Ngành Công Thương: Không xét tặng danh hiệu thi đua nếu Đơn vị chậm tiến độ ban hành văn bản

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Công Thương trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời Danh mục 30 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ Những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng sắp có hiệu lực thi hành Bộ Công Thương bãi bỏ toàn bộ một số văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành

Theo dự thảo, Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Công Thương tổ chức phong trào thi đua có phạm vi trong đơn vị, gửi Kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua về Bộ Công Thương để theo dõi, tổng hợp và hướng dẫn.

Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Công Thương tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua trong phạm vi đơn vị, thực hiện việc khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng theo thẩm quyền.

Bộ trưởng Bộ Công Thương phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong toàn Ngành

Dự thảo nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn ngành Công Thương.

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương về nội dung thi đua, tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua trong ngành Công Thương.

Thủ trưởng các đơn vị tổ chức phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong đơn vị.

Thủ trưởng đơn vị phối hợp với tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên cùng cấp chỉ đạo, tổ chức phát động và duy trì thường xuyên phong trào thi đua, nhân rộng các phong trào thi đua và các gương điển hình tiên tiến trong phạm vi đơn vị; chủ động phát hiện, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

Tổ chức, cá nhân (chuyên trách hoặc không chuyên trách) được giao triển khai tổ chức, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị thuộc ngành Công Thương căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển hằng năm, 5 năm và nhiệm vụ chính trị được giao để tham mưu, đề xuất với lãnh đạo về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua; đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức tham gia phong trào thi đua; chủ động hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện; tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến; đề xuất khen thưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.

Ngành Công Thương: Không xét tặng danh hiệu thi đua nếu Đơn vị chậm tiến độ ban hành văn bản
(ảnh minh họa)

Theo dự thảo, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua đối với cá nhân thực hiện theo Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Luật Thi đua, khen thưởng. Tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu thi đua đối với tập thể thực hiện theo Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Luật Thi đua, khen thưởng.

Việc công nhận tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất để tặng Cờ thi đua của Bộ Công Thương phải được thực hiện thông qua bình xét, đánh giá, so sánh theo các khối, cụm thi đua do Bộ Công Thương tổ chức hoặc trong các phong trào thi đua do Bộ Công Thương tổ chức có thời gian từ 01 năm trở lên; các đơn vị mới thành lập phải có thời gian hoạt động từ 01 năm trở lên mới được bình xét danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến và Tập thể lao động xuất sắc.

2 trường hợp không được xét tặng danh hiệu thi đua

Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật không được xét tặng danh hiệu thi đua (trong năm đề nghị) khi để xảy ra một trong hai trường hợp sau:

Có từ 50% trở lên số văn bản trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của năm đó trình cấp có thẩm quyền ban hành bị chậm tiến độ theo kế hoạch từ 02 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng.

Văn bản quy phạm pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xử lý do có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ các hình thức khen thưởng. Các hình khen thưởng của nhà nước bao gồm: Huân chương; Huy chương; Danh hiệu vinh dự Nhà nước; Giải thưởng Hồ Chí Minh; Giải thưởng Nhà nước; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Các hình thức khen thưởng của Bộ Công Thương: Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển ngành Công Thương Việt Nam"; Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Quản lý thị trường"; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.
Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP. Vì vậy, cần sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh.
Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Dịch vụ ăn uống trong mùa lễ hội mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp, và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Việc buôn bán hàng lậu dịp Tết bị xử lý hình sự thế nào?

Việc buôn bán hàng lậu dịp Tết bị xử lý hình sự thế nào?

Dịp Tết, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao; tình trạng nhập lậu hàng hóa có thể xảy ra. Vậy, việc buôn bán hàng lậu dịp Tết bị xử lý hình sự thế nào?
Đề xuất 8 nhóm sản phẩm bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc

Đề xuất 8 nhóm sản phẩm bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc

Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) vừa có đề xuất xây dựng Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, tiến độ hoàn thành tháng 12/2025.
Hành vi bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết bị xử lý như thế nào?

Hành vi bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết bị xử lý như thế nào?

Trong dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ các loại bánh kẹo, thực phẩm tăng cao. Đây cũng là thời điểm nhiều đối tượng lợi dụng đưa hàng giả vào thị trường. Vậy, hành vi bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết bị xử lý ra sao?
Hành vi tăng giá bán các mặt hàng cao hơn giá niêm yết trong dịp Tết có bị xử lý không?

Hành vi tăng giá bán các mặt hàng cao hơn giá niêm yết trong dịp Tết có bị xử lý không?

Hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá, kê khai giá dịp Tết Nguyên đán sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận