Hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt dâu tây Mộc Châu và Trung Quốc

Thời điểm này dâu tây đang vào chính vụ thu hoạch. Tại các cửa hàng hoa quả hay chợ truyền thống, chợ online, không khó để mua cho gia đình một cân dâu tây Sơn La với giá chỉ từ 50-70 nghìn đồng/kg quả nhỏ, 100-120 nghìn đồng/kg dâu tây quả to.
Không phân biệt đối xử khách du lịch khi tới Phú Quốc Quản lý thị trường Hà Nội: Tập huấn phân biệt hàng thật - hàng giả vòng bi Tập huấn phân biệt hàng thật - hàng giả nhãn hiệu Honda Tập huấn phân biệt hàng thật - hàng giả các nhãn hiệu thuộc Tập đoàn P&G Tập huấn phân biệt hàng thật - hàng giả tại thành phố Đà Nẵng

Tuy nhiên, trên thị trường cũng xuất hiện hàng loạt người bán dâu tây có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá rẻ bằng một nửa dâu tây Mộc Châu (Sơn La). Loại quả to nhất có giá chỉ 60-70 nghìn đồng/kg.

Điều đáng nói là nhiều người bán dâu tây Trung Quốc nhưng lại gắn mác dâu tây Mộc Châu (Sơn La) nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

Vậy làm thế nào để phân biệt nguồn gốc xuất xứ của hai loại dâu tây này? Người tiêu dùng có thể căn cứ vài dấu hiệu cơ bản sau đây:

– Nhận biết dâu tây Mộc Châu về hình dáng, kích thước

Về hình dáng: Dâu tây Mộc Châu quả to nhỏ không đều, người bán thường lựa ra phân thành nhiều loại để bán. Trái có hình dáng khác nhau, thường to ở cuống quả dâu và thon dần về chóp quả dâu. Dâu tây đang trồng tại Mộc Châu 90% là giống Nhật Bản, có trọng lượng từ 10g – 30g

Cách nhận biết dâu tây Mộc Châu và dâu tây Trung Quốc

Cách nhận biết dâu tây Mộc Châu và dâu tây Trung Quốc

Dâu tây Mộc Châu chín đỏ được hái tại vườn

Dâu tây Mộc Châu chín đỏ được hái tại vườn

Về kích thước quả: Dâu tây Mộc Châu quả vừa phải không quá to, quả thường to khi bước vào chính chính vụ dâu tây.

Trong khi đó dâu tây của Trung Quốc quả to, đều hơn hẳn. Bạn có thể dễ bắt gặp dâu tây to đều, được bày bán rất nhiều ở những gánh hàng rong tại Hà Nội.

– Nhận biết độ cứng và màu sắc dâu tây

Dâu tây Mộc Châu là dâu tây giống Nhật Bản, nên thường có độ cứng vừa phải, màu sắc đỏ tươi.

Dâu tây Trung Quốc thì có màu đỏ đậm hơi thâm, nhìn như nhuộm màu, nhìn không được tươi ngon như dâu Mộc Châu.

– Nhận biết dâu tây Mộc Châu về mùi vị và thịt quả

Mùi vị: Dâu tây Mộc Châu giống Nhật có vị ngọt đậm, nhưng vẫn kèm chua thanh nhẹ. Đồng thời có mùi thơm rất nhẹ rất đặc trưng của dâu tây.

Dâu tây Trung Quốc khi ăn không có vị tươi và ngọt thơm. Khi ăn rất bở, ăn ngọt đậm do ngâm hóa chất.

Về thịt quả: Đây là đặc điểm rất quan trọng để phân biệt, dâu tây Mộc Châu và Trung Quốc. Dâu tây Mộc Châu có phần thịt quả màu đỏ nhạt, xen lẫn màu trắng. Còn dâu tây Trung Quốc có màu đỏ đậm hơn, phần màu trắng bên trong rất ít.

Thời gian bảo quản dâu tây Mộc Châu

Đặc điểm này dễ phân biệt hơn, dâu tây Mộc Châu thường không sử dụng loại thuốc bảo quản nào. Do đó không thể để được lâu, chỉ dùng trong 2, 3 ngày ở nhiệt độ 15 độ C. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng từ 3 – 5 ngày.

Trong khi dâu tây Trung Quốc để ở điều kiện bình thường, 25 – 30 độ, thì 7 – 10 ngày vẫn còn tươi. Đặc điểm này đa số trái cây Trung Quốc nào cũng có. Thậm chí các gánh hàng rong bán dâu tây ngoài đường, dưới thời tiết nắng nóng mà vẫn không khô héo, hư hỏng (do ngâm thuốc bảo quản).

Hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt dâu tây Mộc Châu và Trung Quốc
Dâu tây Mộc Châu (trái) và dâu tây Trung Quốc (phải)

Cầm túi dâu tây quả to bằng ngón chân cái, thuôn dài sang khoe hàng xóm, bà Liên cho biết, mình vừa mua ở chợ gần nhà với giá chỉ 60 nghìn đồng/kg. Mỗi kg khoảng 40-45 quả.

“Hàng xóm nhà tôi bảo mới mua được cân dâu tây Mộc Châu giá chỉ 50 nghìn đồng/kg, tôi xem thì quả bé tí tẹo, chỉ bằng 1/3 quả dâu tây tôi mua ban sáng với giá 60 nghìn đồng/kg. Mang ra cho hàng xóm xem thì họ khẳng định dâu tây tôi mua là của Trung Quốc”, bà Liên nói.

Khi ăn thử, bà Liên cũng công nhận quả dâu tây bà mua ăn không thơm và không ngọt bằng quả dâu nhỏ của nhà hàng xóm mặc dù to hơn.

“Cái đứa bán hàng nó bảo dâu tây này là dâu Việt Nam. Nó nói sao thì biết vậy chứ tôi chịu, biết sao được hàng họ trồng ở đâu. Mà dâu Trung Quốc thì nói luôn, sao phải bảo dâu tây Mộc Châu làm gì, rách việc”, bà Liên tỏ vẻ bực mình.

Anh Đào Trọng Hùng, chủ trang trại dâu tây Chimi tại bản Áng, xã Đông Sang (Mộc Châu, Sơn La) cho biết, dâu tây trồng tại Mộc Châu chủ yếu là giống dâu Tochiotome của Nhật Bản được một kỹ sư có tên là Nahana Shojiro trồng thử nghiệm tại Mộc Châu cách đây gần 10 năm. Người dân ở đây lấy luôn tên của người kỹ sư đó đặt cho loại dâu tây này, gọi là dâu Hana.

Theo anh Hùng, dâu tây Mộc Châu có màu đỏ tươi, quả to nhỏ không đều. Người bán thường lựa ra, phân thành nhiều loại để bán. Trong khi đó, dâu Trung Quốc khá đều quả, to đều. Núm quả dài, lồi ra ngoài, có cả cuống. Khi bổ đôi, quả dâu có lõi màu trắng. Ăn có mùi hắc.

Dâu tây Việt Nam màu đỏ thẫm, núm quả tụt cả vào bên trong, không có cuống. Khi bổ đôi, lõi quả dâu có màu đỏ hồng, ăn thơm, ngọt thanh, nhiều nước.

“Dâu tây Mộc Châu thường không sử dụng loại thuốc bảo quản nào nên không để được lâu, chỉ từ 2-3 ngày ở nhiệt độ thường, từ 3-5 ngày nếu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.

Trong khi đó, dâu tây Trung Quốc để được từ 8-10 ngày không hỏng, thậm chí các gánh hàng rong bán dâu tây ngoài đường dưới trời nắng nóng mà vẫn không thấy hư hỏng”, anh Hùng nói.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định số 24/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tăng cường kiểm tra vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm xuất khẩu

Tăng cường kiểm tra vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm xuất khẩu

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1407/VPCP-NN ngày 20/2/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về thông tin báo chí phản ánh "Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị EU cảnh báo".
Cảnh giác thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Qua thông tin nhận được từ quần chúng nhân dân, Công an tỉnh Sóc Trăng phát hiện một số đối tượng xấu đang thực hiện hành vi giả danh cán bộ Công an tỉnh Sóc Trăng để gọi điện cho người dân trên địa bàn nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo trên không gian mạng

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo trên không gian mạng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành văn bản tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng.
Cảnh giác với cuộc gọi lạ giả danh nhân viên điện lực

Cảnh giác với cuộc gọi lạ giả danh nhân viên điện lực

Ngày 17/2, Công an TP. Hà Nội phát thông báo đề nghị nhân dân cảnh giác trước những cuộc gọi lạ, nhất là trong những ngày qua có nhiều đối tượng giả danh nhân viên điện lực gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều loại ma túy mới, thậm chí chưa có trong danh mục kiểm soát của Chính phủ được mua bán, sử dụng trái phép khiến công tác phòng ngừa, đấu tranh của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.
Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Trong thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo liên tục thay đổi các thủ đoạn để tiếp cận các nạn nhân, nhiều du khách đã gặp phải tình trạng giả mạo các resort, khách sạn, homestay trên các nền tảng trực tuyến, gây nên thiệt hại lên tới cả tỷ đồng.
Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo dịp lễ Valentine

Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo dịp lễ Valentine

Valentine vốn được xem là ngày lễ tình nhân, đây cũng là cơ hội để các đối tượng lừa đảo tình cảm hướng tới mục đích chiếm đoạt tài sản từ các nạn nhân.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận