Quản lý thị trường Lạng Sơn: Những dấu ấn sau 5 năm hoạt động theo mô hình mới

Tinh giản, kiện toàn bộ máy hoạt động; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường; chú trọng công tác truyền thông cũng như hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ công chức... là một trong những dấu ấn không thể không nhắc tới của lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn sau 05 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc.
Ngăn chặn kịp thời gần 5.000 con gà giống nhập lậu Lạng Sơn: Xử lý 160 vụ vi phạm trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm Lạng Sơn: Quyết tâm ngăn chặn hàng giả trên thương mại điện tử Phát hiện nhiều xe tải chở thực phẩm không nguồn gốc đi từ Hà Nội lên Lạng Sơn tiêu thụ

Tinh giản bộ máy hoạt động

Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế thị trường, sau 5 năm chuyển đổi mô hình hoạt động theo ngành dọc, toàn lực lượng Quản lý thị trường nói chung, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn nói riêng không ngừng lớn mạnh, chuyên nghiệp và ngày càng khẳng định vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, ghi nhiều dấu ấn tích cực trong lòng người dân và doanh nghiệp.

Trước năm 2018, 11/11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đều có Đội Quản lý thị trường phụ trách địa bàn, bên cạnh đó có Đội Quản lý thị trường chuyên trách phòng,chống hàng giả. Theo chủ trương của tỉnh, các Đội Quản lý thị trường được UBND cấp huyện giao nhiệm vụ và là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 huyện; thực hiện tốt nhiệm vụ chủ trì, phối hợp kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan an toàn thực phẩm, kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Ngay sau khi Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương được ban hành, Cục Quản lý thị trường tập trung sắp xếp, kiện toàn với 3 phòng và 8 Đội Quản lý thị trường cấp huyện, thành phố và 01 bộ phận 389. Tinh giản từ 11 Đội xuống 8 Đội (giảm 03 Đội), hoàn thành việc tinh gọn tổ chức bộ máy theo đúng lộ trình đề ra.

Tính đến nay, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn có 8 Đội Quản lý thị trường trực thuộc và 01 bộ phận 389, với 94/106 biên chế công chức và 17/20 hợp đồng lao động không thời hạn, công tác tổ chức, kiện toàn được Cục QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG tỉnh Lạng Sơn thực hiện thường xuyên, liên tục, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ công tác ngành.

Tập thể lãnh đạo, công chức Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn Đặng Văn Ngọc kiểm tra, giám sát thị trường hàng hóa dịp Tết năm 2023

Xây dựng lực lượng từng bước chính quy, chuyên nghiệp và hiện đại

Từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động ngành dọc, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ổn định thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới.

Theo đó, trong 05 năm trở lại đây, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảm bảo tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc mọi diễn biến của thị trường và minh bạch trong kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông cũng như xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại, góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, với phương châm hướng đến xây dựng đội ngũ công chức Quản lý thị trường từng bước “Chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại”, Cục đã tập trung vào việc rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, ứng xử có văn hóa khi thực thi nhiệm vụ; nêu cao ý thức tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và xây dựng hình ảnh thân thiện, sự tin cậy của xã hội với lực lượng Quản lý thị trường.

Công chức, kiểm soát viên thị trường Đội QLTT số 6 kiểm tra phương tiện vận chuyển lô hàng kit test Covid-19

Lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa vi phạm

Theo thống kê, hiện nay, toàn Cục có 26 công chức có trình độ Thạc sỹ, 67 công chức có trình độ Đại học; trình độ lý luận chính trị cao cấp 13 công chức, trung cấp 48 công chức, sơ cấp 02 công chức; Trình độ Quản lý nhà nước 14 chuyên viên chính, 56 chuyên viên; Kiểm soát viên chính thị trường: 04 công chức, Kiểm soát viên thị trường: 85 công chức, Kiểm soát viên trung cấp: 02 công chức, Chuyên viên: 02công chức... “Đội ngũ công chức cơ bản đáp ứng tốt các yêu cầu, nhiệm vụ”, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đánh giá.

Đặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong lực lượng, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đã tổ chức, tham gia nhiều Hội nghị phổ biến các luật, pháp lệnh và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Công thương và UBND tỉnh liên quan đến cán bộ, công chức, yêu cầu nghiên cứu học tập nghiêm túc để phục vụ tốt cho nhiệm vụ chuyên môn. Chủ động tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ theo từng chuyên đề phù hợp với thời điểm và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận công tác.

Mặt khác, thực hiện theo đúng chỉ đạo của người đứng đầu lực lượng về công tác luân chuyển cán bộ, trong những năm qua, công tác tổ chức, điều động, luân chuyển cán bộ cũng được Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn thực hiện thường xuyên, phù hợp với yêu cầu công việc và địa bàn công tác, tạo môi trường làm việc mới để rèn luyện cán bộ, công chức, vừa ngăn chặn tiêu cực nhằm xây dựng đội ngũ trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu quả công việc.

Cần hành lang pháp lý vững chắc để nâng cao hiệu quả thực thi công vụ

Hiện nay, Tổng cục được Chính phủ và Bộ Công Thương giao soạn thảo, trình ban hành 6 nghị định của Chính phủ và rất nhiều thông tư liên quan đến quy trình kiểm tra, kiểm soát thị trường như Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí... Đây là những văn bản pháp luật rất quan trọng để tạo hành lang pháp lý giúp lực lượng Quản lý thị trường thực thi công việc một cách hiệu quả, thống nhất và xuyên suốt.

Có thể nói, đây là một bước phát triển quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng pháp lý cho lực lượng Quản lý thị trường, tuy nhiên đây cũng là một trong những khó khăn chung của lực lượng. Bởi, hiện nay chưa có một luật riêng về Quản lý thị trường nên trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công chức Quản lý thị trường phải vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật, sử dụng kỹ năng phân tích, đánh giá các tình tiết thực tế của sự việc, liên tục cập nhật các văn bản pháp luật liên quan mới vào quá trình thực thi công vụ.

Trong khi nhân lực của lực lượng Quản lý thị trường được đào tạo, tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau, đa số công chức công tác ở cấp Đội được đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm, ngành nghề đào tạo đa dạng, trong thực tế công tác chủ yếu là tự hướng dẫn nhau trong nội bộ đơn vị trên cơ sở qua bồi dưỡng ngắn hạn về tiền công vụ, các buổi tập huấn nghiệp vụ gấp rút do Cục, Tổng cục nên nền tảng kiến thức chuyên môn chưa thực sự chuyên sâu - đây là những thách thức lớn nhất của lực lượng trong bối cảnh hiện tại.

Ứng dụng công nghệ thông tin theo chiều sâu

Khắc phục những điểm yếu này cho toàn lực lượng Quản lý thị trường nói chung và Cục Quản lý thị trường nói riêng, từ năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường đã đưa vào vận hành Hệ thống xử phạt vi phạm hành chính – INS nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm tra của lực lượng trong quá trình thực thi công vụ.

Nghiêm túc thực hiện chủ trương này của lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đã coi việc ứng dụng công nghệ thông tin là một giải pháp quan trọng, tạo sự đột phá trong quản lý, điều hành.

Ông Vũ Hồng Trung, Phó Cục trưởng - Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, để đưa vào sử dụng chính thức hệ thống INS, ngay từ khi hệ thống được khởi tạo và chạy thử, Cục đã tổ chức Hội nghị cho toàn bộ kiểm sát viên tham gia tập huấn vào áp dụng, hồ sơ xử lý vi phạm hành chính vừa được viết giấy vừa được nhập trên hệ thống INS nhằm giúp công chức làm quen với việc nhập dữ liệu, quá trình thực hiện có những khó khăn, tồn tại hay những vướng mắc sẽ được kịp thời báo cáo Tổng Cục điều chỉnh, từ đó dần dần thay đổi tư duy của công chức, đáp ứng yêu cầu số hoá, hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá trong quá trình thực thi nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường.

Việc đưa hệ thống INS vào quá trình kiểm tra, xử lý các vi phạm đã giúp công tác Quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt được nhiều thành tích. Từ năm 2018-2023, thu nộp ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm kinh doanh hàng hoá nhập lậu chiếm 62,8% tổng thu nộp ngân sách; hành vi vi vi phạm về hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ chiếm 16%; vi phạm về ATTP chiếm 5,53%; vi phạm về giá, ghi nhãn hàng hoá chiếm 5%; vi phạm đối với các nhóm hành vi khác chiếm 12% tổng thu nộp ngân sách nhà nước.

Hiện nay, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đang cập nhật dữ liệu về tổ chức, cá nhân kinh doanh vào hệ thống INS, các Đội Quản lý thị trường trực thuộc đã chủ động xây dựng kế hoạch, thực hiện rà soát và cập nhật dữ liệu 100% tổ chức, cá nhân trên địa bàn vào hệ thống INS.

Công tác truyền thông ghi nhiều dấu ấn

Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông là bước phát triển đột phá của Quản lý thị trường nói chung và của Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn nói riêng. Trong thời đại 4.0 thì việc ứng dụng thông tin truyền thông vào công tác Quản lý thị trường là một bước đi phù hợp, thích ứng đối với nhu cầu chung của xã hội. Một hệ thống thông tin truyền thông từ Tổng Cục đến các tỉnh thành vận dụng linh hoạt và thống nhất, phát triển ổn định.

Nếu trước kia, các thông tin về xử lý vi phạm hành chính không được công khai rộng rãi, thì hiện nay hàng ngày, hàng giờ các vụ việc điển hình của Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn luôn được đăng tải công khai trên trang thông tin truyền thông của cục và được bộ phận truyền thông của cơ quan cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến các trang báo cần thông tin, không những thế các hoạt động của quản lý thị trường ngoài chuyên môn nghiệp vụ cũng được giới thiệu đến với công chúng, những thông tin bổ ích liên quan đến các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân tuân thủ đúng pháp luật.

Đội Quản lý thị trường số 3 kịp thời ngăn chặn gần 5.000 con gà giống nhập lậu đang vận chuyển đưa đi tiêu thụ trong đêm

Trong 05 năm qua, Cục Quản lý thị trường đã tổ chức được 64 Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền văn minh thương mại, hội thảo phân biệt hàng thật - hàng giả thu hút gần 8.000 người tham gia; thực hiện phát 15.808 tờ rơi, khuyến cáo; vận động ký cam kết 16.249 lượt; tuyên truyền thông qua kiểm tra, kiểm soát: 82.952 lượt; tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng 1.565 lượt; tổ chức tuyên truyền qua trang thông tin điện tử của Cục tại địa chỉ: http://langson.dms.gov.vn trên 2.300 lượt tin bài; cử cán bộ trực duy trì, tiếp nhận thông tin, tuyên truyền đối với phản ánh của nhân dân qua hệ thống số điện thoại đường dây nóng; Định kỳ hàng năm tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức; tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ theo chuyên đề; bên cạnh đó, công tác tuyên truyền pháp luật được lồng ghép tại hội nghị giao ban hằng tháng của Cục, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật thông qua “Ngày pháp luật” với gần 300 văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính tới toàn thể công chức, người lao động.

Có thể nói, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn là trong những đơn vị tiên phong, dẫn đầu trong công tác truyền thông thông tin, năm 2021, Cục đứng số 1 trong toàn Tổng Cục về số lượng tin bài được đăng và được chia sẻ kinh nghiệm cho các Cục bạn tham khảo tại Hội nghị truyền thông của Tổng Cục.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông thông qua các Hội nghị và các hình thức như khác như kí cam kết, tuyên truyền lưu động…được Cục quan tâm và đẩy mạnh, Cục ban hành kế hoạch 5 năm về công tác tuyên truyền văn minh thương mại và pháp luật thương mại trong đó mỗi năm Toàn Cục tính trung bình tổ chức được trên 20 hội nghị về văn minh thương mại và pháp luật thương mại..

Sau 05 năm chuyển đổi mô hình hoạt động theo ngành dọc, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đã ổn định tổ chức, xây dựng lực lượng ngày càng “Tinh gọn, chính quy, chuyên nghiệp, hiệu quả” và khẳng định được vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại...

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sơ kết quy chế phối hợp giữa Cục QLTT và Công ty Xăng dầu các tỉnh khu vực Duyên hải miền Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ giai đoạn 2020-2024

Sơ kết quy chế phối hợp giữa Cục QLTT và Công ty Xăng dầu các tỉnh khu vực Duyên hải miền Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ giai đoạn 2020-2024

Ngày 15/11/2024, tại thành phố Đà Lạt, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp giữa Cục QLTT và Công ty Xăng dầu các tỉnh khu vực Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong công tác phòng chống các hành vi vi phạm đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu giai đoạn 2020-2024.
Đoàn viên Công đoàn Cục QLTT tỉnh Hoà Bình tham gia Giải kéo co khối thi đua số 3, Công đoàn viên chức tỉnh Hòa Bình năm 2024

Đoàn viên Công đoàn Cục QLTT tỉnh Hoà Bình tham gia Giải kéo co khối thi đua số 3, Công đoàn viên chức tỉnh Hòa Bình năm 2024

Nhằm duy trì, tạo điều kiện cho các công đoàn cơ sở trong cụm thi đua được giao lưu, học hỏi, tăng cường sự hiểu biết, tinh thần đoàn kết, nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động phong trào, qua đó đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh tổ chức thành công đại hội các chi bộ trực thuộc, nhiệm kỳ 2024-2027

Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh tổ chức thành công đại hội các chi bộ trực thuộc, nhiệm kỳ 2024-2027

Từ ngày 06/11/2024 - 08/11/2024, các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Qua thời gian triển khai thực hiện Quyết định số 139/QĐ-QLTTST ngày 22/12/2023 của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, đến nay đơn vị đã hoàn thành nội dung kế hoạch với 98/100 vụ việc kiểm tra, đã xử phạt vi phạm hành chính 21 vụ với số tiền phạt gần 260 triệu đồng.
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Cục QLTT tỉnh Tiền Giang tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Triển khai Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã biên soạn, in 20.000 tờ gấp để tuyên truyền cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông tham gia Hội thao Khối thi đua các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh

Cục QLTT tỉnh Đắk Nông tham gia Hội thao Khối thi đua các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh

Thực hiện có hiệu quả về phát động phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, căn cứ nội dung chương trình hoạt động năm của Khối thi đua số 5, nhằm chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc và tăng cường đoàn kết giữa các đơn vị trong Khối thi đua; ngày 07/11/2024 Kho Bạc Nhà nước tỉnh - Khối trưởng Khối Thi đua số 5 chủ trì tổ chức hội thao Khối Thi đua số 5 năm 2024.
Tổng cục Quản lý thị trường hợp tác với Cục Công nghiệp An ninh triển khai giải pháp chống hàng giả trên môi trường online

Tổng cục Quản lý thị trường hợp tác với Cục Công nghiệp An ninh triển khai giải pháp chống hàng giả trên môi trường online

Sáng ngày 8/11 tại trụ sở Tổng cục QLTT đã diễn ra Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Tổng cục QLTT và Cục Công nghiệp an ninh, Bộ Công An nhằm triển khai có hiệu quả Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trên TMĐT đến năm 2025 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 31 tháng 10 năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận