Châu Phi - thị trường tiềm năng cho thực phẩm Việt nhưng áp lực cạnh tranh rất lớn

Châu Phi là thị trường dễ tính nhưng không dễ gia tăng xuất khẩu bởi sức cạnh tranh khá “nóng”. Do vậy, với mỗi thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chú ý đáp ứng các tiêu chuẩn riêng biệt.
Algeria nằm trong top 5 nước sản xuất dầu lớn nhất châu Phi năm 2021 Ngăn chặn kịp thời 7,5 tấn lòng lợn nhiễm dịch tả châu Phi Dịch tả lợn Châu Phi lại bùng phát, đe dọa nguồn cung thịt lợn dịp Tết Quản lý thị trường cả nước siết chặt công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi Vận chuyển 10 con lợn hơi từ vùng dịch tả Châu Phi lên thành phố nhằm tiêu thụ

Nhu cầu thị trường châu Phi rất lớn

Thị trường châu Phi có dân số gần 1,4 tỷ người, sản xuất nội khối chưa phát triển... được xác định là thị trường tiềm năng cho thực phẩm Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại) cho biết, thông qua hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại với khu vực thị trường châu Phi cho thấy nhu cầu của thị trường này với đa dạng các mặt hàng Việt Nam khá lớn.

Đáng lưu ý, mặt hàng gạo đang ngày một tăng, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sản xuất nên an ninh lương thực được các nước châu Phi đặt lên hàng đầu.

“Trong số các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang châu Phi, gạo có kim ngạch lớn nhất, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này ”, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ chia sẻ.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine cũng khiến các nước châu Phi tìm kiếm thêm nguồn cung mới. Đa phần các nước châu Phi đánh giá cao và tin tưởng vào chất lượng nhiều mặt hàng thực phẩm của Việt Nam.

Châu Phi - thị trường tiềm năng cho thực phẩm Việt nhưng áp lực cạnh tranh rất lớn
Nhu cầu của thị trường châu Phi rất đa dạng, phù hợp với nhiều mặt hàng của Việt Nam

Mặt khác, thị trường châu Phi cũng có nhu cầu nhập khẩu đa dạng các loại thực phẩm phục vụ số dân đang tăng nhanh và có thu nhập ngày càng cải thiện, đồng thời bù đắp những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất do đại dịch.

Đặc biệt, những quốc gia nằm sâu trong lục địa châu Phi chịu ảnh hưởng của khí hậu sa mạc ở Tây và Trung Phi rất khó khăn về trồng trọt, sản xuất lương thực, thực phẩm nên nhu cầu nhập khẩu rất lớn.

Do vậy, theo bà Thủy, Việt Nam có khả năng cung cấp cho thị trường châu Phi nhiều mặt hàng thực phẩm.

Tại thị trường Nigeria, ông Trần Hùng Cường - Thương vụ việt Nam tại Nigeria, cho hay, ngành sản xuất thực phẩm của Nigeria chưa phát triển, hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Với thị trường Algeria, nông sản của Việt Nam được đánh giá có lợi thế, ông Hoàng Đức Nhuận - Tham tán thương mại Việt Nam tại Algeria bày tỏ, Việt Nam là một trong số các quốc gia xuất khẩu chính cà phê vào Algeria. Riêng với cà phê thô Việt Nam đang chiếm 50% thị phần. Tiếp đến là mặt hàng gia vị, nhu cầu tiêu dùng khá cao, nhất là hạt tiêu do Algeria không sản xuất được. 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 2,38 triệu USD giá trị mặt hàng này sang Algeria.

Nhưng áp lực cạnh tranh cũng rất lớn

Châu Phi là thị trường dễ tính nhưng không dễ gia tăng xuất khẩu bởi sức cạnh tranh khá “nóng”. Trên thị trường Algeria, ông Hoàng Đức Nhuận thông tin, hàng Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là với hàng hoá đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và hàng hoá cùng loại của các nước có hiệp định thương mại tự do với Algeria.

Không chỉ với Algeria, tình trạng này phổ biến với các thị trường khác trong khu vực châu Phi. Bên cạnh đó, nỗ lực tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khác.

Chi phí vận chuyển cao là vấn đề lớn, hiện chi phí cho một container 20 feet từ Việt Nam sang Algeria mất khoảng 6.000 USD, 13.000- 14.000 USD cho một container 40 feet. Cùng đó là ngôn ngữ và thói quen tiêu dùng khác biệt, tiếp cận hệ thống phân phối, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn Halal…cũng đang làm khó doanh nghiệp Việt Nam.

Châu Phi - thị trường tiềm năng cho thực phẩm Việt nhưng áp lực cạnh tranh rất lớn
Châu Phi là thị trường dễ tính nhưng không dễ gia tăng xuất khẩu bởi sức cạnh tranh khá “nóng”

Theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại nhiều quốc gia ở khu vực châu Phi, thuế nhập khẩu cũng là vấn đến lớn. Các quốc gia châu Phi định hướng phát triển thị trường trong nước, do vậy khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thô về chế biến, đóng gói, thuế suất các mặt hàng chế biến và mặt hàng sản xuất được trong nước rất cao. Do vậy doanh nghiệp cần tình toán kỹ lưỡng.

Để đảm bảo an toàn trong giao dịch, doanh nghiệp cũng được khuyến cáo cần thẩm tra, xác minh đối tác kỹ trước khi ký kết hợp đồng, nhất là các điều khoản về thanh toán và giải quyết tranh chấp. Khi ký hợp đồng xuất khẩu - nhập khẩu, doanh nghiệp nên áp dụng hình thức thanh toán thư tín dụng không hủy ngang, thanh toán ngay. Nếu thanh toán theo hình thức cọc thì nên yêu cầu đối tác đặt cọc khoảng trên 30% giá trị đơn hàng, nhất là đối với các đơn hàng mới và lần đầu.

Ngoài ra, với mỗi thị trường, doanh nghiệp cũng cần chú ý đáp ứng các tiêu chuẩn riêng. Ví dụ, thị trường Nam Phi yêu cầu doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại đóng thuế môn bài trong 4 năm; giảm 20% hàm lượng protein vốn có đối với sản phẩm thịt chế biến, động vật giáp xác, sữa đậu nành. Đầu tư nghiên cứu, tìm ra những mặt hàng không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu thị trường mà còn giải quyết được các bài toán liên quan đến các khâu logistics cho hàng thực phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý và người lao động công tác tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Công Thương - những người mang sứ mệnh “trồng người” vẻ vang và cao cả lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Tạp chí QLTT xin đăng tải toàn văn Thư chúc mừng của Bộ trưởng:
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Mỹ

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Mỹ

Ngày 18/11, theo giờ địa phương tại thành phố Rio de Janeiro - Brazil, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại và Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực thị trường châu Mỹ.
Bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng trong việc cung cấp năng lượngphục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; cụ thể là cần phải xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống và cung cấp điện như thế nào để sát với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng với điều kiện an toàn, ổn định.
Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, ngày 29 tháng 10 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 8645/BCT-CT yêu cầu các Đơn vị thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024

Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (14.11) được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá xăng RON95 giảm về mức 20.600 đồng/lít.
Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%.
Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Đưa thị trường trong nước trở thành “tuyến phòng ngự”, “bệ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế

Đưa thị trường trong nước trở thành “tuyến phòng ngự”, “bệ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế

Sáng ngày 12/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận