Doanh nghiệp Nhật Bản đặt kỳ vọng vào thị trường Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kỳ vọng cao vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường trong nước để giúp các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.
Xuất khẩu lô củ cải muối đầu tiên sang thị trường Nhật Bản Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản Lạm phát ở Nhật Bản tăng mạnh nhất kể từ năm 1981 Quả chuối Việt Nam chinh phục thị trường Nhật Bản

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã có buổi làm việc với Trưởng Văn phòng Đại diện tại Hà Nội của Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Takeo NAKAJIMA để bàn về các giải pháp xúc tiến thương mại, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại thị trường Việt Nam.

Ông Takeo NAKAJIMA cho biết, năm 2022, triển vọng lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam với tỷ lệ “có lãi” đạt 59,5%, tăng 5,2 điểm so với năm trước, tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ là 20,8% (giảm 7.8 điểm). “Đây là những kết quả đáng khích lệ sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19”, ông Takeo NAKAJIMA nhận định, song vẫn cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn đang gặp khó khăn trong việc thu mua linh kiện/nguyên vật liệu, chi phí hậu cần (logistic), giá nhân công tăng, ảnh hưởng của biến động tỷ giá...

Doanh nghiệp Nhật Bản đặt kỳ vọng vào thị trường Việt Nam
Thứ trưởng Thắng Hải làm việc với Trưởng Văn phòng Đại diện tại Hà Nội của Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Takeo NAKAJIMA

Cũng theo đại diện Jetro, thị trường Việt Nam được đánh giá có những điểm mạnh, cụ thể, tính tăng trưởng của thị trường đạt 74,1% và quy mô thị trường hiện tại đạt 46,1%. “Đây được coi là những lợi thế hàng đầu trong môi trường kinh doanh, kỳ vọng cao vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường trong nước”, ông Takeo NAKAJIMA đánh giá.

Để hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất, kinh doanh thuận lợi tại thị trường Việt Nam, đại diện Jetro kiến nghị, Chính phủ Việt Nam quan tâm hơn tới việc cải thiện thủ tục hành chính và các chính sách về thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.

Doanh nghiệp Nhật Bản đặt kỳ vọng vào thị trường Việt Nam
Ông Takeo NAKAJIMA chia sẻ, doanh nghiệp Nhật Bản đặt kỳ vọng vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh đó, Jetro cũng kỳ vọng, Việt Nam sẽ mở rộng thêm các trường đào tạo nghề về các ngành công nghiệp, kỹ thuật, đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hóa nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn; hoàn thiện môi trường pháp lý để xúc tiến đổi mới sáng tạo; hoàn thiện hệ thống thông tin liên quan đến môi trường đầu tư của các địa phương Việt Nam (đặc biệt làm sao để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận); tạo nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Nhật Bản có thể được đối thoại với cơ quan Chính phủ.

Chia sẻ tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Jetro làm rõ hơn những vấn đề về cải thiện thủ tục hành chính trên thực tế mà Jetro đã nghiên cứu và đề xuất. Trong thời gian tới, nhằm phát triển các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản, Cục Xúc tiến thương mại mong muốn phối hợp cùng Jetro tổ chức gian hàng quốc gia và tổ chức các đoàn làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm có thể tới để kết nối và giao thương với các doanh nghiệp Việt Nam tại Triển lãm Việt Nam Foodexpo 2023 vào dịp thiết lập 50 năm kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Cục cũng sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thương mại tại Nhật Bản cho những địa phương, doanh nghiệp quan tâm đến thị trường hai nước.

Doanh nghiệp Nhật Bản đặt kỳ vọng vào thị trường Việt Nam
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương sẽ cố gắng đẩy mạnh việc cải thiện thủ tục hành chính, chính sách, nguồn nhân lực... nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như các doanh nghiệp trong nước.

Đánh giá cao những kết quả khảo sát mà Jetro đã thực hiện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, kết quả này nhìn chung có những dấu hiệu tăng trưởng đáng mừng, thể hiện những đánh giá lạc quan và phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong những năm qua, vì thế những số liệu của Jetro đưa ra rất có giá trị đối với các Cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Theo Thứ trưởng, sau thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên trong năm 2022, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng kể, điều này thể hiện nỗ lực cao của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.

"Việc tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng kinh doanh lên đến 60% trong thời gian tới, cao nhất trong khu vực ASEAN, đây là con số đáng khích lệ đối với môi trường sản xuất kinh doanh cũng như triển vọng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp FDI, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Với những đề xuất, kiến nghị của Jetro, Thứ trưởng ghi nhận và cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ cố gắng đẩy mạnh việc cải thiện thủ tục hành chính, chính sách, nguồn nhân lực... nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, những vấn đề liên quan trực tiếp đối với ngành Công Thương trong lĩnh vực công nghiệp như việc thúc đẩy tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp sẽ được Bộ quan tâm hơn nữa, Bộ sẽ phối hợp với Jetro tổ chức nhiều cuộc đối thoại, trao đổi, tọa đàm hơn nữa giữa các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam và các cơ quan Quản lý Nhà nước tại các địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đảm bảo đủ xăng, dầu cho 6 tháng cuối năm

Đảm bảo đủ xăng, dầu cho 6 tháng cuối năm

Bộ Công Thương vừa tổ chức cuộc họp với các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu về tình hình cung ứng xăng dầu cho thị trường 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hồi phục tích cực

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hồi phục tích cực

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 ngày giảm liên tiếp, đóng cửa giao dịch ngày đầu tuần (22/7), sắc xanh đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Thủ tướng yêu cầu cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Thủ tướng yêu cầu cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Đó là một trong những yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 71/CĐ-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024 vừa ban hành.
Giá dầu nối dài suy yếu sang tuần thứ hai liên tiếp

Giá dầu nối dài suy yếu sang tuần thứ hai liên tiếp

Chốt tuần, giá dầu WTI giảm 2,94% xuống mức 78,64 USD/thùng, giá dầu Brent giảm 2,82% về mức 82,63 USD/thùng.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5124/VPCP-TH ngày 18/7/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc nghiên cứu thông tin, báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Giảm lần thứ hai liên tiếp, giá xăng về sát 22.000 đồng/lít

Giảm lần thứ hai liên tiếp, giá xăng về sát 22.000 đồng/lít

Giá xăng trong nước hôm nay (18/7) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm lần thứ 2 liên tiếp. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 120 đồng.
Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/7, chỉ số MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua khi giảm tiếp 0,88% về 2.216 điểm.
Bộ Công Thương sẽ cảnh báo sớm với các vụ việc phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương sẽ cảnh báo sớm với các vụ việc phòng vệ thương mại

Việt Nam đang đối mặt với hơn 200 vụ điều tra phòng vệ thương mại. Bộ Công Thương cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục đưa ra cảnh bảo, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ứng phó với các vụ điều tra.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận