Cảnh báo: Chỉ có 3 loại Vitamin A còn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam
Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở nhập khẩu thuốc về việc tăng cường nguồn cung ứng Vitamin A đơn thành phần dược chất.
Cục Quản lý Dược cho biết đã nhận được Công văn số 3133/SYT-NVD đề ngày 27/04/2023 của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về việc thiếu nguồn cung ứng thuốc Vitamin A đơn thành phần dược chất (gọi tắt là Vitamin A) để sử dụng cho chương trình y tế.
![]() |
Cục Quản lý Dược cho biết, hiện nay, chỉ có 3 thuốc Vitamin A (hàm lượng 5.000 IU) có Giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam |
Theo Cục Quản lý Dược, trước đây, Vitamin A liều cao (hàm lượng 100.000 IU và 200.000 IU) dùng để bổ sung cho trẻ từ 6 đến 60 tháng tuổi theo Quyết định số 3893/QĐ-BYT ngày 11/10/2007 của Bộ Y tế được các tổ chức nước ngoài viện trợ, nhập khẩu vào Việt Nam và phân bổ cho các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương theo nhu cầu.
Tại Công văn số 1810/BYT-KH-TH ngày 3/4/2023 của Bộ Y tế về việc triển khai các nhiệm vụ thuộc CTMT Y tế - Dân số chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên và Công văn số 389/VDD-KHTH ngày 18/04/2023 của Viện Dinh dưỡng về việc chủ động bố trí nguồn kinh phí mua sắm Vitamin A liều cao cấp cho trẻ em và phụ nữa sau sinh: Từ năm 2023, các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương phải chủ động xây dựng kế hoạch mua sắm Vitamin A từ nguồn kinh phí của địa phương hoặc từ nguồn của các Chương trình Mục tiêu quốc gia đã được phân bổ cho địa phương.
Cục Quản lý Dược cho biết, hiện nay, chỉ có 3 thuốc Vitamin A (hàm lượng 5.000 IU) có Giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam.
Do đó, để đảm bảo nguồn cung ứng thuốc Vitamin A nói chung và Vitamin A liều cao nói riêng, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở nhập khẩu thuốc tăng cường nghiên cứu, sản xuất, tìm nguồn cung ứng và nhập khẩu thuốc Vitamin A nói chung và Vitamin A liều cao (hàm lượng 100.000 IU và 200.000 IU) để cung ứng cho chương trình y tế.
Cục Quản lý Dược nhấn mạnh, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ sở báo cáo kịp thời về Cục Quản lý Dược để xem xét, giải quyết theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Cảnh báo người dùng trước tình trạng lừa đảo qua quét mã QR Code

QR code - giải pháp hiệu quả trong chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Khuyến cáo người tiêu dùng trước khi đặt cọc mua xe

Cảnh báo lừa đảo thương mại khi xuất khẩu sang thị trường Malaysia

Quy định mới về đăng ký lưu hành thuốc gia công

Cảnh báo: Sản phẩm Nano Fucoidan quảng cáo gây hiểu lầm là thuốc
Đọc nhiều / Mới nhận

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ
