Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao từ Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas nhập khẩu từ Việt Nam.
Quả vải Việt Nam được bày bán trong hệ thống siêu thị lớn tại Hoa Kỳ Việt Nam - Hoa Kỳ: Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện phát triển, hiệu quả, đi vào chiều sâu Hoa Kỳ giảm thuế chống bán phá giá 7 lần đối với mật ong Việt Nam Hoa Kỳ không khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế thép ăn mòn Việt Nam

Sản phẩm có mã HS 8424.30.90 và 8424.90.9040; mã vụ việc: A-552-008. Nguyên đơn là FNA Group, Inc (Hoa Kỳ), ngày khởi xướng 19/1/2022; thời kỳ điều tra là 1/4/2022 đến 30/9/2022.

Theo Bộ Công Thương, dữ liệu sơ bộ từ Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) cho biết, trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 430 triệu USD sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 44% tổng trị giá xuất khẩu từ tất cả các nước vào Hoa Kỳ, tăng hơn 1,5 lần so với năm 2020 và gấp 25 lần so với năm 2019. Biên độ phá giá cáo buộc là 110,23 - 225,65%.

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao từ Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành Bản câu hỏi về lượng và giá trị (Q&V) cho doanh nghiệp Việt Nam với thời hạn trả lời là 2/2/2023 (doanh nghiệp có thể xin gia hạn nếu cần).

Trên cơ sở thông tin trả lời kết hợp với số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, DOC sẽ lựa chọn một số bị đơn bắt buộc của vụ việc (thông thường từ 2 - 3 công ty). Các bị đơn này sẽ tiếp tục tham gia trả lời các bản câu hỏi tiếp theo trong vụ việc và được hưởng mức thuế riêng.

Các công ty không được lựa chọn có thể đăng ký xin được hưởng mức thuế suất riêng rẽ. Thời hạn để nộp đơn xin được hưởng thuế suất riêng rẽ là 30 ngày kể từ ngày khởi xướng vụ việc. Trong trường hợp không được chấp chận hưởng thuế suất riêng rẽ, các công ty này sẽ chịu mức thuế suất khác do DOC xác định.

Do Hoa Kỳ coi Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường nên DOC sẽ sử dụng các giá trị thay thế của nước thứ ba khác để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam. Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự kiến sử dụng Indonesia là nước thay thế trong vụ việc hiện tại.

Các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 30 ngày trước khi DOC ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc. Dự kiến, DOC sẽ ban hành kết luận sơ bộ trong vòng 140 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra vụ việc (có thể gia hạn).

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan chủ động xác định chiến lược kháng kiện phù hợp với doanh nghiệp, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.

Đồng thời, hợp tác đầy đủ với DOC trong suốt quá trình diễn ra vụ việc. Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (https://access.trade.gov/login.aspx) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới cơ quan điều tra Hoa Kỳ. Đọc kỹ hướng dẫn của BộThương mại Hoa Kỳ để trả lời và nộp bản trả lời câu hỏi Q&V theo đúng định dạng và thời hạn quy định.

Cũng theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp đã trả lời bản câu hỏi Q&V này, nhưng không được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc có thể nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ (separate rate).

Trong các vụ việc trước đây Bộ Thương mại Hoa Kỳ điều tra, nếu doanh nghiệp không trả lời bản câu hỏi Q&V thì không được DOC xem xét hưởng thuế suất riêng rẽ; thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Bộ Công Thương để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam - Ấn Độ còn nhiều tiềm năng hợp tác phát triển thủy sản

Việt Nam - Ấn Độ còn nhiều tiềm năng hợp tác phát triển thủy sản

Việt Nam đã đi trước và có công nghệ hiện đại trong chế biến sản phẩm thủy sản, do vậy, đại diện doanh nghiệp Ấn Độ khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn nghiên cứu tìm hiểu cơ hội đầu tư hoặc mở nhà máy chế biến thủy sản tại Ấn Độ.
Nông sản Việt Nam đắt khách tại hội chợ Foodex Japan 2023

Nông sản Việt Nam đắt khách tại hội chợ Foodex Japan 2023

Tham gia Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Foodex Japan, nhiều nông sản thế mạnh của Việt Nam như: hoa quả đóng hộp các loại, trái cây đông lạnh đóng hộp, hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt tiêu, quế, hồi... đã thu hút đông đảo doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản tham quan, giao dịch.
World Bank: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,3% trong 2023

World Bank: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,3% trong 2023

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ hạ còn 6,3%, sau khi đạt mốc cao 8% vào năm trước do tăng trưởng ở khu vực dịch vụ chững lại, giá cả và lãi suất leo thang ảnh hưởng đến c ác nhà đầu tư và hộ gia đình.
UKVFTA hướng tới thương mại xanh và công bằng với Việt Nam

UKVFTA hướng tới thương mại xanh và công bằng với Việt Nam

Phát triển xanh đang là xu hướng phát triển quan trọng trên toàn cầu nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi để thực hiện những cam kết quốc tế về phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng và cam kết về khí hậu.
Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành chế biến thực phẩm

Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành chế biến thực phẩm

Dư địa cho xuất khẩu thực phẩm, thực phẩm chế biến của Việt Nam vào các thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương còn rất lớn. Tuy nhiên, để chinh phục được các thị trường này cần chú trọng đến tính bền vững cũng như nắm bắt những thay đổi thị hiếu tiêu dùng.
Khai mạc phiên đàm phán gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Khai mạc phiên đàm phán gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Sáng 27/2, phiên đàm phán về việc Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã diễn ra tại Phú Quốc (Kiên Giang).
Việt Nam - Ấn Độ thúc đẩy hợp tác về nông sản và chế biến thực phẩm

Việt Nam - Ấn Độ thúc đẩy hợp tác về nông sản và chế biến thực phẩm

Chiều 22/2, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với Cục xúc tiến và tạo thuận lợi đầu tư quốc gia Ấn Độ (Invest India) và Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO), tổ chức thành công buổi giao thương kết nối hợp tác về nông sản và chế biến thực phẩm.
Phối hợp tích cực sớm kết thúc đàm phán gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Phối hợp tích cực sớm kết thúc đàm phán gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Liên quan đến tiến trình gia nhập CPTPP của UK, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp tích cực với các nước CPTPP để sớm kết thúc việc đàm phán gia nhập Hiệp định của UK trên tinh thần vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn cao của Hiệp định.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận