Nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã bổ sung các nhóm quy định để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng, như quy định về phân loại và xác định trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng; phân loại trách nhiệm của một số mô hình kinh doanh có các yếu tố đặc thù.
Công nghệ chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử Xu hướng xác thực hàng chính hãng của người tiêu dùng hiện đại Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 với nhiều quy định đã được hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn…

Nhiều điểm mới, phù hợp với xu hướng phát triển

Trước đòi hỏi của thực tiễn, Chính phủ đã đề xuất và được Quốc hội nhất trí đưa dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022. Và Bộ Công Thương được Chính phủ giao chủ trì xây dựng dự án Luật này.

Sau gần 2 năm, với tinh thần làm việc nghiêm túc, khẩn trương của Bộ Công Thương, Ban Soạn thảo và Cơ quan thẩm tra, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan, ngày 20/6/2023 dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV với 463/465 đại biểu tán thành (đạt tỷ lệ 93,72%).

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có 07 Chương với 80 Điều. Theo bà Nguyễn Quỳnh Anh - Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (đại diện cơ quan soạn thảo) - cho biết, so với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, lần sửa đổi, bổ sung này, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được hoàn thiện toàn diện, kịp thời bổ sung nhiều quy định và điều chỉnh các vấn đề mới, phù hợp với xu hướng phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước, khu vực và trên thế giới.

Trong đó, lần đầu tiên, quy định về sản xuất, tiêu dùng bền vững được đề cập chính thức, cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để mở rộng phạm vi triển khai các hoạt động thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững tại Việt Nam. Đặc biệt, luật đã bổ sung quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ… Luật cũng quy định tách biệt, cụ thể trách nhiệm của UBND từng cấp; bổ sung trách nhiệm xây dựng và triển khai cơ chế phối hợp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại trung ương và các cấp địa phương…

Nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2024

Liên quan tới các phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng, đại diện cơ quan soạn thảo cũng cho biết, luật đã hoàn thiện quy định có tính đột phá, tạo sự thay đổi mạnh mẽ trong việc áp dụng thủ tục rút gọn quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã bổ sung các nhóm quy định để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng, như quy định về phân loại và xác định trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng; phân loại trách nhiệm của một số mô hình kinh doanh có các yếu tố đặc thù. Cùng với đó, luật đã bổ sung quy định trách nhiệm của các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, cơ quan báo chí, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc công bố, công khai các thông tin cảnh báo người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng.

Công tác tuyên truyền là hoạt động quan trọng

Sau khi được thông qua, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch (kèm theo Quyết định số 2720/QĐ-BCT) về việc thực hiện Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó có việc xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện, dự thảo đã được trình Chính phủ xem xét vào tháng 12/2023.

Để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào đời sống, công tác tuyên truyền là hoạt động quan trọng, cần được ưu tiên thực hiện để bảo đảm mọi chủ thể đều hiểu và tuân thủ các quy định của luật.

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã dự kiến một số hình thức triển khai, trong đó xác định hình thức tập trung chính, xuyên suốt là việc phối hợp với các cơ quan báo chí để tạo ra nội dung, cách thức tuyên truyền chất lượng và đáng tin cậy, dễ tiếp cận về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) nói riêng và công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung. Thông qua định hướng phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với cơ quan báo chí, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tin tưởng, hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật sẽ tiếp tục được phát huy. Từ đó, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” - Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Nguyễn Quỳnh Anh thông tin.

Đánh giá về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), bà Nguyễn Quỳnh Anh nhấn mạnh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, yêu cầu của quản lý nhà nước và bảo đảm hiệu quả hội nhập quốc tế. Việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh bảo đảm ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận. Đồng thời, luật cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh và bền vững tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh giác với hình thức lừa đảo giả mạo trung tâm chăm sóc sức khoẻ

Cảnh giác với hình thức lừa đảo giả mạo trung tâm chăm sóc sức khoẻ

Thời gian qua, nhiều người dân sinh sống tại Úc đã trình báo về những Email, cuộc gọi được cho là đến từ các đối tượng xấu giả mạo làm nhân viên tại Medicare (Trung tâm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu tại Úc), dụ dỗ cung cấp thông tin và đóng phí nhằm chiếm đoạt tài sản.
Cảnh giác trước hình thức lừa đảo cho vay tín dụng đen

Cảnh giác trước hình thức lừa đảo cho vay tín dụng đen

Thời gian qua, nắm bắt tâm lý nhiều người dân có nhu cầu vay tiền online để phục vụ cuộc sống, các đối tượng đã giả danh cán bộ ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Với quảng cáo thủ tục thuận tiện, giải ngân nhanh trên mạng xã hội, nhiều người đã sập bẫy của các đối tượng lừa đảo.
Cảnh giác trước chiêu trò tặng quà tri ân dịp lễ 20/10

Cảnh giác trước chiêu trò tặng quà tri ân dịp lễ 20/10

Thời gian qua, lợi dụng thời điểm các ngày lễ, tết, sự kiện quan trọng của đất nước, của các ngành, các địa phương… và tới đây là Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, các đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức "tặng quà tri ân".
Cảnh báo lừa đảo huy động vốn đa cấp trái phép

Cảnh báo lừa đảo huy động vốn đa cấp trái phép

Mới đây, Công an tỉnh Phú Yên đã có thông tin cảnh báo tội phạm có dấu hiệu lừa đảo kinh tế bằng hình thức huy động vốn đa cấp trái phép, thông qua việc mua cổ phiếu, đầu tư tài chính, tiền ảo, tiền điện tử của Skyway.
Cảnh báo thủ đoạn giả mạo tổ chức nước ngoài để tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, công chức QLTT cần biết

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo tổ chức nước ngoài để tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, công chức QLTT cần biết

Công an TP Hà Nội đã kiến nghị Bộ Nội vụ có văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra, rà soát, phát hiện cán bộ, công chức, viên chức có hành vi kê khai sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge International để xử lý theo quy định pháp luật.
Làm cộng tác viên online, người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa gần 600 triệu

Làm cộng tác viên online, người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa gần 600 triệu

Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục đưa ra cảnh báo, nhiều người dân tại Hà Nội vẫn trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo với mác "làm nhiệm vụ để nhận hoa hồng", kèm theo lời quảng cáo "việc nhẹ lương cao".
Cảnh giác với hình thức lừa đảo mạo danh công ty vận tải xe Bus

Cảnh giác với hình thức lừa đảo mạo danh công ty vận tải xe Bus

Mới đây, người dân sinh sống tại Brighton (Anh) cho biết mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo ưu đãi giá vé định kỳ 6 tháng đến từ công ty xe bus địa phương, kêu gọi người dùng tham gia vì chương trình chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Thực chất, đây hoàn toàn là chiêu trò lừa đảo, được các đối tượng xấu sử dụng để chiếm đoạt thông tin của người dân.
Cảnh báo giả danh Sở Y tế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Sở Y tế để lừa đảo

Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã ghi nhận nhiều trường hợp các đối tượng lừa đảo giả danh là lãnh đạo hoặc Thanh tra của Sở Y tế để liên lạc với các cơ sở kinh doanh, sản xuất nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận