Lực lượng Quản lý thị trường năm 2021: Đổi mới trong khó khăn

Sáng 21/1/2022, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Chất lượng kiểm soát viên là nền tảng quan trọng trong công tác quản lý thị trường Tổng cục QLTT: Đa dạng Kênh thông tin nhận diện hàng thật - hàng giả Quản lý thị trường cả nước siết chặt công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Đặng Hoàng An tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Cùng dự còn có lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, đại diện Cục Quản lý thị trường (QLTT) các địa phương và một số cơ quan liên quan.

Lực lượng Quản lý thị trường năm 2021: Đổi mới trong khó khăn
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Đặng Hoàng An tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Chủ động đổi mới trong khó khăn

Nhìn lại kết quả hoạt động trong năm 2021, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT nhận định, đây là một năm đầy khó khăn đối với lực lượng. “Trong khó khăn nhưng QLTT đã nỗ lực hết mình, đổi mới phương thức kiểm tra, kiểm soát; áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình thực thi công vụ; Bên cạnh hoạt động chuyên môn, lực lượng QLTT cũng ghi dấu ấn trong các nhiệm vụ mang yếu tố chính trị”, Tổng cục trưởng nhấn mạnh.

Báo cáo của Tổng cục QLTT cũng cho biết, năm 2021, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 kéo dài, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong và sau dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng lực lượng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, lực lượng chức năng trong việc chia sẻ thông tin, xây dựng phương án, kế hoạch đấu tranh ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong đó, nhiều vụ việc lớn, phức tạp đã được lực lượng QLTT và lực lượng Công an phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm.

Điển hình như vụ tấn công, triệt phá kho hàng 13.726 cái túi xách, ví các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của Hermes, Gucci, LV, Dior tại Nam Định; kiểm tra, xử lý 8 kho hàng, cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Hà Nội, Hưng Yên, tạm giữ khoảng 40 tấn hàng; vụ tạm giữ trên 4 triệu sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo, trị giá trên 17 tỷ đồng tại Bắc Ninh; vụ việc 21 bãi than có dấu hiệu vi phạm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam một số đối tượng để điều tra…

Tính chung cả năm 2021, lực lượng QLTT cả nước phát hiện xử lý 41.375 vụ vi phạm; ước thu nộp ngân sách gần 430 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong cao điểm dịch bệnh.

“Qua số tiền xử phạt vi phạm hành chính cho thấy rõ các hành vi/lĩnh vực vi phạm luôn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp, khó lường”, báo cáo của Tổng cục QLTT nhấn mạnh.

Lực lượng Quản lý thị trường năm 2021: Đổi mới trong khó khăn
Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh tổng kết lại một năm hoạt động của lực lượng QLTT

Bên cạnh công tác chuyên môn nghiệp vụ, năm 2021, lực lượng cũng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng lực lượng QLTT chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong bối cảnh mới. Đến nay, 100% công chức QLTT được trang bị máy tính; 100% máy tính của các đơn vị kết nối Internet đường truyền tốc độ cao, 100% cơ quan thực hiện tốt việc tiếp nhận và xử lý văn bản đi, văn bản đến trên phần mềm eDMS và kết nối liên thông với trục liên thông văn bản quốc gia… Đặc biệt, việc triển khai Hệ thống xử lý vi phạm hành chính INS sẽ làm thay đổi căn bản công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm hành chính.

Đáng chú ý, trong năm 2021, Tổng cục QLTT đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Minh chứng là việc thành lập Tạp chí QLTT (bản in và bản điện tử) - cơ quan báo chí chính thống để tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương và lực lượng QLTT.

“Công tác thông tin tuyên truyền của Tổng cục tiếp tục tạo chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định pháp luật, góp phần hạn chế các hành vi buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng”, báo cáo đánh giá.

Xác định đường dây nóng là một nguồn tin quan trọng, do vậy, năm qua, Tổng cục đã quan tâm nâng cấp hạ tầng, đẩy mạnh việc tiếp nhận, xử lý thông tin mà người dân phản ánh. Năm 2021, đường dây nóng của Tổng cục đã tiếp nhận 700 các kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp về các hành vi vi phạm,Tổng cục đã chỉ đạo xử lý hoặc chuyển cho các cơ quan chức năng xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, 2021 cũng là năm đầu tiên sau 3 năm chuyển đổi mô hình ngành dọc, Tổng cục khai trương Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Lần đầu tiên tổ chức, Phòng Trưng bày đã thu hút sự tham gia của 16 doanh nghiệp cùng gần 300 sản phẩm thuộc các lĩnh vực: thời trang, gia dụng, hàng tiêu dùng, hóa - mỹ phẩm... Tới đây, Tổng cục QLTT sẽ giao Tạp chí QLTT tổ chức sự kiện trưng bày thường xuyên và liên tục với các chuyên để, chủ đề. Qua đó, nâng cao ý thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái.

Tuy nhiên, Tổng cục trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận, 2021 là một năm “khá buồn” với lực lượng vì có nhiều sự kiện đáng tiếc xảy ra. Không chỉ vậy, trong năm, nhận thức của công chức, kiểm soát viên còn chưa đồng bộ; chất lượng đội ngũ công chức, công tác quản lý địa bàn, thu thập, xử lý thông tin phục còn nhiều hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ còn chưa chặt chẽ, nghiêm túc; hệ thống pháp luật còn trùng lặp, chưa đồng bộ…

Năm mới, nhiệm vụ mới

Năm 2022, dự báo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và tình hình dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp, để góp phần bảo đảm thị trường ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng, trước hết, lực lượng QLTT tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án luân chuyển, điều động cán bộ trong toàn lực lượng; báo cáo Bộ Công Thương triển khai thí điểm đề bạt, bổ nhiệm người đứng đầu Cục QLTT không phải là người ở địa phương đối với một số địa bàn, nhất là những địa bàn quan trọng.

Thứ hai, tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của lực lượng QLTT. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của lực lượng trong năm mới. Ngoài ta, lực lượng cũng tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra công vụ đột xuất đối với công chức, từng đơn vị trực thuộc Tổng cục QLTT; xử lý nghiêm công chức vi phạm, đặc biệt là hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa.

Lực lượng Quản lý thị trường năm 2021: Đổi mới trong khó khăn
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến

Thứ ba, đẩy mạnh số hoá, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý điều hành và công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính. Từ Quý I/2022, điện tử hóa toàn bộ hệ thống ấn chỉ giấy, chỉ dùng ấn chỉ điện tử.

Thứ tư, xây dựng kịp thời các Kế hoạch, phương án cụ thể, triển khai đồng bộ, thường xuyên hoạt động kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm và nhất là các vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, xuất xứ hàng hóa. Đặc biệt là tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong các dịp lễ tết hoặc dịch bệnh.

Về mặt hàng, chú trọng kiểm tra kiểm soát các lĩnh vực, mặt hàng thiết yếu tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng, tập trung một số mặt hàng trọng điểm: thuốc lá, rượu, thực phẩm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm chức năng...

Thứ năm, nêu cao vai trò của người đứng đầu đơn vị. Thực hiện nghiêm túc các nội dung đã ký với Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT về “HAI ĐI ĐẦU, BA CAM KẾT” trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị.

Thứ sáu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả đấu tranh chống vi phạm trên môi trường thương mại điện tử; xử lý vi phạm về xâm phạm quyền SHTT.

Vượt qua đại dịch, QLTT làm được rất nhiều việc

Đánh giá về hoạt động của lực lượng QLTT trong năm 2021, ông Lý Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công Thương ghi nhận, năm qua, lực lượng QLTT đã làm được rất nhiều việc. Kết quả này là minh chứng cho sự nỗ lực của toàn lực lượng trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 kéo dài, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong và sau dịch bệnh diễn biến phức tạp. Bên cạnh những thành tích, QLTT cũng nhìn thẳng vào những tồn tại, hạn chế, yếu kém của lực lượng, từ đó, có những giải pháp kịp thời để khắc phục.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm 2022, trước mắt, Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất, lực lượng cần tiếp tục tăng cường kỷ luật công vụ; kiểm tra, kiểm soát thị trường; tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về tác hại của việc kinh doanh, vận chuyển hàng giả, hàng lậu, hàng gian lận thương mại; nâng cao nghiệp vụ cho công chức, cán bộ QLTT. Thứ hai là quy hoạch tổ chức cán bộ của lực lượng QLTT các cấp theo đúng chủ trương, kế hoạch của Bộ Công Thương. Thứ ba, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, gắn trách nhiệm người đứng đầu của các đơn vị.

Lực lượng Quản lý thị trường năm 2021: Đổi mới trong khó khăn
Phó Chánh Thanh tra Bộ Công Thương Đỗ Anh Tuấn cho rằng, năm 2021, Tổng cục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Cùng chung quan điểm, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công Thương Đỗ Anh Tuấn cho rằng, năm 2021, Tổng cục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Những thành tích của Tổng cục đã đóng góp vào thành tích chung của ngành Công Thương.

Thời gian qua, Thanh Tra Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục QLTT trong việc xây dựng các kế hoạch thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm theo đúng định hướng của Chính phủ, của Bộ Công Thương; xử lý thành công việc chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời gian thanh tra, kiểm tra…Trong năm, Tổng cục đã hoàn thành Kế hoạch thanh tra chuyên ngành với 135 cuộc, ban hành 70 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền khoảng 2,4 tỷ đồng.

Bên cạnh những thành tích, công tác thanh tra, kiểm tra của Tổng cục vẫn còn nhiều hạn chế, do vậy, năm 2022, lực lượng QLTT cần xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành có trọng tâm, trọng điểm; đặc biệt, chú trọng đến các đơn vị còn xảy ra nhiều sai phạm.

Lực lượng Quản lý thị trường năm 2021: Đổi mới trong khó khăn
Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Minh Huyền cho biết, trung bình hàng năm, Cục cung cấp khoảng trên 300 thông tin về hành vi vi phạm hành chính để gửi sang Tổng cục QLTT cùng các Cục QLTT địa phương xử lý

Trong khi đó, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Nguyễn Thị Minh Huyền chia sẻ, trung bình hàng năm, Cục cung cấp khoảng trên 300 thông tin về hành vi vi phạm hành chính để gửi sang Tổng cục QLTT cũng như các Cục địa phương để phối hợp xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử. Đặc biệt, gần đây, Cục phối hợp rất chặt chẽ với Tổng cục QLTT đễ xử lý những vụ việc trọng điểm về thương mại điện tử cũng như phối hợp đào tạo tập huấn cho Sở Công Thương, QLTT các địa phương về quản lý hoạt động chuyên ngành tm điện tử.

Hoạt động thương mại điện tử là hoạt động khá phức tạp, không dễ quản lý do đối tượng phức tạp đa dạng, hành vi vi phạm tinh vi, khó lường, các kho hàng nằm rải rác, nằm sâu trong các hẻm, ngõ, khu xa dân cư.

Do vậy, thời gian tới, để quản lý, giám sát được hoạt động buôn lậu gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử, rất cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý ở cửa khẩu biên giới và trong nội địa, trọng yếu là lực lượng Hải quan, QLTT, Công an, Biên phòng. Năm 2022, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổng cục QTT, Cục QLTT các địa phương, các thành viên trong Ban chỉ đạo 389 để tăng cường đào tạo tập huấn, hướng dẫn thực thi pháp luật thương mại điện tử, đặc biệt là Nghị định 85 mới được ban hành.

QLTT địa phương nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ

Chia sẻ tại Hội nghị về công tác QLTT năm 2021 của Lạng Sơn, ông Đặng Văn Ngọc - Cục trưởng Cục QLTT tỉnh cho biết, năm 2021, đại dịch đã ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của QLTT Lạng Sơn, tuy nhiên, vượt qua khó khăn cùng sự quyết tâm toàn Cục đã nỗ lực hoàn thành vượt mức đề ra, đặc biệt trong công tác kiểm tra thị trường.

Trong năm 2021, Cục QLTT Lạng Sơn đã kiểm tra trên 2.900 vụ, xử phạt vi phạm hành chính trên 2.300 vụ, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 33 tỷ đồng. Kết quaả này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá tích cực.

Lực lượng Quản lý thị trường năm 2021: Đổi mới trong khó khăn
Ông Đặng Văn Ngọc - Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chia sẻ về những việc làm được và chưa làm được của lực lượng

Tuy nhiên, Cục trưởng Đặng Văn Ngọc thẳng thắn, dù đã nỗ lực, xong năm qua, hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… vẫn diễn ra và tiềm ẩn những nguy cơ cao.

Do vậy, năm 2022, QLTT Lạng Sơn tiếp tục duy trì thực hiện các nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tạo sự chuyển biến rõ nét tại địa bàn các chợ, đường phố trọng điểm về hoạt động thương mại nhằm tạo điểm nhấn về thực hiện văn minh thương mại, thu hút khách du lịch, đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt là địa bàn nổi cộm, lĩnh vực nguy cơ cao về kinh doanh, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại trong tình hình mới.

Nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên Việt Nam, năm 2021, QLTT Gia Lai cơ bản thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm 2021, Cục đã xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu đối với các mặt hàng trọng điểm như thuốc lá, thực phẩm, hàng may mặc, mỹ phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Cùng với công tác kiểm tra, Cục QLTT Gia Lai cũng chủ động thực hiện tốt nội dung trong công tác phòng chống dịch Covid-19 như giám sát chặt chẽ việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế và mặt hàng thực phẩm; hoạt động tuyên truyền; phân công trực Đội không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá bất hợp.

Năm 2022, QLTT Gia Lai tiếp tục thực hiện việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào hoạt động của đơn vị. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng biểu mẫu đối với hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của Cục trên cơ sở triển khai tốt việc ứng dụng Hệ thống INS theo quy định.

Đồng thời, đặt mục tiêu chủ động tiến hành rà soát, phát hiện các vi phạm hoặc dấu hiệu vi phạm trong hoạt động công vụ; Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ và kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nhằm kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh và xử lý vi phạm của các Đội QLTT. Tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của người dân đối với hoạt động công vụ của công chức QLTT theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, năm 2022, các Đội QLTT Gia Lai sẽ tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, không để xảy ra sai sót trong hoạt động công vụ của công chức QLTT.

Lực lượng Quản lý thị trường năm 2021: Đổi mới trong khó khăn
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Công Thương, lãnh đạo Tổng cục cùng 63 Cục QLTT các địa phương

Tương tự, lãnh đạo Cục QLTT Thái Nguyên cũng cho biết, 2021, ngoài nhiệm vụ chuyên môn kiểm tra kiểm soát thị trường, Cục QLTT Thái Nguyên đã xây dựng chỉ tiêu định hướng giao các Đội QLTT thực hiện về số vụ, số thu thường xuyên. Kết qua, số vụ kiểm tra, kiểm soát của Cục QLTT Thái Nguyên đạt rất cao sau 3 năm chuyển đổi mô hình theo ngành dọc. Đặc biệt, trong những tháng cuối năm 2021 kết quả kiểm xử lý đạt đc có nhiều vụ điển hình, giá trị hàng hóa lớn.

Đạt được kết quả đó, năm 2021, lực lượng QLTT Thái Nguyên đã đặc biệt quan tâm đến nội dung xây dựng lực lượng, tăng cường kỷ luật kỷ cương, hoạt động công vụ; kiểm tra kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những địa bàn nóng, những mặt hàng có nguy cơ cao. Phát huy những kết quả của năm cũ, năm 2022, Cục QLTT Thái Nguyên đặc biệt chú trọng đến tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động công vụ; nỗ lực phần đấu hoàn thành nhiệm vụ đc giao và hoàn thành trọng trách của lực lượng QLTT nhằm giữ gìn ổn định thị trường, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.

Là một tỉnh nội cộm với những vi phạm về buôn lậu thuốc lá điếu, Cục trưởng Cục QLTT Tiền Giang chia sẻ, 2021, bên cạnh công tác chuyên môn, lực lượng QLTT Tiền Giang còn căng mình, dàn mỏng lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh. Với sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể công chức, kiểm soát viên QLTT Tiền Giang, năm 2021, số vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường đạt 111% kế hoạch, thu nộp ngân sách nhà nước đạt 136% chỉ tiêu.

Đặc biệt, số vụ kiểm tra đột xuất tăng 21,6% so với dự kiến và tỷ lệ vi phạm đạt 96,7%; tuyên truyền, phổ biến pháp luật vượt 163% kế hoạch; thực hiện tốt công tác xây dựng lực lượng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quản lý tài chính, kế toán, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công chức, người lao động, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội với tổng kinh phí gần 65 triệu đồng...

Năm 2022, Cục QLTT Tiền Giang sẽ tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh để đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm; các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

QLTT đã bước đầu chính quy, hiện đại

Đánh giá cao lực lượng QLTT trong năm 2021, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An biểu dương, ghi nhận những kết quả nỗ lực của lực lượng QLTT trong năm 2021. Thứ trưởng nhấn mạnh, trong năm 2021, QLTT tiếp tục là lực lượng chủ công trên mặt trận chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đặc biệt, Thứ trưởng Đặng Hoàng An đánh giá, từ năm 2021, lực lượng đã bước đầu chính quy, hiện đại; bắt đầu triển khai mạnh ấn chỉ điện tử và thay đổi trang phục.

“Việc thay đổi trang phục chính là thay đổi cả bộ mặt của Tổng cục. Lãnh đạo Bộ rất kỳ vọng từ sự thay đổi trang phục này, với mong muốn hình ảnh của QLTT trong con mắt người dân, Chính phủ sẽ đẹp hơn”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh và cho rằng, để tiến tới con đường chính quy, hiện đại đòi hỏi cán bộ, công chức QLTT cần nỗ lực nhiều hơn nữa.

Bởi hiện nay, số vụ vi phạm vẫn còn nhỏ so với số vụ cần xử lý. Nếu “xộc” vào bất kỳ cửa hàng nào hay gõ hàng “fake 1,2” trên sàn thương mại điện tử mà vẫn còn hàng fake, thì đây chính thách thức rất lớn đối với QLTT.

Lực lượng Quản lý thị trường năm 2021: Đổi mới trong khó khăn
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, lực lượng QLTT cần có những buổi sinh hoạt chính trị từ cơ quan Tổng cục đến Cục địa phương. Bí thư, người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm nếu để Đảng viên, cán bộ công chức vi phạm. Ngoài ra, việc đoàn kết nội bộ cũng là nhiệm vụ cần đẩy mạnh. Nếu quá nhiều đơn thư, người đứng đầu cũng phải chịu trách nhiệm.

“Tất cả vụ việc, đơn đề cập phải kiểm tra, nếu đúng sự việc là phải xử lý. Cần làm mạnh hơn vấn đề này để giữ gìn đoàn kết lực lượng”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng yêu cầu Tổng cục QLTT cần chủ động hơn trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm tổ chức, cán bộ. Đối với nhiệm vụ chuyên môn, cần tiếp tục cụ thể hóa bằng các quy chế phối hợp với các lực lượng như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, công an, kể cả cảnh sát giao thông… để các lực lượng QLTT tác nghiệp dễ dàng.

“Năm 2022 là kỷ niệm 65 năm thành lập lực lượng QLTT, điều này đòi hỏi lực lượng cần có sự tích cực thực sự, để xứng đáng lực lượng chủ công và những kỳ vọng của Bộ”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh.

Ngày 4/10/2021, Tổng cục ban hành Quy tắc ứng xử của công chức, người lao động trong lực lượng QLTT (Quyết định số 2317/QĐ-TCQLTT). Bộ quy tắc làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét trách nhiệm khi công chức, người lao động vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của công chức, người lao động.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.
Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Chiều ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tiếp chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực Cộng hòa Dominica.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, làm công tác nhân sự, thông qua 18 luật

Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, làm công tác nhân sự, thông qua 18 luật

Sau 1 tuần nghỉ giữa kỳ họp, sáng 20/11, Quốc hội bước vào đợt 2 Kỳ họp thứ 8 với nội dung trọng tâm làm công tác nhân sự và biểu quyết thông qua 18 dự án luật.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 39, xem xét nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là cho ý kiến tiếp thu, giải trình các dự án Luật sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 ngày 9/11, Thủ tướng nhấn mạnh nếu gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Sáng ngày 07/11, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo trực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận