Đề xuất 2 phương án mua sắm trực tuyến (e-shopping)

Mua sắm trực tuyến (e-shopping) là việc mua trực tiếp hàng hóa, dịch vụ từ nhà thầu đã trúng thầu mua sắm tập trung trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Ngày mai diễn ra phiên đấu giá trực tuyến biển số ô tô lần thứ nhất Khởi động Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN năm 2023 Sửa quy định đấu giá trực tuyến

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, trong đó có đề xuất về đấu giá ngược và mua sắm trực tuyến (e-shopping).

Mua sắm trực tuyến (e-shopping)

Dự thảo đề xuất 2 phương án:

Phương án 1: Mua sắm trực tuyến (e-shopping) áp dụng trong trường hợp cơ quan có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ đã có kết quả đấu thầu mua sắm tập trung.

Phương án 2: Mua sắm trực tuyến (e-shopping) áp dụng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu phi tư vấn, hàng hóa có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.

Đề xuất 2 phương án mua sắm trực tuyến (e-shopping)
(Ảnh minh hoạ)

Đấu giá ngược là gì

Bên cạnh đề xuất 2 phương án mua sắm trực tuyến, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu còn đề xuất về đấu giá ngược.

Theo dự thảo, đấu giá ngược là quá trình lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian nhất định việc các nhà thầu đưa ra mức giá dự thầu mới, các yếu tố khác ngoài giá có thể định lượng được làm cơ sở cho việc xếp hạng hoặc xếp hạng lại hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Các yếu tố khác ngoài giá được phép thay đổi phải định lượng được và được quy định trong hồ sơ mời thầu. Hồ sơ dự thầu được so sánh, xếp hạng theo các tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu, bao gồm tiêu chuẩn đánh giá cho các yếu tố ngoài giá này.

Đấu giá ngược bao gồm đấu giá ngược theo quy trình thông thường và đấu giá ngược theo quy trình rút gọn.

Điều kiện áp dụng đấu giá ngược

Đấu giá ngược theo quy trình thông thường áp dụng trong các trường hợp: Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản, đã được tiêu chuẩn hóa; Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó có thông số kỹ thuật cụ thể, rõ ràng; hàng hóa được tiêu chuẩn hóa, đơn giản và thường có sẵn trên thị trường, có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp; tiêu chuẩn đánh giá quan trọng nhất là giá, không có hoặc ít có yếu tố tác động của chi phí vòng đời.

Nhóm hàng hóa, dịch vụ có thể áp dụng đấu giá ngược bao gồm: Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng cơ bản (quặng sắt, cốt liệu đường, vật liệu xây dựng, ống đồng và các nguyên liệu khác); Thiết bị công nghệ thông tin đã được chuẩn hóa gồm máy tính, hộp mực, các modem và các thiết bị khác; Giấy in, giấy photocopy, thiết bị y tế đơn giản, bóng đèn; Năng lượng, điện, than hoặc khí đốt; Hóa chất; Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ bảo trì.

Đấu giá ngược theo quy trình rút gọn được áp dụng trong các trường hợp: Gói thầu đối với dự toán mua sắm có giá trị không quá 300 triệu đồng; Gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu phi tư vấn, hàng hóa có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.

Tên nhà thầu không được công khai trong đấu giá ngược

Nhà thầu có thể liên tục thay đổi mức giá, các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) của mình trong thời gian đấu giá ngược. Mức giá các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) do các nhà thầu chào được công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia nhưng tên nhà thầu không được công khai. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động xếp hạng và công khai thứ tự xếp hạng của nhà thầu trong thời gian đấu giá ngược; số lượng nhà thầu tham gia; thời gian còn lại của quá trình đấu giá ngược.

Trường hợp giá dự thầu là yếu tố duy nhất được phép chào lại và gói thầu đánh giá theo phương pháp giá thấp nhất mà có nhiều nhà thầu cùng chào giá thấp nhất thì nhà thầu chào giá đầu tiên thấp nhất trúng thầu.

Trường hợp không sử dụng phương pháp giá thấp nhất, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động xếp hạng nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu mà có nhiều nhà thầu cùng xếp hạng thứ nhất thì nhà thầu xếp hạng thứ nhất đầu tiên trúng thầu.

Thời gian đấu giá ngược tối thiểu là 03 ngày làm việc, thời điểm kết thúc đấu giá ngược phải nằm trong khung giờ hành chính.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ công tác

Đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ công tác

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội nghỉ công tác.
Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản

Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản

Bộ Thông tin và Truyền thông đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản nhằm xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu

Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 59/2024/TT-BCA ngày 07/11/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 74/2020/TT-BCA ngày 1/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 55/2024/TT-BCA ngày 31/10/2024; trong đó sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Thông tư liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Thông tư gồm 8 điều, có hiệu lực thi hành từ 16/12/2024.
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1/1/2025

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1/1/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (gọi tắt là bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện).
Hành vi xả chất thải ra môi trường bị xử lý như thế nào?

Hành vi xả chất thải ra môi trường bị xử lý như thế nào?

Thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra nhiều vụ các công ty lén lút xả chất thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực xả thải. Vậy, hành vi trên nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý như thế nào?
Phạt tiền đến 25 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá

Phạt tiền đến 25 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá

Tùy số lượng hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá, quy định phạt tiền từ 10 đến 25 triệu đồng áp dụng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận