Đã có 66/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển hồ sơ đàm phán hợp đồng
Thông tin mới nhất do EVN cập nhật đến ngày 7/6/2023 cho biết, đã có 66/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.691,861MW gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện.
Trong đó có 56 dự án (tổng công suất 3.087,661MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 của Bộ Công Thương).
EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 51/56 dự án; trong đó Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm cho 40 dự án .
![]() |
Đến ngày 7/6, đã có 66/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.691,861MW gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng |
Ngoài ra, tính đến ngày 7/6, có 10 dự án gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD), trong đó có 9 dự án/phần dự án với tổng công suất 472,62MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.
19 dự án đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 27 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 25 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.
Như vậy, hiện vẫn còn 19 dự án với tổng công suất 1.042,7MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.
![]() |
Ông Phạm Nguyên Hùng cho biết, để các dự án sớm đưa vào vận hành thương mại theo quy định, cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, các địa phương và cả chủ đầu tư |
Trong buổi họp trao đổi thông tin về tình hình cung ứng điện do Bộ Công Thương tổ chức vào chiều 7/6, liên quan đến thủ tục đưa các dự án điện năng lượng tái tạo vào vận hành thương mại, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Phạm Nguyên Hùng cho hay, mỗi dự án điện được đưa vào vận hành đều phải tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật liên quan như quy định về sử dụng đất, phòng cháy chữa cháy...
Các dự án điện công suất trên 50MW sẽ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương, còn các dự án dưới 50MW sẽ thuộc về các địa phương.
“Do đó, để các dự án sớm đưa vào vận hành thương mại theo quy định, cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, các địa phương và cả chủ đầu tư”, ông Hùng thông tin.
Trước đó, ngày 6/6, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, hướng dẫn xử lý dứt điểm theo thẩm quyền đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã thực hiện đầu tư xây dựng nhưng không đáp ứng thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT (đã hết hạn); khẩn trương hướng dẫn về công tác đàm phán giá điện trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" đối với các dự án điện gió, điện mặt trời thuộc diện nêu trên theo quy định, hoàn thành trong tháng 6/2023.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Triển lãm hàng đầu khu vực theo tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam sẽ diễn ra vào 2024

Hàng chục doanh nghiệp Mỹ, Nhật, Hàn tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong nước

Bộ trưởng Công Thương yêu cầu tăng cường các giải pháp, đảm bảo nguồn cung năng lượng

ITCPE - VIETNAM TEXPRINT 2023: Quy tụ hơn 200 gian hàng về công nghiệp dệt may

Thêm 952 MW điện mặt trời, điện gió được phát thương mại

Đối thoại giữa Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc Bộ

Tìm hướng phát triển đột phá vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
Đọc nhiều / Mới nhận

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ
