan đến anh T. Đối tượng yêu cầu anh khai báo online qua cổng Dịch vụ công. Sau đó, đối tượng gửi cho đường link cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo”. Khi cài đặt xong, anh T phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất 450 triệu đồng.

Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến. Nếu cài đặt phần mềm giả mạo, có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.

Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những điểm mới về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Những điểm mới về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Nghị định số 99/2011/NĐ-CP chỉ đặt ra yêu cầu chung đối với hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với hai nhóm yêu cầu cơ bản là: (i) ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12 và (ii) nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải tương phản nhau.
Mùa EURO: Cảnh giác với tin nhắn rác mời chào cá độ bóng đá, rút tiền thẻ tín dụng lãi suất thấp

Mùa EURO: Cảnh giác với tin nhắn rác mời chào cá độ bóng đá, rút tiền thẻ tín dụng lãi suất thấp

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua. Trong đó nổi bật là các chiêu trò lôi kéo, dụ dỗ tham gia cá độ bóng đá trên không gian mạng mùa EURO 2024.
“Khuyến cáo an toàn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn đối với loại hình nhà ống, nhà ở cao tầng”

“Khuyến cáo an toàn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn đối với loại hình nhà ống, nhà ở cao tầng”

Thời gian gần đây thành phố Hà Nội xảy ra nhiều vụ cháy lớn gây thiệt hại về người và tài sản. Do đó, để giảm thiểu rủi ro khi hỏa hoạn xảy ra, Công an TP. Hà Nội khuyến cáo các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, cách thoát nạn thoát hiểm đối với loại hình nhà ống, nhà ở cao tầng.
Cảnh báo tội phạm dưới hình thức cá độ bóng đá trên không gian mạng

Cảnh báo tội phạm dưới hình thức cá độ bóng đá trên không gian mạng

Thời gian qua, Công an các đơn vị, địa phương đã triệt phá nhiều đường dây, băng nhóm tổ chức cá độ bóng đá qua mạng Internet.
Sập bẫy cuộc gọi giả mạo Công an, cụ bà ở Hà Đông bị lừa mất 500 triệu đồng

Sập bẫy cuộc gọi giả mạo Công an, cụ bà ở Hà Đông bị lừa mất 500 triệu đồng

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mời nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy của các đối tượng.
Cảnh báo thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các đối tượng giả danh là nhân viên giao hàng (Giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh…) gọi điện cho khách hàng thông báo có đơn đặt hàng online, rồi yêu cầu chuyển tiền thanh toán để chiếm đoạt.
Sập bẫy làm việc online tại nhà, một phụ nữ bị lừa hơn 1 tỷ đồng

Sập bẫy làm việc online tại nhà, một phụ nữ bị lừa hơn 1 tỷ đồng

Ngày 18/6/2024, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước cho biết đang thụ lý hồ sơ vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức làm việc online tại nhà.
Xuất hiện việc mua bán tài khoản thanh toán của thanh thiếu niên

Xuất hiện việc mua bán tài khoản thanh toán của thanh thiếu niên

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc phối hợp ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của học sinh, sinh viên.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận