Ngành Công Thương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Sáng 7/7, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 ngành Công Thương.
Nhiều giải pháp tạo đà cho xuất khẩu 6 tháng cuối năm Bộ trưởng Công Thương kiến nghị loạt giải pháp đảm bảo cung ứng điện, xăng dầu cho nửa cuối năm 5 nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại nửa cuối năm Sản xuất công nghiệp phục hồi, tăng trưởng trở lại

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, các Lãnh đạo Bộ và đại diện các đơn vị trong Bộ Công Thương.

Ngoài ra, Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao; đại diện các Tập đoàn, Tổng công ty; đại diện UBND TP. Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Ninh Thuận...

Đáng chú ý, bên cạnh việc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, lần đầu tiên, Bộ Công Thương kết hợp tổ chức Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại định kỳ để hỗ trợ hệ thống các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ, văn phòng Xúc tiến thương mại nắm bắt tình hình và phối hợp triển khai nhiệm vụ chung của Bộ thời gian tới.

Ngành Công Thương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
Ngành Công Thương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngành Công Thương triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ

Báo cáo tóm tắt tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng thông tin, tình hình quốc tế và khu vực trong 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức mới xuất hiện nặng nề hơn so với dự báo, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, dự báo tăng trưởng thấp trong năm nay, áp lực lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng còn ở mức cao, nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động kinh tế tiếp tục suy giảm,... Những yếu tố trên đã tác động trực tiếp, đa chiều đến phát triển của mọi quốc gia, trong đó có nước ta.

Trong khi đó, ở trong nước, nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 và cần có thời gian để tích lũy, phục hồi; nền kinh tế lại có độ mở lớn, năng lực nội tại, sức chống chịu, khả năng thích ứng còn hạn chế,... đặt ra những khó khăn, thách thức lớn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế nước ta đã đạt những kết quả đáng ghi nhận: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối vĩ mô được bảo đảm… GDP Quý II tăng 4,14%, cao hơn Quý I (tăng 3,28%). Tính chung 6 tháng, GDP tăng 3,72%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát ở mức 3,29%…

“Đóng góp vào các thành tích chung đó, ngành Công Thương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quyết tâm cao của tập thể Ban cán sự, Lãnh đạo Bộ và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp toàn ngành đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bằng nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạtvà đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm 2023”, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh.

Ngành Công Thương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng báo cáo tóm tắt tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại trong 6 tháng đầu năm, những giải pháp thúc đẩy công nghiệp thương mại phát triển nửa cuối năm

Cụ thể, theo Thứ trưởng Thắng, 6 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp đã phục hồi 98,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có 48/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng. Một số trung tâm công nghiệp lớn của cả nước đã khôi phục đà tăng trưởng công nghiệp như: Thái Nguyên tăng 4,1%; Quảng Ninh tăng 7,4%; Bắc Giang tăng 15,7%, Hải Phòng tăng 12,3%, TP. Hồ Chí Minh tăng 1,9%, Bình Dương tăng 2,6%; Đồng Nai tăng 3%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước, như: Sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế tăng 13,2%; khai thác quặng kim loại tăng 11,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 7,2%; sản xuất thuốc lá tăng 6,7%; sản xuất đồ uống tăng 5,7%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,6%...

Riêng với ngành điện, Thứ trưởng cho biết, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là vào thời điểm đầu mùa nắng nóng, nhưng đã nhanh chóng khắc phục và cơ bản bảo đảm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Lũy kế 6 tháng năm 2023, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia ước đạt 136,090 tỷ kWh (bao gồm sản lượng điện mặt trời mái nhà bán vào hệ thống), tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, tại Hội nghị, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đã nhấn mạnh đến những kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu. Bởi, trong bối cảnh khó khăn chung của thương mại toàn cầu, cán cân thương mại đạt mức xuất siêu kỷ lục 12,25 tỷ USD (gấp gần 11 lần so với mức thặng dư 1,16 tỷ USD của cùng kỳ năm trước) góp phần ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,81 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 22,06 tỷ USD.

Trong 6 tháng đầu năm, có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%).

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa cơ bản được kiểm soát tốt, kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu là các nhóm hàng phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu chiếm 88,1%; nhập khẩu của nhóm hàng cần kiểm soát chỉ chiếm 6,2%.

Ngành Công Thương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Đây cũng là lần đầu tiên, Bộ Công Thương kết hợp tổ chức Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại định kỳ

Cũng theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, 6 tháng đầu năm, thị trường trong nước phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng cao (tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong 6 tháng đầu năm tăng 10,9% so với cùng kỳ), đáp ứng cơ bản hàng hóa thiết yếu cho người dân, tiếp tục là điểm sáng hỗ trợ quá trình phục hồi tổng cầu và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa suy giảm.

Thương mại điện tử tiếp tục là phương thức phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông trong và ngoài nước, hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả một lượng lớn nông sản, thực phẩm cho người nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt khi vào vụ thu hoạch; doanh thu thương mại điện tử B2C 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, chiếm 8% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm, công tác quản lý, đảm bảo trật tự thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa tiếp tục được củng cố, đạt nhiều kết quả tích cực.

Từ 15/12/2022-14/6/2023, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 35.678 vụ (tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022), phát hiện, xử lý 26.195 vụ vi phạm (tăng 51,2% so với cùng kỳ năm 2022), thu nộp NSNN trên 226 tỷ đồng (tăng 65% so với cùng kỳ năm 2022); chuyển cơ quan điều tra 101 vụ có dấu hiệu hình sự (tăng 87% so với cùng kỳ năm 2022).

Cũng trong thời gian này, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã tiếp tục kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu lớn, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm về chất lượng và giá sản phẩm, an toàn thực phẩm...

6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp, thương mại nửa cuối năm

Dù đạt được nhiều kết quả ấn tượng, song theo lãnh đạo Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp tuy có chuyển biến tích cực nhưng còn chậm, chưa phục hồi hoàn toàn so với cùng kỳ, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) toàn ngành giảm 1,2%; kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung đều giảm so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp trong nước.

Thêm vào đó, xuất khẩu sang các khu vực, thị trường lớn đều sụt giảm, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng chủ lực đều giảm; Việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn, phải thực hiện điều hòa phụ tải và tiết giảm điện ở một số địa bàn vào thời điểm nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân...

Ngành Công Thương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
Ngành Công Thương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
Ngành Công Thương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
Ngành Công Thương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của nhiều tỉnh, thành phố

Chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng trên, Bộ Công Thương cho rằng, có cả yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó vấn đề suy giảm về nhu cầu nhập khẩu tại thị trường các nước phát triển, đối tác thương mại lớn như Mỹ, EU là yếu tố tác động mạnh nhất, trực tiếp nhất.

Ngoài ra, chi phí đầu vào, nguyên vật liệu và lãi suất cho vay tăng cao, trong khi giá các mặt hàng xuất khẩu không tăng hoặc giảm; Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp còn khó khăn; thị trường năng lượng thế giới diễn biến phức tạp; tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino gây ra tình trạng hạn hán, thiếu nước kéo dài, làm cho lưu lượng nước về các hồ thủy điện trên cả nước đều giảm mạnh so với cùng kỳ nhiều năm trước, ảnh hưởng lớn đến khả năng phát điện của các nhà máy thuỷ điện, gây nguy cơ thiếu điện cho SX và tiêu dùng.

Dù nhiều khó khăn là vậy, song, “Nhìn chung, trong bối cảnh thế giới, khu vực biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề vướng mắc trong nội tại nền kinh tế đã tích tụ qua thời gian, nhưng kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm của ngành Công Thương là rất đáng ghi nhận, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế”, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đánh giá.

Năm 2023, Chính phủ đã giao các chỉ tiêu chính của ngành Công Thương gồm: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 8-9%; Kim ngạch XK tăng khoảng 6%, duy trì xuất siêu; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 8-9%; Tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu tăng khoảng 8-9,7%.

Để hoàn thành các chỉ tiêu được Chính phủ giao cả năm 2023, trong bối cảnh tình hình 6 tháng cuối năm còn diễn biến phức tạp, thuận lợi và khó khăn đan xen, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, trước mắt, ngành Công Thương tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01 của Chính phủ.

Hai là, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn và an sinh xã hội trong tình hình mới; kịp thời nắm bắt, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ, đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, dầu khí, than, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoáng sản... nhằm gia tăng năng lực sản xuất mới; triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng; chủ động xây dựng phương án điều tiết thị trường, đảm bảo cung ứng, phân phối xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường tìm đơn hàng mới để tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất cho các doanh nghiệp: (i) Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA, nhất là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh XK; (ii) Đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm. (iii) Mở rộng thị trường XK thông qua công tác XTTM, công tác Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, phát triển TMĐT; (iv) Tổ chức kết nối giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, nhất là DN lớn toàn cầu, tham gia vào hệ thống phân phối ở nước ngoài.

Bốn là, tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và phát triển thị trường trong nước: Tiếp tục thực hiện các biện pháp cân đối cung cầu, bình ổn thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, làm tiền đề triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại trong nước và các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ; Triển khai kịp thời và hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước; Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại thị trường trong nước...

Năm là, triển khải đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực phát triển công thương địa phương, xúc tiến thương mại, phòng vệ thương mại, quản lý cạnh tranh, quản lý thị trường và các mặt hoạt động khác, đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Sáu là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sắc đỏ bao phủ thị trường kim loại và cà phê

Sắc đỏ bao phủ thị trường kim loại và cà phê

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa (MXV), lực bán chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch tuần qua (7-13/10).
Bộ Công Thương trao các văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc

Bộ Công Thương trao các văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc

Sáng ngày 13 tháng 10 năm 2024, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến 14 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã trao 02 văn kiện hợp tác với Bộ Trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Giá điện tăng thêm 4,8% từ ngày hôm nay

Giá điện tăng thêm 4,8% từ ngày hôm nay

Cuối giờ chiều nay (11/10), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo công bố chính thức điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% từ 11/10/2024. Giá bán điện mới là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN

Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN

Doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm 2023 là 494.359,28 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.953,57 đ/kWh, tăng 3,76% so với năm 2022.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh, RON 95 vượt 21.000 đồng một lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh, RON 95 vượt 21.000 đồng một lít

Giá xăng và dầu đồng loạt tăng mạnh từ 990-1.260 đồng ngày hôm nay (10/10). Sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng RON 95 lên mức hơn 21.000 đồng/lít.
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Từ ngày 25/9 đến ngày 29/9, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tham gia Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh 2024 (UPITS 2024) diễn ra tại Trung tâm Triển lãm India Expo Mart, thành phố Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào

Sáng 9/10/2024, các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tập trung tại thủ đô Viêng Chăn của Lào để tham dự diễn đàn khu vực thường niên nhằm tập trung giải quyết cuộc nội chiến kéo dài ở Myanmar và căng thẳng ở Biển Đông.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

So với con số thương nhân Bộ Công Thương công bố trước đó (ngày 1/8), số thương nhân đã giảm 6 thương nhân.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận