Chuỗi hoạt động của Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Brazil

Trong khuôn khổ chương trình công tác tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ dự Phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc và các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ và Brazil, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự nhiều hoạt động quan trọng với Chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp tại Brazil.
Danh mục sản phẩm có khả năng gây mất an toàn thuộc quản lý của Bộ Công Thương Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Bộ Công Thương luôn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đơn hàng phục hồi, hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp đà tăng trưởng

Tham dự và phát biểu tại Tọa đàm với doanh nghiệp Brazil

Ngày 24/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tham dự và phát biểu tại Tọa đàm với cộng đồng doanh nghiệp Brazil tại thành phố Sao Paulo. Tọa đàm do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.

Trong phần phát biểu của mình, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chia sẻ thông tin tổng quan về về tình hình kinh tế, thương mại giữa hai nước, nhấn mạnh kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 425 lần từ con số 16 triệu USD năm 1989 (thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao) lên tới 6,8 tỷ USD vào năm 2022.

Chuỗi hoạt động của Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Brazil
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tham dự và phát biểu tại Tọa đàm với cộng đồng doanh nghiệp Brazil tại thành phố Sao Paulo

Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam và Brazil là hai nền kinh tế có tính bổ trợ cao và dư địa hợp tác phát triển kinh tế, thương mại giữa hai nước còn rất lớn bởi cả hai nước đều có lợi thế dân số đông và nhu cầu tiêu dùng đang tăng lên nhanh chóng.

Brazil có thể trở thành cầu nối giúp Việt Nam tiếp cận thị trường các nước Mỹ Latinh, cũng như Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); đồng thời, Việt Nam sẽ trở thành cầu nối hiệu quả giúp Brazil tiếp cận thị trường ASEAN rộng lớn và hơn 60 thị trường trong 16 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam là thành viên.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định làn sóng dịch chuyển đầu tư của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất lớn, bởi Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ trở thành một trung tâm sản xuất lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, vì vậy nhu cầu về nguồn nguyên liệu sẽ tăng cao, tạo cơ hội cho Brazil tăng cường cung ứng nguyên vật liệu cho Việt Nam, nhất là nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp mới.

Bộ trưởng đề nghị hai bên tăng cường trao đổi các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát tìm hiểu thị trường cơ hội đầu tư và kết nối kinh doanh nhằm nâng tầm quan hệ thương mại - đầu tư tương xứng với tiềm năng, lợi thế của hai nước.

Về phía đại diện các doanh nghiệp Brazil đều đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam và nhận định thời gian tới hai bên có rất nhiều dư địa hợp tác từ lĩnh vực nông nghiệp, chế biến, chế tạo, hàng không, khai khoáng, tới khoa học công nghệ, năng lượng tái tạo...

Tham dự Lễ đón chính thức và Hội đàm cấp cao

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã tham dự Lễ đón chính thức và Hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva.

Phát biểu tại Hội đàm, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao việc Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ trong nhiều năm qua, đồng thời bày tỏ mong muốn phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành đối tác của Brazil để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trên cơ sở cùng có lợi.

Chuỗi hoạt động của Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Brazil
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã tham dự Lễ đón chính thức và Hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva

Bộ trưởng đề xuất hai nước khẩn trương xây dựng các khung khổ hợp tác mới, thông qua việc sớm tổ chức Kỳ họp lần thứ 3 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Brazil về Hợp tác kinh tế-thương mại và cùng nhau thúc đẩy việc khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Mercosur, trong đó Brazil là một thành viên chủ chốt.

Thông qua Hiệp định sẽ giúp kết nối các doanh nghiệp để xây dựng và hình thành các chuỗi giá trị, kết nối hai nước và với thị trường toàn cầu và hiện thức hoá mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025, đạt 15 - 20 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng hơn.

Trao đổi với Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Bộ phát triển, thương mại, công nghiệp và dịch vụ Brazil

Bên lề sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc trao đổi với ông Geraldo Alckmin, Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Bộ phát triển, thương mại, công nghiệp và dịch vụ Brazil về việc triển khai những hoạt động cụ thể nhằm tăng cường hợp tác kinh tế thương mại trong thời gian tới, trong đó có việc sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam; thúc đẩy đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và khối Mercosur.

Chuỗi hoạt động của Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Brazil
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc trao đổi với ông Geraldo Alckmin, Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Bộ phát triển, thương mại, công nghiệp và dịch vụ Brazil

Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị Brazil, với tư cách là thành viên có vai trò quan trọng và Chủ tịch luân phiên của khối Mercosur trong nửa cuối năm 2023, tiếp tục ủng hộ để sớm khởi động đàm phán FTA Việt Nam - Mercosur, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên tiếp cận và thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường của nhau.

Đồng thời, đề nghị Brazil tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Brazil, đặc biệt là đối với những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như nông sản, giày dép, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản...

Về kết quả chuyến công tác tại Hoa Kỳ và thăm chính thức Cộng hòa Brazil liên quan tới lĩnh vực kinh tế thương mại, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Thủ tướng Chính phủ và Đoàn công tác cấp cao của Chính phủ Việt Nam đã có trên 60 cuộc làm việc, tiếp xúc song phương với Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cộng đồng doanh nghiệp của các nước sở tại, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ chính trị, ngoại giao; thu hút đầu tư và hợp tác kinh tế.

Đồng thời, thảo luận, thống nhất nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng trong lĩnh vực thương mại như: Chống đứt gãy nguồn cung về nguyên vật liệu, hàng hóa thiết yếu; Tăng cường hợp tác giữa các nước nhằm thuận lợi hóa thương mại, hướng tới mục tiêu: tăng kim ngạch thương mại hai chiều và cân bằng cán cân thương mại; Vận động các nước công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường và thúc đẩy việc đàm phán mở mới, nâng cấp các Hiệp định Thương mại tự do với các nước nhằm sớm phục hồi các nền kinh tế sau đại dịch và đạt được các mục tiêu mà mỗi nước đặt ra.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sửa đổi một số điều về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AKFTA

Sửa đổi một số điều về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AKFTA

Nhằm thực thi Nghị định thư thứ 3 sửa đổi một số điều khoản về Quy tắc xuất xứ và Thuế quan của Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 150/NQ-CP ngày 22/9/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014.
TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án đầu tư nước ngoài mới

TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án đầu tư nước ngoài mới

Trong 03 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu, tuy nhiên, xét về số dự án, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 38,4%), điều chỉnh vốn (chiếm 17,3%) và GVMCP (chiếm 72,7%).
Cần có giải pháp tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép

Cần có giải pháp tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép

Mới đây, 7 doanh nghiệp thép và tôn mạ đã có văn bản kiến nghị cơ quan chức năng cần tìm ra giải pháp đồng bộ từ để hài hòa, tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép trước thông tin Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC).
Phê duyệt Hiệp định hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Belarus

Phê duyệt Hiệp định hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Belarus

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 36/NQ-CP phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Belarus về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục (Hiệp định).
Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Chiều 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-Aho đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Nâng thuế chống bán phá giá, cá tra Việt Nam vẫn có tín hiệu tích cực tại thị trường Mỹ

Nâng thuế chống bán phá giá, cá tra Việt Nam vẫn có tín hiệu tích cực tại thị trường Mỹ

Mới đây, Mỹ đã nâng nhẹ thuế chống bán phá giá đối với cá tra xuất khẩu của một số doanh nghiệp Việt Nam so với mức sơ bộ ban hành vào tháng 9/2023.
Thực thi quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc

Thực thi quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc

Tại Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018, 14% tổng số dòng thuế còn lại giảm thuế về 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm 2021) và cắt giảm một phần thuế suất vào 2021 hoặc giữ nguyên thuế suất MFN.
Hội nghị các Tham tán thương mại Châu Á và Châu Đại dương tại Áo

Hội nghị các Tham tán thương mại Châu Á và Châu Đại dương tại Áo

Ngày 13 tháng 3 năm 2024, Phòng Kinh tế Liên bang Áo (WKÖ) phối hợp với Bộ Kinh tế và Lao động Liên bang Áo (BMAW) đã tổ chức một buổi gặp gỡ Tham tán Thương mại, Kinh tế của Đại sứ quán các nước trong khu vực Châu Á - Châu Đại dương có trụ sở tại Áo.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Lừa đảo mạo danh đang ngày càng tăng mạnh

Lừa đảo mạo danh đang ngày càng tăng mạnh

Ngày Tự do Báo chí Thế giới theo Liên Hợp Quốc 3/5

Ngày Tự do Báo chí Thế giới theo Liên Hợp Quốc 3/5

Ngày Quốc tế Lao động 1/5 ra đời như thế nào

Ngày Quốc tế Lao động 1/5 ra đời như thế nào

Những ngày Lễ lớn, sự kiện quan trọng diễn ra trong tháng 5

Những ngày Lễ lớn, sự kiện quan trọng diễn ra trong tháng 5

Lan tỏa văn hóa đọc trong lực lượng QLTT

Lan tỏa văn hóa đọc trong lực lượng QLTT

Bỏ túi những địa điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Bỏ túi những địa điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày