Hàng ngàn doanh nghiệp được tiếp sức để vượt ải Covid -19

Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương vừa khởi động Chuỗi chương trình tư vấn, cung cấp thông tin cho địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam về thị trường xuất, nhập khẩu... nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19.
Doanh nghiệp thương mại điện tử còn nhiều cơ hội giữa đại dịch Covid -19 Xuất khẩu trực tuyến - đích đến của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp phân phối tăng 50% lượng hàng dự trữ phục vụ Tết Khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất hậu Covid-19

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến Thương mại năm 2021 do Bộ Công Thương (đầu mối là Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và các cơ quan liên quan) tổ chức từ ngày 19/11 đến ngày 30/12 với 20 phiên tư vấn theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Hàng ngàn doanh nghiệp được tiếp sức để vượt ải Covid -19
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, chuỗi chương trình tư vấn, hỗ trợ là hoạt động hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19

Chuỗi chương trình tư vấn được xây dựng tập trung vào 3 nhóm nội dung chính.

Thứ nhất, cung cấp cho các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam những thông tin cập nhật về các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới, các cam kết quốc tế về các sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.

Thứ hai, tư vấn, giải đáp những vấn đề các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp quan tâm liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa với các thị trường mục tiêu như yêu cầu đối với chất lượng và phẩm cấp hàng hóa, bao bì, nhãn mác, tập quán và thói quen tiêu dùng, phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa xuất - nhập khẩu, giải quyết các vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình xuất - nhập khẩu...

Thứ ba, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phục hồi sản xuất, đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng là nguyên liệu quan trọng phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, xuất khẩu các mặt hàng mà các thị trường nước ngoài có nhu cầu lớn, Việt Nam có tiềm năng

Mỗi phiên tư vấn diễn ra trong 1 ngày, gồm: Phiên tư vấn toàn thể với các phần tham luận giới thiệu thông tin, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh xuất-nhập khẩu, phát triển thị trường và các phiên tư vấn chuyên sâu riêng hướng dẫn cho từng nhóm, từng địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp cụ thể về các vấn đề cần quan tâm.

Các ngành hàng tư vấn mục tiêu sẽ được tập trung trọng tâm theo từng phiên trên cơ sở tiềm năng phát triển của thị trường và nhu cầu của doanh nghiệp như nông sản, thủy sản, thực phẩm, hàng gia dụng, tiêu dùng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ các loại,...

Hàng ngàn doanh nghiệp được tiếp sức để vượt ải Covid -19
Ông Vũ Bá Phú cho biết, hoạt động này là một giải pháp đổi mới của Bộ Công Thương theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại cho biết, hoạt động này là một giải pháp đổi mới của Bộ Công Thương theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, tạo cơ hội giá trị để các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp chia sẻ thông tin, xác định được hướng đi và biện pháp thâm nhập thị trường mục tiêu nước ngoài.

Tham gia tư vấn cho các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp là đại diện các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các chuyên gia thị trường… nhằm đáp ứng cụ thể nhất, hiệu quả nhất các vấn đề cần tìm hiểu, khuyến nghị và tháo gỡ của các cơ quan, doanh nghiệp tham gia.

Trong năm nay, chương trình sẽ triển khai tư vấn với các thị trường: Ai Cập, Australia, Ả-rập Xê-út, Bắc Âu (Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển), Bỉ, Bulgaria, Hungary, Indonesia, Israel, Lào, Mỹ, Myanmar, Nam Phi, New Zealand, Nga, Pháp, Singapore, Tây Ban Nha và Trung Quốc.

Điểm đặc biệt của Chương trình là các đơn vị tham gia sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để trao đổi chi tiết những vấn đề thuộc đặc thù riêng của đơn vị với các chuyên gia, đại diện tư vấn. Dự kiến trên 2.000 lượt cơ quan, doanh nghiệp sẽ được phục vụ tư vấn bởi Chương trình.

Theo kế hoạch, tiếp nối 20 phiên tư vấn trong tháng 11 và tháng 12 năm 2021, Chuỗi Chương trình sẽ được tổ chức thường niên bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến trên khắp các thị trường xuất - nhập khẩu là đối tác thương mại của Việt Nam, với quy mô dự kiến 50-60 phiên tư vấn/năm nhằm thường xuyên cung cấp các thông tin cập nhật, hữu ích, giải đáp các khó khăn vướng mắc nảy sinh để hỗ trợ cho các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp trên cả nước, qua đó góp phần phát triển xuất - nhập khẩu bền vững.

“Chương trình là một trong các hoạt động xúc tiến thương mại được đổi mới của Bộ Công Thương theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, tạo cơ hội giá trị để các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp chia sẻ thông tin, xác định được hướng đi và biện pháp thâm nhập, phát triển hiệu quả vào các thị trường xuất - nhập khẩu mục tiêu, từ đó cải thiện nội lực, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế”, ông Vũ Bá Phú chia sẻ.

Hàng ngàn doanh nghiệp được tiếp sức để vượt ải Covid -19
Hàng ngàn doanh nghiệp được tiếp sức để vượt ải Covid -19

Để chuỗi Chương trình đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương tiếp tục trao đổi, nắm bắt sát nhu cầu cung cấp thông tin thị trường xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, nhất là về những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận thị trường xuất khẩu, xúc tiến phát triển thị trường của doanh nghiệp... để đặt hàng cho các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước cùng tìm lời giải đáp, hướng dẫn và đề xuất giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp.

Đồng thời, tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất - nhập khẩu để hỗ trợ các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp hiệu quả hơn. Xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại thiết thực, hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu, phát triển thị trường trong bối cảnh hiện nay.

Các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cần chủ động đánh giá thực tiễn và bám sát biến động của thị trường trong hoạt động thương mại quốc tế nói chung và thương mại với Việt Nam nói riêng, đặc biệt các yếu tố mới phát sinh để đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp. Phối hợp chặc chẽ, hiệu quả với Cục Xúc tiến thương mại và các đơn vị thuộc Bộ trong quá trình triển khai Chuỗi Chương trình tư vấn, cung cấp thông tin cho địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam về thị trường xuất - nhập khẩu.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, chuỗi chương trình tư vấn, hỗ trợ là hoạt động hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19, duy trì xuất khẩu bền vững, góp phần tích cực, hiệu quả vào Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Chiều 11/11, tiếp tục Chương trình Quốc hội Kỳ họp thứ 8, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử, quản lý ngành dược và mỹ phẩm.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Xác định tính quan trọng, cấp thiết của các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, EVN và EVNNPT quyết liệt triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Chiều ngày 30/10/2024, bên lề Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII-8), trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam và Ả-rập Xê-út, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 3 tỷ USD.
Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu (NK) thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch NK khoảng 839,1 triệu SGD, giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận